Bản chất chân lý

Một phần của tài liệu Quan niệm của William James về chân lý (Trang 56)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Bản chất chân lý

Để tìm hiểu vấn đề chân lý, các nhà triết học phương Tây cho rằng phải đồng thời tìm hiểu về tiêu chuẩn của chân lý vì đó chính là nền tảng của chân lý. Nhưng vấn đề đặt ra là chân lý được xây dựng trên nền tảng nào. Đối với William James thì nền tảng ấy là nhận thức luận, phương pháp luận. "Chủ nghĩa thực dụng là một loại phương pháp luận đồng thời là thuyết chân lý. Phạm vi của chủ nghĩa thực dụng trước hết là một loại phương pháp, sau là thuyết phát sinh về chân lý là cái gì" [11;140]. Căn cứ phương pháp luận của chủ nghĩa thực dụng để nêu lên thuyết chân lý, đó là quy trình của William James. Ông đã khái quát phương pháp chủ nghĩa thực dụng và cho rằng phương pháp chủ nghĩa thực dụng không phải là kết quả đặc biệt gì, mà chỉ là một loại thái độ xác định phương hướng. Thái độ này không phải xem sự vật, nguyên tắc, phạm trù trước tiên nhất, và giả định cái cần nhất; mà là xem sự vật, thu hoạch, hiệu quả và sự thực cuối cùng nhất. ''Thái độ xác định phương hướng'' của William James sử dụng hành động như thế nào. Phương pháp chủ nghĩa thực dụng là phuơng pháp hành động. Cái gọi là ''sự vật trước tiên nhất'' là chỉ những điều kiện thực tế khách quan xuất phát của hành động con người. Phương pháp luận của William James chống lại việc coi nguyên tắc, phạm trù có sẵn là điểm xuất phát, rõ ràng là hợp lí. Nhưng ông lại chủ trương hành động của con người không cần căn cứ vào thực tế khách quan, không cần có lý luận và nguyên tắc chỉ đạo.

William James chứng minh, dưới sự chỉ đạo của phương pháp thực dụng chủ nghĩa, mọi mâu thuẫn và đối lập đều có sự loại bỏ. Ngược lại mọi lí luận đối lập, những người có lập trường quan điểm đối lập đều có thể tìm được tiếng nói chung dưới sự chỉ dẫn của phương pháp chủ nghĩa thực dụng. Ông nêu lên một ví dụ rất rõ ràng: có hai quan điểm khác nhau khi tranh luận về cùng vấn đề là khi một người thợ săn đuổi một con thú quanh một gốc cây. Vậy thì, vấn đề đặt ra là giữa con thú và người thợ săn, ai chạy nhanh hơn ai. Một bên cho rằng người thợ săn nhanh hơn, bên khác lại cho là con thú nhưng không ai chịu ai. Để đi đến thống nhất, William James lập luận, vấn đề ở chỗ, chúng ta phải lấy cái gì làm mốc, cái gì làm căn cứ để phân định. Giả sử là việc nếu chúng ta ở bên này gốc cây thì ta thấy thợ săn chạy trước, ta nói người thợ săn bị đuổi, ở bên kia lại thấy con thú chạy trước, thế là nó bị đuổi; giờ ta hãy đánh dấu lên thân cây, ai chạy đến đó trước sau một vòng, người đó chạy nhanh hơn.

Đối với William James, chân lý chỉ có thể là thuộc tính của tư tưởng, quan niệm, không phải là thuộc tính của sự vật. Trong khi đó, M.Heidegger xác định chân lý trên cơ sở tồn tại luận lại cho rằng bản chất của chân lý không phải nằm ở chỗ các sự vật, hiện tượng hay các phán đoán... trên thực tế là chân thực hay không chân thực. Yếu tính của chân lý khai lộ ra như là tự do. Tự do trở thành đặc trưng, bản chất của chân lý. Tự do chính là làm cho tồn tại vật bộc lộ ra, bản thân tự do chính là sự triển khai, sự bộc lộ, tự do tham gia vào quá trình phá bỏ sự che đậy của tồn tại vật. Trái lại, William James cho rằng chân lý là thuộc tính của tư tưởng, nghĩa rằng tranh luận giữa người chủ nghĩa thực dụng và người phi chủ nghĩa thực dụng phần lớn và chân lý cuối cùng làm sao giải được điểm ấy. Người chủ nghĩa thực dụng nói chân lý chỉ hạn chế ở quan niệm, còn chân lý của người phi chủ nghĩa thực dụng, nói chung hình như đều là khách thể. Với

