8. Kết cấu của luận văn
2.2.3. So sánh với quan niệm của chủ nghĩa Mác Lênin
Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về chân lý là kết quả của quá trình nghiên cứu lâu dài mà hơn hết trong đó là sự tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng tiến bộ của các triết gia đi trước. Xét về mặt logic, quan điểm ấy là quan điểm chín muồi nhất cho đến thời điểm này, kết tinh về mặt lịch sử những quan điểm trước đó, trong đó, xét kỹ, thấy bóng dáng của Heraclit, Heghen, Phoi- ơ- bắc...và sự tương đồng về mặt lịch đại nhất định với một số quan điểm, trong đó có cả những yếu tố tích cực trong tư tưởng của William James.
Xét trên những nội dung cốt lõi, có những khác biệt trong quan niệm và điều này là hẳn nhiên. Trước hết, chủ nghĩa Mác- Lênin coi chân lý là quá trình đi từ thực tiễn đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Nếu có thể, tách tương đối hai quá trình này, chỉ để phân tích và mổ xẻ, hoàn toàn không có ý đối lập thành hai quá trình riêng rẽ và trở nên siêu hình thì không vướng mắc cả. Tuy nhiên, về mặt triết học là không thể. Quá trình đầu tiên, thực tiễn được hiểu là thế giới khách quan với toàn bộ sự sống động và khả biến của vạn vật trong thế giới ấy, nơi cung cấp những nguyên liệu cho quá trình phản ánh của tư duy. Những thứ thuộc về thực tiễn này có thể là hỗn độn, là thực tiễn thô sơ, mộc mạc, hoàn toàn chưa có sự trau chuốt, như một học giả từng nói "cái thực tiễn" này hoàn toàn khác biệt về chất so với "thực tiễn" thứ hai trong quá trình đi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Tư tưởng, ý niệm được hình thành trong tư duy quay trở lại thực tiễn trong quá trình cải tạo thực tiễn như là nhiệm vụ thiêng liêng của nó và trong quá trình này, tiếp tục được bổ sung để trở nên đầy đủ hơn, để được lấp đầy bởi thực tiễn luôn thay đổi, biến động, vốn khách quan và năng động. Tính năng động được hiểu là sự thể hiện tính chủ thể của thực tiễn, là tính nỗ lực tự giác, tính tích cực của con người trong hoạt động thực tiễn. Chúng ta hãy xem, William James đã làm gì khác với tư tưởng này.
Trước hết, William James cắt xén quá trình, đường đi của chân lý khi ông nhấn mạnh và gần như chỉ đề cập đến phần thứ hai, phần từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn của chủ nghĩa Mác- Lênin mà thôi, tất nhiên dưới một cái tên khác. Ông đề cao, thậm chí tuyệt đối hóa tính tích cực của con người trong tính có ích, tính hữu dụng của chân lý. Không quan tâm, tư tưởng, quan niệm ấy bắt đầu từ đâu để đúng mà quan trọng là nó đúng khi nó mang lại chút ý nghĩa nào đó cho con người, mang lại niềm vui thích cho con người. Chân lý thuộc về cá nhân, chỉ khi cá nhân có sự gặp gỡ, bằng không chân lý không bao giờ thuộc về số đông cả. Và dẫu cho điều này là sai với một người thì với người khác nó lại là đúng. Không có gì ngạc nhiên ở đây, bởi với ông, đúng cho tất cả là một điều phù phiếm. Quá trình trải nghiệm đến với khoa học, đến với niềm đam mê đích thực cuối cùng của mình- triết học đã giúp ông rút ra bài học đó nhưng có lẽ, ông đã quên đi thế giới, quên đi cái chung, quên đi cộng đồng, quên đi việc phải sống hòa hợp trong một xã hội quá đề cao cái tôi cá nhân, đề cao tự do. Nhưng dù sao đi nữa, tính tương đối của chân lý trong ý tưởng này cũng là một lối suy nghĩ đáng được trân trọng.
Nhưng trong quá trình ấy, ông cũng nhấn mạnh, nhận thức chân lý là quá trình song trùng của sự lưu giữ cái cũ và sự tiếp nhận cái mới. Ở đây, chứa đựng tư tưởng biện chứng sâu sắc. Ta thấy một sự gặp gỡ cần thiết với tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lênin về tính biện chứng của nhận thức, của tư duy. Bao giờ cũng vậy, sự lưu giữ của cái cũ tiến bộ và hợp lẽ sẽ không phủ định cái mới. Cái mới chứa đựng cái cũ, quá trình ấy sẽ kéo dài mãi, cũng giống như logic chứa đựng trong mình lịch sử vậy.
