Sự nghiệp:

Một phần của tài liệu Quan niệm của William James về chân lý (Trang 43)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.2.Sự nghiệp:

Sự nghiệp của William James được đánh dấu bằng những tác phẩm quan trọng, có tính bước ngoặt, phải kể đến là: Những nguyên tắc của Tâm lý học (1890); Ý chí tin và những khảo luận khác về triết học Đại chúng (1897); Những kinh nghiệm tôn giáo khác nhau (1902); Chủ nghĩa thực dụng: tên gọi mới của những nếp nghĩ cũ (1907); Hệ thống đa nguyên (1909).

"Sự nghiệp của William James bắt đầu ở thời kỳ thứ nhất của kỷ nguyên hoàng kim triết học Mỹ". Mốc sự nghiệp đầu tiên có thể kể đến là việc ông đỗ tiến sỹ y khoa năm 1869. Đến 1872, ông được bổ nhiệm làm giảng sư về sinh lý học tại Đại học Harvard (Ha- vớt). Từ năm 1876, ông giảng tâm lý học và từ 1879 bắt đầu giảng triết học. Năm 1876, ông là phó giáo sư sinh lý học và năm 1880 làm phó giáo sư triết học rồi giáo sư triết học. Năm 1907, ông về hưu và mất năm 1910.

Năm 1867, William James bắt đầu viết báo và sau nhiều năm chuẩn bị, ông cho ra đời tác phẩm "Nguyên tắc tâm lý học"- 1890 (The Principle of Psychology). Điều đặc biệt là mặc dù đây rõ ràng là một cuốn sách tâm lý học nhưng ở đó lại chứa đựng những tư tưởng bao quát về chủ nghĩa thực dụng mà sau này ông và những người cùng trường phái tiếp tục theo đuổi, phát triển, hoàn thiện thêm; là cuốn sách đánh dấu bước quá độ chuyển sang triết học của William James. "Bộ sách có giá trị vì nó là kiệt tác luận chứng chặt chẽ, không phải liệt kê những sự việc cụ thể. William James không chú trọng biểu hiện bên ngoài mà nhấn mạnh cá tính chủ quan của tư duy, là sự nghiên cứu đối với con người. Tư duy con người không phải là sự liên kết máy móc các loại quan niệm cô lập thành những chuỗi hoạt động tâm lý mà là dòng ý thức liên tục". [5;40].

Tác phẩm "Nguyên lý tâm lý học" đã sáng lập tâm lý học chủ nghĩa cơ năng, đưa ra lý luận dòng ý thức và học thuyết tình cảm.

Năm 1897, ông xuất bản Tập luận văn ý chí tín ngưỡng và triết học phổ thông, tập hợp tất cả những bài nói chuyện của ông đến năm 1896 (10 bài) trong đó có những bài nói về chủ nghĩa thực dụng. Năm 1898, ông trình bày Khái niệm triết học và hiệu quả thực tế tại Đại học Ca-li-phoóc- ni- a nói về chủ nghĩa thực dụng và theo đánh giá đã mở ra cuộc vận động chủ nghĩa thực dụng trên khắp nước Mỹ và lan rộng ra phạm vi thế giới; đã nêu lại nguyên tắc chủ nghĩa thực dụng mà S.Pierce đã xác lập cách đó 20 năm. Năm 1902, ông xuất bản cuốn "Các loại kinh nghiệm tôn giáo", tập hợp các bài giảng ở Đại học được chỉnh lý.

Năm 1907, cuốn Chủ nghĩa thực dụng- tên gọi mới của một phương pháp tư duy cũ ra đời, trình bày đầy đủ, có tính hệ thống những khái niệm cơ bản của chủ nghĩa thực dụng, "là tác phẩm tiêu biểu nhất của William James và có thể là của toàn bộ cuộc vận động của chủ nghĩa thực dụng" [17;108]. Đến năm 1909, ông tiếp tục xuất bản các tác phẩm Vũ trụ đa nguyênÝ nghĩa của chân lý. Tác phẩm Ý nghĩa chân lý là một sự phản phê phán đối với những lời chỉ trích chủ nghĩa thực dụng, cụ thể là về ý nghĩa của chân lý. Sau khi ông mất, người ta tiếp tục xuất bản Tập luận văn về chủ nghĩa kinh nghiệm triệt để, Một số vấn đề triết học, hai tập Thư từ.

Trong số rất nhiều tác phẩm được đề cập gắn với sự nghiệp của ông, có hai tác phẩm đánh dấu những mốc rất quan trọng: Nguyên tắc tâm lý học, Chủ nghĩa thực dụng, tên gọi mới của một phương pháp tư duy cũ; thêm tác phẩm Ý nghĩa của chân lý thực sự có ích đối với những nghiên cứu của tác giả trong bài viết này.