William James, chân lý thuộc về tư tưởng vì trước hết và duy nhất, tư tưởng được coi là đúng, được làm cho đúng bởi cá nhân chứ không phụ thuộc vào nội dung của tư tưởng, không phụ thuộc vào việc nó phản ánh cái gì và phản ánh như thế nào. “Mọi chân lý đều lấy kinh nghiệm có hạn làm căn cứ, và bản thân kinh nghiệm cũng không có chỗ dựa nào khác ngoài dòng kinh nghiệm, không có vật nào khác có thể bảo đảm là nơi đẻ ra chân lý" [17;119]. Chân lý tồn tại cùng với con người và gắn với con người, đây chính là điểm gặp gỡ lớn nhất của William James với tư tưởng của Nít- sơ, tạo nên tính nhân văn, nhân bản trong quan niệm của chủ nghĩa thực dụng. Ngay từ trong tác phẩm đầu tay "Những nguyên lý tâm lý học", William James đã nhấn mạnh: "tâm lý học của ông là sự nghiên cứu đối với con người, không phải là xử lý về số liệu, dữ liệu" [5;40]. Con người là thước đo của vạn vật, chân lý do con người dựa vào nhu cầu của mình sáng tạo nên, độ tin cậy của nó là ở mức độ thỏa mãn nhu cầu của con người. Mức độ giả thật của chân lý là ở mức độ thỏa mãn đối với con người. Chân lý mang bản chất nhân văn, là chỉnh thể của sự thống nhất chân- thiện- mỹ. Chân lí vừa để thỏa mãn nhu cầu nào đó cúa con người, phải do con người sinh ra trên thế giới, cho nên nó cần phải là một quan niệm làm vui lòng con người về tình cảm. Vì William James cho rằng, chân lí khoa học đem lại cho chúng ta sự vui lòng lớn nhất, trong đó cũng bao gồm thích thú. Do đó ông nêu chân lí là tư tưởng của thuyết chỉnh thể thống nhất chân, thiện, mỹ. Xuất phát từ việc coi trọng tác dụng của một số nhân tố tâm lý- điều này là hẳn nhiên vì trước khi là một nhà triết học, ông là một nhà tâm lý học tài ba và có nhiều đóng góp- như tình cảm, sự thích thú trong nhận thức và hành động. Ông chủ trương con người vừa là bản thể của nhận thức và tư duy, đồng thời lại là chủ thể của hành vi có dục vọng và tình cảm; con người thường dựa vào thích thú chủ quan để lựa chọn

chân lý, chân lý trong khoa học là những cái đem lại sự vui lòng cho mỗi chúng ta. Các loại quan niệm nếu nó thực sự được đời sống chứng minh là có giá trị và có thể đem lại lợi ích thực tế cho con người, làm cho họ cảm thấy vui vẻ về tình cảm, thế thì nó có thật. Như vậy là một cách hiển nhiên, tư tưởng phải có khả năng đưa ra một phán đoán có giá trị. Một ví dụ đơn giản: các nhà khoa học đã dự báo về nhật thực toàn phần ở một số quốc gia vào tháng 7/2009. Rõ ràng đây là một khẳng định khoa học, đã được thực tế kiểm chứng, là một sự kiện nhiều năm hiếm thấy. Với nhiều người, nó hoàn toàn là một hiện tượng tự nhiên, không ảnh hưởng đến cuộc sống; một số người thấy thích thú với nó vì đây là một cơ hội để họ được thưởng thức một điều kỳ diệu của tự nhiên hoặc đây là một cơ hội kinh doanh đối với họ nhưng cũng có nhiều người coi đây là điềm gở, họ không thích. Rất hiển nhiên, chân lý và ý nghĩa, giá trị và hiệu quả có liên quan với nhau và không có liên quan trực tiếp với sự thực; nếu không thể kiểm chứng tính hữu dụng thì chưa thể coi là chân lý. Vậy là, cái quan trọng hơn cả là ý nghĩa của chân lý; đó căn bản không phải là quá trình hình thành từ nhận thức mà tiến hành giải thích từ quá trình thực hiện của nhận thức. "Đây là sự tìm tòi mới về vấn đề chân lý từ một góc nhìn mới của ông" [5;110].

William James cho rằng, mọi chân lý của chúng ta đều là niềm tin về "thực tại" gồm ba bộ phận: dòng cảm giác, tài liệu tri giác hoặc sự thực chân lý trước kia. "Thế giới này thực sự có thể nặn tạo ra, chờ chúng ta đem lại cho nó sự trang điểm cuối cùng. Giống như thiên quốc, thế giới cũng ngoan ngoãn nghe theo sự khinh nhờn của loài người" [5;121]. Chân lý hoàn toàn do con người sản sinh cho thế giới. Vì chân lý tồn tại đối ứng với con người, đối ứng với kinh nghiệm đang biến đổi của con người. Sự tồn tại và tính chất của chân lý do con người quyết định. Chân lý do con người dựa theo nhu cầu của mình để sáng tạo,

lấy mức độ thỏa mãn nhu cầu của con người làm thước đo. Tất nhiên con người có tính sáng tạo, chủ động đối với thế giới, hẳn nhiên, chúng ta khó lòng tách rời khỏi sự ràng buộc của quy luật khách quan.

Một phần của tài liệu Quan niệm của William James về chân lý (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)