Định nghĩa chân lý

Một phần của tài liệu Quan niệm của William James về chân lý (Trang 52)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Định nghĩa chân lý

Mỗi một tác giả khi đưa ra quan niệm của mình về chân lý, vấn đề đầu tiên cần phải trả lời trước hết "chân lý là gì?". Martin Heidegger từng viết rằng tiếng "chân lý" là một tiếng tôn quý nhưng đồng thời bị mài giũa đến gần cùn nhụt, tiếng ấy có nghĩa là cái mà làm cho một cái chân thật thành một cái chân thật. Ông lại tiếp tục đặt ra câu hỏi: Một cái chân thật là gì? Trả lời: Cái chân thật là cái thực hữu.

Có người lại đặt vấn đề rằng vấn đề chân lý là một vấn đề không thể thiếu được trong việc tìm hiểu triết học vì nếu vấn đề này không được làm rõ thì vấn đề về sự khôn ngoan, sự thông thái còn có ý nghĩa gì trong những suy nghiệm triết lý của con người. Trong mọi trường hợp, chân lý luôn là một câu đố khó giải. Nó vừa phơi bày ra trước mắt chúng ta nhưng cũng lại như là một bí nhiệm. Vì thế vấn đề là cần tiến hành một cuộc tra hỏi, thẩm vấn như một cuộc khám phá đầy khó khăn.

Trong lịch sử triết học, có nhiều quan điểm khác nhau về chân lý nhưng theo tác giả Chu Văn Tuấn trong bài viết "Quan niệm của M. Heidegger về bản chất chân lý" thì tựu chung lại, có ba loại quan điểm chủ yếu:

Thứ nhất, quan điểm phù hợp luận, mà theo đó, chân lý là sự phù hợp giữa phán đoán và đối tượng, giữa tri thức và đối tượng của tri thức đó, giữa phản ánh và đối tượng của phản ánh... Rằng phù hợp vừa là nội dung vừa là bản chất, đồng thời cũng là tiêu chuẩn của chân lý, một khi phán đoán không phù hợp với đối

tượng được phán đoán, tri thức không phù hợp với đối tượng thì không thể là chân lý.

Thứ hai, quan điểm nhất quán luận (nhất trí luận) coi chân lý được thiết lập trên cơ sở của sự nhất quán, hay nhất trí giữa các mệnh đề trong cùng một tổ hợp các mệnh đề hay một mệnh đề, một phán đoán chỉ là chân lý khi nhất quán với các mệnh đề có liên quan. Với quan niệm này, nhất quán luận đã phủ nhận vai trò của kinh nghiệm cảm tính, khẳng định kinh nghiệm cảm tính không thể đưa đến chân lý, mà nhấn mạnh logic toán, logic của suy luận và vai trò của suy luận diễn dịch...Chân lý không thể chứa đựng mâu thuẫn.

Thứ ba, quan điểm thực dụng chủ nghĩa: coi tiêu chuẩn của chân lý nằm ở tính thực dụng của nó, rằng hiệu quả thực tế chính là tiêu chuẩn của chân lý, chỉ cần chúng ta tin tưởng một quan điểm một quan niệm nào đó là có ích đối với cuộc sống của chúng ta thì quan điểm đó chính là chân lý.

Cũng theo tác giả thì cả ba quan niệm trên đây đều đứng trên lập trường nhận thức luận, chân lý được xem xét trên góc độ mối quan hệ giữa phán đoán và đối tượng, giữa "tri" và "vật", giữa nhận thức và hiện thực, giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức. Trong đó, quan niệm của chủ nghĩa thực dụng được xếp vào một trong ba loại quan niệm này. Và theo đánh giá của M.Heidegger chân lý không thể được xây dựng trên cơ sở của sự phù hợp, phù hợp không thể trở thành bản chất của chân lý; việc xem xét chân lý như là sự phù hợp vừa hết sức chung chung vừa trống rỗng.

Nhưng điều đó giờ đây không còn quan trọng bằng việc tìm hiểu quan niệm của chủ nghĩa thực dụng mà William James là đại diện về những vấn đề

liên quan đến cái gọi là "chân lý", một lĩnh vực vô cùng phong phú luôn mở rộng cho mọi sự khám phá không bao giờ cạn kiệt.

