Con đường nhận thức chân lý

Một phần của tài liệu Quan niệm của William James về chân lý (Trang 63)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.5.Con đường nhận thức chân lý

William James khẳng định chân lý là một quá trình, nhận thức chân lý là một quá trình. "chân lý là quá trình, không có tính chất đứng yên cố định". Đó là quá trình phát sinh, quá trình quan niệm được chứng thực và có hiệu quả trong đời sống thực tiễn của cá nhân; quá trình song trùng bao gồm sự lưu giữ kinh nghiệm cũ và tiếp nhận, tạo ra kinh nghiệm mới thông qua hoạt động. Tính chân thực của một quan niệm không phải là tính cố hữu, tĩnh tại. Chân lý sinh ra từ quan niệm. Chân lý sở dĩ trở thành sự thật (the truth) do điều kiện tạo nên. Tính chân thật của chân lý trên thực tế là một sự kiện hoặc quá trình chứng thực tính hữu hiệu, là quá trình làm cho nó sinh ra hiệu quả. Vì chân lý là quá trình, có sự góp mặt của chân lý trước đây, do đó niềm tin của con người trong bất cứ lúc nào đều do nhiều kinh nghiệm tích lũy mà thành. Nhưng bản thân những niềm tin này lại là một bộ phận trong tổng số kinh nghiệm thế giới, vì vậy cũng trở thành tư liệu tích lũy tương lai, cho nên chân lý mãi mãi trong quá trình biến đổi và thế là nhận thức chân lý cũng phải là một quá trình. Cũng có nghĩa là, trong đời sống hiện thực, con người đứng trước tình hình mới, vận dụng và tích lũy tri thức, kết hợp sự việc mới, hình thành phương án giải quyết vấn đề. Quá trình xảy ra chân lý đòi hỏi hướng dẫn một bộ phận kinh nghiệm sang một bộ phận khác, tức dùng chân lý cũ, giải thích sự thực mới, làm cho chân lý cũ và kinh nghiệm mới nối với nhau một cách tương thích. Do đó, nhận thức chân lý cũng phải đảm bảo nắm chắc sự thực mới, kinh nghiệm mới song trùng với duy trì tính liên tục của chân lý cũ, kinh nghiệm cũ và phải là một quá trình liên lạc kinh nghiệm trọn

vẹn và có hiệu quả; khởi điểm của liên lạc là kinh nghiệm, điểm cuối là thực tiễn cá nhân, ý nghĩa của nó.

Một phần của tài liệu Quan niệm của William James về chân lý (Trang 63)