Hơn nữa, William James cũng cho rằng, chân lý là sự kết tinh chân- thiện- mỹ. Hẳn nhiên, tư tưởng một khi đã gắn với con người, thuộc về con người thì
những giá trị ấy sẽ là vĩnh cửu. Duy có điều, chân- thiện- mỹ vốn là những giá trị của nhân loại, nếu nó chỉ thuộc về cá nhân thôi, chỉ là chân- thiện- mỹ của cá nhân thì đến một lúc nào đó sẽ có sự "lệch pha" giữa tôi và anh, giữa giới này với giới khác, giữa giai cấp này với giai cấp khác...và thậm chí là sự xung đột về mặt giá trị, dẫn đến những xung đột về sắc tộc, tôn giáo, dân tộc...Thực tế đã chứng minh điều đó.
Kết luận chương 2
Tư tưởng triết học chủ nghĩa thực dụng của William James bắt đầu bằng phương pháp thực dụng, đó trước hết là một phương pháp, sau mới đến lý thuyết về chân lý. Ban đầu là phương pháp, phải bắt đầu từ phương pháp để nhận thức chân lý. Phương pháp ấy chi phối đến cách nhìn của ông về các vấn đề liên quan đến chân lý: Chân lý không phải là cái gì khác với kết quả thực hành và nó được hình thành bởi hành động và chính kết quả của hành động mang lại cho chúng ta ý tưởng về cái đúng. Chân lý thuộc về cái sắp xảy ra và như là chính hiện thực; "chân lý là một sự vật tự hình thành trong tiến trình ở trong kinh nghiệm của chúng ta". Đối với William James, chân lý chỉ có thể là thuộc tính của tư tưởng, quan niệm, không phải là thuộc tính của sự vật. Mọi chân lý đều lấy kinh nghiệm có hạn làm căn cứ, và bản thân kinh nghiệm cũng không có chỗ dựa nào khác ngoài dòng kinh nghiệm, không có vật nào khác có thể bảo đảm là nơi đẻ ra chân lý. Tiêu chuẩn của chân lý là "thực tại". Nhưng thực tại chỉ là quan hệ tương đối đối với đời sống tình cảm và đời sống năng động của chúng ta, đó là ý nghĩ duy nhất của danh từ người ta đã nói trong thực tiễn. Nền tảng và khởi nguồn của mọi thực tại, bất kỳ được xem xét theo quan điểm tuyệt đối hoặc quan điểm thực tiễn, đều là chủ quan, tức là bản thân chúng ta. William James khẳng định chân
lý là một quá trình, nhận thức chân lý là một quá trình. Chân lý là quá trình, không có tính chất đứng yên cố định. Đó là quá trình quan niệm được chứng thực và có hiệu quả trong đời sống thực tiễn của cá nhân; nhận thức chân lý là quá trình song trùng của sự tiếp thu cái mới và lưu giữ cái cũ.
Với quan niệm như thế về chân lý, William James một mặt bác bỏ quan niệm truyền thống khi họ coi chân lý như là những giá trị vĩnh cửu, khi đã khám phá ra là thuộc về cái tuyệt đối, không thay đổi; như vậy có khác nào giết chết mọi sự sáng tạo đang từng ngày đổi thay cho tiến kịp sự thay đổi của thế giới hay ít ra là những thay đổi trong thế giới con người. Mặt khác, khi cho rằng, chân lý thuộc về tư tưởng, thuộc về con người và chỉ là của con người, gắn với con người, ông đã tỏ rõ sự đồng tình, hướng đến chủ nghĩa nhân bản, nhân văn về con người đồng thời cho thấy sự khác biệt so với quan niệm của Nít- sơ khi ông này cho rằng chân lý thuộc về tồn tại, phải khai triển từ tồn tại, nhưng cuối cùng thì cái đích mà hai ông hướng tới đều đáng để khâm phục: con người; chân lý hướng đến chân- thiện- mỹ, những giá trị đạo đức, nhân văn mà thế giới ngày nay đang tiếp tục đi tìm, lưu giữ và phát triển.