Với triết học phương Tây, khi bàn về chân lý là bàn về sự nhận biết của thực thể con người, vì chân lý là sự trở lại của hiện thực. Theo William James chân lý chỉ là một ý tưởng không nói lên được điều gì ngoài ý nghĩa thực tế. Ý tưởng đúng không chỉ là ý tưởng mà chúng ta có thể làm nó có giá trị hay để điều chỉnh. Đó là ý tưởng về những cái đạt được, có giá trị, nó còn là cái có tác dụng và mang lại cái lợi theo một cách nào đó, có khả năng mang lại một vài công việc. Mọi lý thuyết bằng cách nào đó hướng tới việc mang lại những kết quả thỏa mãn đều là những cái đúng. Điều đó có nghĩa là chân lý được định nghĩa bởi hiệu quả, bởi sự thành công trong hành động.

Theo William James, trước hết không nên nêu định nghĩa chân lý rồi mới tìm tiêu chuẩn của nó. Chân lý không phải là cái gì đã có từ trước với tiêu chuẩn của nó. Nó được rút ra từ hành động và kinh nghiệm.

Chân lý không phải là cái gì khác với kết quả thực hành và nó được hình thành bởi hành động và chính kết quả của hành động mang lại cho chúng ta ý tưởng về cái đúng. Chân lý thuộc về cái sắp xảy ra và như là chính hiện thực; "chân lý là một sự vật tự hình thành trong tiến trình ở trong kinh nghiệm của chúng ta".

Năm 1907. William James xuất bản cuốn "Chủ nghĩa thực dụng- tên gọi mới của một số tư tưởng cũ", năm 1890 lại xuất bản "Ý nghĩa chân lý- chủ nghĩa thực dụng tục biên" nhấn mạnh rằng: chủ nghĩa thực dụng ngoài một loại phương pháp ra còn là một loại lý luận của chân lý. Thực vậy và chính William James chứ không phải ai khác đã nêu ra định nghĩa về chân lý như đã trình bày:

“bất kỳ quan niệm nào, hễ nó đem lại lợi ích và hiệu quả cho con người, tức nó có thể làm cho con người đạt được thành công, mới có thể xem là chân lý" [5;105]. Sỡ dĩ là vì con người coi việc theo đuổi chân lí là nhiệm vụ hàng đầu đem lại tác dụng tốt rất rõ ràng cho cuộc sống loài người. Ngược lại nếu quan niệm thật không đem lại tác dụng tốt cho nhân sinh, hoặc nhận thức quan niệm khẳng định không có ích gì, nhưng quan niệm giả có tác dụng duy nhất đối với nhân sinh, thế thì, các cách nhìn như cho rằng chân lí là thiêng liêng và quý giá, cho rằng theo đuổi chân lí là trách nhiệm nhân sinh vĩnh viễn không thể trưởng thành được hoặc trở thành tín điều. Trong thế giới như vậy, trách nhiệm của chúng ta là tránh né chân lý. Cho nên bản thân nắm chắc không phải là mục đích, trong bụng chứa đầy chân lý cũng không có tác dụng gì, muốn phát huy uy lực của chân lý cần phải hướng dẫn nó thoả mãn nhu cầu của con người. Như William James nêu ví dụ, chúng ta trong rừng sâu lạc đường bụng đói bỗng nhiên thấy con đường nhỏ có dấu chân bò, lúc ấy cái quan trọng nhất là nghỉ đến cuối con đường nhất định có nhà ở. Nếu tôi suy nghĩ như vậy và đi men theo đường, tôi có thể được cứu. Vậy là, trong trường hợp này, tư tưởng chân thực có tác dụng, giá trị của quan niệm chân thực về cơ bản do đối tượng của quan niệm xảy ra theo tính chất quan trọng của thực tế của chúng ta.

William James còn nói, ý nghĩa của chân lý chính là, hễ quan niệm giúp cho chúng với bộ phận khác của kinh nghiệm chúng ta có quan hệ trọn vẹn, giúp chúng ta thông qua con đường tắt của khái niệm để khái quát nó, vận dụng nó và quan niệm sẽ trở thành chân thực. Điều này đồng nghĩa với việc, chúng ta không thể và không cần thiết phải làm lấy công việc của cả những thế hệ đi trước nhưng không thể không dựa vào thành quả của họ nếu chúng có ích cho chúng ta. Và lẽ dĩ nhiên, với quan niệm như thế, William James cũng cho rằng, Chúa tuy là khái

niệm không rõ ràng, là hình ảnh mà về mặt khoa học có thể không đáng tin cậy nhưng trong thực tế lại có ý nghĩa mạnh, thế thì nó có thể đảm bảo một trật tự lý tưởng có thể tồn tại mãi mãi, "làm cho chúng ta hưởng được một ngày nghỉ về tinh thần" [5;106)].

Một phần của tài liệu Quan niệm của William James về chân lý (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)