Kết luận chương 1

Sự ra đời của chủ nghĩa thực dụng với tư cách là một phương pháp, phướng pháp biến tư tưởng trở nên hữu ích trong đời sống của con người, trở nên có giá trị cụ thể hơn là chỉ nằm trên bàn giấy. Đặt trong bối cảnh của một đất nước được khai sinh từ một cuộc chiến tranh dành độc lập chóng vánh cùng với một nền văn hóa hỗn tạp, được dẫn đường bởi tư tưởng tự do, dân chủ, dân quyền của Tuyên ngôn độc lập 1795 thì tư tưởng ấy đã nhanh chóng trở nên phổ biến và trở thành món ăn tinh thần của người Mỹ trong suốt những thế kỷ qua. Không có gì đáng ngạc nhiên nếu ai đó nhận xét rằng: xã hội ấy với những con người khao khát tự do đã đẻ ra chủ nghĩa thực dụng và nuôi dưỡng nó và nó chỉ có thể sống và trở nên phồn thịnh ở đó mà thôi. Bước chân ra khỏi nước Mỹ, chủ nghĩa thực dụng ở Anh, Ý, Trung Quốc, Đức... không có được những thời kỳ hoàng kim như ở Mỹ. Si- le, Pa- pi- ni, Caren Sapéc là những cái tên không được nhắc đến nhiều như S.Pierce, W.William James và J.Dewey ở trong cũng như ngoài nước.

Nhiều học giả nhận xét khách quan rằng: S.Pierce, W.William James và J.Dewey là những đại biểu đã "hoàn thành nhiệm vụ xây dựng xong chủ nghĩa thực dụng làm ý thức hệ cho nước Mỹ" [17;146] nhưng không có nghĩa là chủ nghĩa thực dụng đã chấm dứt ở ba nhân vật này mà một khi nó đã đi vào cuộc sống, thành cái hồn của một dân tộc thì nó chẳng cần náo nhiệt, nhưng nó sẽ sống và tiếp tục được các thế hệ sau tìm tòi, khám phá. Chủ nghĩa thực dụng đã không còn náo nhiệt từ cuối thế kỷ XX như cái thời mà William James làm cho nó được phổ biến rộng khắp nhưng người ta hẳn là ứng dụng những tư tưởng của chủ nghĩa thực dụng rộng rãi hơn bao giờ hết. Có đến 13 loại chủ nghĩa thực dụng lưu hành sau đó.

Xét về mặt học thuật, có lẽ ba đại diện này của chủ nghĩa thực dụng Mỹ là để lại tiếng tăm nhất trong giới triết học. Ở các ông, có sự kế thừa về mặt tư tưởng của những người đi sau đối với người đi trước. S.Pierce với tư cách là người khởi xướng đã nêu lên tư tưởng đầu tiên: chúng ta không nên biến khoa học thành cái chỉ biết phục tùng niềm tin, mà nên biến khoa học thành cái phục tùng thực nghiệm. William James đã trình bày những tư tưởng của S.Pierce. Bài "Khái niệm triết học với hiệu quả thực tế" nhấn mạnh rằng đều có thể tiếp tục đưa ý nghĩa thực tế của bất kỳ mệnh đề triết học nào đến kết quả đặc biệt nhất định nào đó trong kinh nghiệm thực tế tương lai của chúng ta. Vấn đề là, nói trên sự thực cần phải tích cực không bằng nói kinh nghiệm cần phải dựa trên thực tế đặc biệt nhất định. Hẳn nhiên, cả hai ông đều nhấn mạnh ý nghĩa của khái niệm là khái niệm trong kinh nghiệm của con người đã mang lại hiệu quả thực tế; đã có sự thống nhất trong cách trình bày của S.Pierce với những chú giải của William James. Tuy nhiên, về nguyên tắc có sự khác biệt: S.Pierce nhấn mạnh cái chung, William James coi trọng cái cá biệt.

S.Pierce nhấn mạnh loại khái niệm mang lại hiệu quả thực tế, là hiện tượng thực nghiệm có thể tưởng tượng được, nhấn mạnh sự vật của chủng loại nhất định cùng với hành động của chủng loại ấy, mối liên hệ giữa những kinh nghiệm của chủng loại nhất định chứ không là phản ứng của cá nhân. Cái ông coi trọng là thực nghiệm và khái quát khoa học chứ không phải là đời sống dân sinh của những cái tôi, những cái nhu cầu nhỏ lẻ, những lợi ích của số ít.