Dưới góc nhìn của những người theo chủ nghĩa Mác- Leenin, tư tưởng của William James còn nhiều hạn chế. Đó là việc ông coi thực tại không là thế giới khách quan, mà chỉ là một phần của thế giới ấy có ích đối với đời sống con người, thậm chí là đời sống cá nhân dẫu rằng ông vẫn cho chân lý là sự phù hợp của ý niệm với “thực tại” nhưng thực tại ấy đặt dưới tầm ảnh hưởng của cá nhân con người, bị chi phối bởi hoạt động của cá nhân, bị cái nhìn chủ quan làm cho trở nên rất khác biệt ở mỗi người. Tuy nhiên, William James lại cho rằng, nhận thức chân lý là một quá trình song trùng của sự tiếp nhận cái mới và lưu giữ cái cũ. Chính đó là động lực để quá trình đi tìm chân lý không bỏ sót những giá trị
mà các thế hệ trước đã trải qua; điều này còn giúp ông khai triển hợp lý mệnh đề về sự kiểm nghiệm chân lý một cách gián tiếp, không cần cá nhân phải thực chứng qua hoạt động thực nghiệm của chính bản thân mình. Thậm chí, có những chân lý không phải tự kiểm nghiệm, không phải do người khác kiểm nghiệm mà do chính niềm tin con người đặt ra. Như một tiền đề, để sau niềm tin ấy, con người khám phá để kiểm nghiệm cho niềm tin của mình hơn là không làm gì. Ông đưa ra một ví dụ thực sự rất đáng suy ngẫm rằng một người thanh niên thích một cô gái nhưng không biết cô ta có thích mình không. Nếu lưỡng lự như vậy mãi thì biết đâu có kẻ đến trước anh ta thì sao và kết quả là anh ta vừa không biết được cô ta có thích mình không vừa để tuột mất cơ hội tiếp cận cô ta. Thế nhưng nếu bây giờ nghĩ rằng cô ta không thích mình nhưng mình vẫn đến gặp cô ta thì chẳng phải sẽ chỉ nhận lấy câu trả lời từ chối hay sao? Chỉ còn cách tin rằng cô ta thích mình để lấy niềm tin, can đảm để tiến đến mà thôi. Mình sẽ nhận được câu trả lời thỏa đáng, dẫu sự thật đó có như thế nào.
KẾT LUẬN
Sự ra đời của chủ nghĩa thực dụng với tư cách là một phương pháp, phướng pháp biến tư tưởng trở nên hữu ích trong đời sống của con người, trở nên có giá trị cụ thể hơn là chỉ nằm trên bàn giấy được đặt trong bối cảnh của một đất nước được khai sinh từ một cuộc chiến tranh dành độc lập chóng vánh cùng với một nền văn hóa hỗn tạp, được dẫn đường bởi tư tưởng tự do, dân chủ, dân quyền của Tuyên ngôn 1776 và đã nhanh chóng trở nên phổ biến và trở thành món ăn tinh thần của người Mỹ trong suốt những thế kỷ qua. William James, với tư cách là một người con nước Mỹ nhận lãnh sứ mệnh làm cho những tư tưởng ban đầu được mở rộng, phát triển và truyền bá trên khắp thế giới, không chỉ đơn giản bởi yêu cầu và đòi hỏi của xã hội mà còn bởi niềm đam mê của ông đối với triết học, niềm yêu đối với chân lý và truyền bá nó như con đường gian nan mà ông đã đi.
Khởi đi từ các ý tưởng của Charles S. Peirce, người cho rằng ý nghĩa của ý tưởng nằm trong các hệ quả mà ý tưởng ấy dẫn tới, William James xây dựng thực dụng chủ nghĩa. William James cho rằng chân lý cũng chỉ là phương tiện trong cách tư duy của chúng ta để đạt mục đích, và các ý tưởng chỉ dẫn đường tới thế giới khách quan. Theo William James, ta phải "cân đo" chân lý của mệnh đề của bất cứ hệ thống triết học nào trong tương ứng với các kết quả thực nghiệm và qua các hậu quả thực tiễn của nó. Như thế, trong thực dụng chủ nghĩa, phải vất bỏ bất cứ ý nghĩa biểu tượng siêu hình học nào của tư tưởng, và cũng phải bác bỏ mọi phương pháp được giả định là sẽ dẫn tới chân lý qua phép loại suy từ những cơ sở tiên nghiệm.
Với William James, bản thân là một người Mỹ, chịu ảnh hưởng của tính cách Mỹ, lối sống Mỹ: tự do, sáng tạo. Lại được sinh ra trong một gia đình có điều kiện, với một người bố thường xuyên chăm lo và tạo điều kiện để con có thể tiếp thu một khối kiến thức khổng lồ, trong đó đặc biệt là những tư tưởng có tính chất mở, không gò bó, không định kiến và không thuộc về bất kỳ ai mãi mãi. Trên nền ấy, William James đã tiếp thu tư tưởng của những người đi trước
Tư tưởng triết học chủ nghĩa thực dụng của ông bắt đầu bằng phương pháp thực dụng, đó trước hết là một phương pháp, sau mới đến lý thuyết về chân lý. Ban đầu là phương pháp, phải bắt đầu từ phương pháp để nhận thức chân lý. Phương pháp ấy chi phối đến cách nhìn của ông về các vấn đề liên quan đến chân lý: Chân lý không phải là cái gì khác với kết quả thực hành và nó được hình thành bởi hành động và chính kết quả của hành động mang lại cho chúng ta ý tưởng về cái đúng. Chân lý thuộc về cái sắp xảy ra và như là chính hiện thực; "chân lý là một sự vật tự hình thành trong tiến trình ở trong kinh nghiệm của chúng ta". Đối với William James, chân lý chỉ có thể là thuộc tính của tư tưởng, quan niệm, không phải là thuộc tính của sự vật. Mọi chân lý đều lấy kinh nghiệm có hạn làm căn cứ, và bản thân kinh nghiệm cũng không có chỗ dựa nào khác ngoài dòng kinh nghiệm, không có vật nào khác có thể bảo đảm là nơi đẻ ra chân lý. Tiêu chuẩn của chân lý là "thực tại". Nhưng thực tại chỉ là quan hệ tương đối đối với đời sống tình cảm và đời sống năng động của chúng ta, đó là ý nghĩ duy nhất của danh từ người ta đã nói trong thực tiễn. Nền tảng và khởi nguồn của mọi thực tại, bất kỳ được xem xét theo quan điểm tuyệt đối hoặc quan điểm thực tiễn, đều là chủ quan, tức là bản thân chúng ta. William James khẳng định chân lý là một quá trình, nhận thức chân lý là một quá trình. Chân lý là quá trình, không có tính chất đứng yên cố định. Đó là quá trình phát sinh, quá trình quan
niệm được chứng thực và có hiệu quả trong đời sống thực tiễn của cá nhân. Nhận thức chân lý là quá trình song trùng của sự tiếp thu cái mới và lưu giữ cái cũ.
Với quan niệm như thế về chân lý, William James một mặt bác bỏ quan niệm truyền thống khi họ coi chân lý như là những giá trị vĩnh cửu, khi đã khám phá ra là thuộc về cái tuyệt đối, không thay đổi, chân lý là tĩnh; như vậy có khác nào giết chết mọi sự sáng tạo đang từng ngày đổi thay cho tiến kịp sự thay đổi của thế giới hay ít ra là những thay đổi trong thế giới con người. Mặt khác, khi cho rằng, chân lý thuộc về tư tưởng, thuộc về con người và chỉ là của con người, gắn với con người, ông đã tỏ rõ sự đồng tình, hướng đến chủ nghĩa nhân bản, nhân văn về con người đồng thời cho thấy sự khác biệt so với quan niệm của Nít- sơ khi ông này cho rằng chân lý thuộc về tồn tại, phải khai triển từ tồn tại, nhưng cuối cùng thì cái đích mà hai ông hướng tới đều đáng để khâm phục: con người; chân lý hướng đến chân- thiện- mỹ, những giá trị đạo đức, nhân văn mà thế giới ngày nay đang tiếp tục đi tìm, lưu giữ và phát triển. Tư tưởng của William James còn nhiều hạn chế. Đó là việc ông coi thực tại không là thế giới khách quan, mà chỉ là một phần của thế giới ấy có ích đối với đời sống con người, thậm chí là đời sống cá nhân dẫu rằng ông vẫn cho chân lý là sự phù hợp của ý niệm với “thực tại” nhưng còn có ý nghĩa gì nữa khi thực tại ấy đặt dưới