Trong khi đó, William James nhấn mạnh đến kinh nghiệm đặc biệt nhất định của con người do khái niệm và mệnh đề tạo nên- điều này sẽ trở nên sáng rõ trong phần trình bày về nội dung chân lý. Kết quả được tạo bởi ý niệm phải là kết quả khác biệt đặc thù trong kinh nghiệm của con người. William James nhấn

mạnh tính đặc thù của sự việc, những kinh nghiệm của khái niệm có liên quan với hoạt động trong đời sống của con người cá biệt hay cá nhân riêng lẻ. Cái ông nhấn mạnh là tác dụng của khái niệm trong đời sống cá nhân đặc biệt nhất định.

Một cách khái quát:

TT S.Pierce W.William James

01 nhấn mạnh cái chung coi trọng cái cá biệt.

02 nhấn mạnh loại khái niệm mang lại hiệu quả thực tế, là hiện tượng thực nghiệm có thể tưởng tượng được. nhấn mạnh sự vật của chủng loại nhất định cùng với hành động của chủng loại ấy, mối liên hệ giữa những kinh nghiệm của chủng loại nhất định.

nhấn mạnh đến kinh nghiệm đặc biệt nhất định của con người do khái niệm và mệnh đề tạo nên; nhấn mạnh tính đặc thù của sự việc, những kinh nghiệm của khái niệm có liên quan với hoạt động trong đời sống của con người cá biệt hay cá nhân riêng lẻ.

03

nhấn mạnh thực nghiệm và khái quát khoa học

nhấn mạnh đời sống dân sinh của những cái tôi, những nhu cầu nhỏ lẻ, những lợi ích thiểu số.

Sau W.William James là J.Dewwey. Đã có một sự kế thừa được thừa nhận.

Khi làm nghiên cứu sinh, J.Dewey cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng triết học của C.Peirce từ các bài giảng và lôgíc học của ông; say mê nghiên cứu tâm lý học dưới ảnh hưởng Nguyên lý tâm lý học; chịu ảnh hưởng tư tưởng thực dụng khi bắt đầu xây dựng và phát triển lý thuyết về nhận thức luận bỏ qua sự đối lập giữa vật chất và ý thức, tư duy và hành động và vấn đề cơ bản của triết học trong triết học truyền thống của phương Tây. Ông tách rời nhận thức, kinh nghiệm của con người với thế giới khách quan và bản thân tự nhiên với tính cách là nền tảng của nhận thức, của kinh nghiệm. Do đó, làm cho kinh nghiệm, nhận thức trở thành dòng không có cội nguồn, rơi vào chủ nghĩa duy tâm. Quan điểm cơ bản của Dewey về hành động và thực tiễn là nhào trộn nhận thức và thực tiễn của con người, nhào trộn quá trình sinh vật học với quá trình sáng tạo của chủ thể.

Nhưng rõ ràng là, J.Dewey và các đồng nghiệp đã đi xa hơn W.William James ở chỗ coi các ý tưởng, khái niệm như là những dụng cụ, công cụ để biến sự băn khoăn vì những vấn đề thành sự thỏa mãn vì tìm ra các biện pháp hay làm sáng tỏ vấn đề.

Quá trình của chủ nghĩa thực dụng được William James triển khai tổng quát và cải tiến nó từ ý tưởng của Peirce. Từ đó, nó trở thành sức mạnh trong thời hiện đại, và theo cách riêng, đưa tới chủ nghĩa duy công cụ của John Dewey. Về chân lý, khởi nguồn từ các ý tưởng của Charles S. Peirce, người cho rằng ý nghĩa của ý tưởng nằm trong các hệ quả mà ý tưởng ấy dẫn tới, William James xây dựng thực dụng chủ nghĩa. William James cho rằng chân lý cũng chỉ là phương tiện trong cách tư duy của chúng ta để đạt mục đích, và các ý tưởng

chỉ dẫn đường tới thế giới khách quan. Theo William James, ta phải "cân đo" chân lý của mệnh đề của bất cứ hệ thống triết học nào trong tương ứng với các kết quả thực nghiệm và qua các hậu quả thực tiễn của nó. Như thế, trong thực dụng chủ nghĩa, phải vất bỏ bất cứ ý nghĩa biểu tượng siêu hình học nào của tư tưởng, và cũng phải bác bỏ mọi phương pháp được giả định là sẽ dẫn tới chân lý qua phép loại suy từ những cơ sở tiên nghiệm. J.Dewey lại cho rằng những khái niệm, những lý luận và những hệ thống tư tưởng… đều là những công cụ. Giống như các công cụ khác, giá trị của những công cụ này không phải ở trong bản thân chúng, mà ở trong năng lực làm việc của chúng. Năng lực ấy biểu hiện trong những kết quả đạt được khi sử dụng chúng. Nghĩa rằng những khái niệm, lý luận, tư tưởng như là những công cụ mà tính đúng đắn biểu hiện ở năng lực làm việc của chúng. Chân lý hướng đến sự cần thiết phải dùng hành động để thử nghiệm ý nghĩ, để biến ý tưởng thành tri thức; được đo bằng năng lực của tư tưởng trong việc phân tích, tái tạo và hoàn thiện kinh nghiệm xã hội; tiêu chuẩn chân lý cũng nằm ở đó.

Toàn bộ tư tưởng của James nói chung, quan niệm về chân lý nói riêng như bất kỳ một tư tưởng nào đều bắt nguồn từ bối cảnh gia đình, xã hội, kế thừa tư tưởng trước đó. Với James, bản thân là một người Mỹ, chịu ảnh hưởng của tính cách Mỹ, lối sống Mỹ: tự do, sáng tạo. Lại được sinh ra trong một gia đình có điều kiện, với một người bố thường xuyên chăm lo và tạo điều kiện để con có thể tiếp thu một khối kiến thức khổng lồ, trong đó đặc biệt là những tư tưởng có tính chất mở, không gò bó, không định kiến và không thuộc về bất kỳ ai mãi mãi. Trên nền ấy, James đã tiếp thu tư tưởng của những người đi trước đem lại cho ông niềm đam mê. Nhưng bởi đam mê quá nhiều thứ, con đường đến với triết học của ông đã trải qua không ít khúc ngoặt mà có những lúc tưởng chừng

như ông không thể gượng dậy để đi tiếp được bởi sức khỏe đã sa sút. Nhưng không, chúng ta lại thấy ông đứng dậy, mạnh mẽ và tỉnh táo hơn như sau mỗi cơn say; cái chết, đối diện với nó dường như làm ông càng nung nấu ý chí sống, làm việc. Quá trình dài ấy rồi cũng đưa ông đến với chân lý cuối cùng của đời mình: triết học.

James nghiên cứu triết học không trực diện mà bằng con đường vòng quanh, thông qua một loạt các khoa học bổ trợ, trong đó tiêu biểu là tâm lý học. Thế nên tác phẩm đầu tay của ông là một tác phẩm tâm lý nhưng trong đó lại ẩn chứa những tư tưởng triết học và đã đánh dấu bước quá độ đến với triết học của ông. Có duyên với triết học mà cụ thể là chủ nghĩa thực dụng nhưng với ông chỉ cần một vài tác phẩm là đủ, trong đó phải kể đến: Chủ nghĩa thực dụng, Ý nghĩa chân lý...trình bày khá đầy đủ nội dung ông khai triển chủ nghĩa thực dụng của các nhà tiền bối, tất nhiên sản phẩm đó là của duy nhất ông, mang dấu ấn cá nhân ông nhưng lại có tác dụng, ý nghĩa cho rất nhiều người Mỹ, thậm chí nhiều thế hệ về sau.

CHƯƠNG 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHÂN LÝ TRONG QUAN NIỆM CỦA WILLIAM JAMES 2.1. Một số nội dung căn bản trong quan niệm của William James về chân lý

2.1.1. Tổng quan

Thuyết chân lý của William James gắn với mệnh đề nổi tiếng "Chân lý xảy ra cho một ý niệm", hướng đến những vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, chân lý được làm cho đúng chứ không phải sao chép đúng bằng các quán trình hiện thực, chân lý là quá trình làm cho ý niệm trở thành kinh nghiệm. Chân lý là một quá trình làm cho ý niệm trở thành đúng bởi các sự kiện. Các ý niệm trở thành đúng khi chúng giúp chúng ta tạo được sự kết nối thành công giữa các thành phần khác nhau của kinh nghiệm. Chân lý vì thế là một phần của kinh nghiệm, thậm chí phải trở thành kinh nghiệm.

Quá trình xảy ra chân lý là một quá trình song trùng: duy trì sự liên tục của cái cũ và nắm chắc cái mới.

Thứ hai, giải đáp vấn đề chân lý là phù hợp với thực tại hay không? Câu trả lời là chân lý phù hợp với thực tại. Tuy nhiên "thực tại" không là hiện thực khách quan với sự sống động và khả biến của vạn vật mà là quan hệ tương đối đối với đời sống tình cảm, nhu cầu cá nhân. Thực tại như nhất tính chủ quan. "Phù hợp với thực tại" theo đó là quan hệ xảy ra giữa ảnh hưởng của quan niệm đối với tồn tại khách quan và chúng ta, phù hợp theo nghĩa có ích.

Thứ ba, chân lý gắn với niềm tin. Bởi không phải bao giờ chân lý cũng có

Một phần của tài liệu Quan niệm của William James về chân lý (Trang 43)