Thùng trộn vữa xi măng

Một phần của tài liệu đồ án máy gia cố cọc xi măng đất (Trang 29)

a. Lựa chọn thiết bị trộn vữa xi măng.

Căn cứ theo những yêu cầu công nghệ phun vữa CXMĐ, những quan điểm chỉ đạo và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong lựa chọn phương pháp án thiết kế ta chọn phương pháp án thiết kế thiết bị trộn vữa là loại thiết bị trộn tuần hoàn với kết cấu như sau:

- Phần bơm ly tâm: Sử dụng loại bơm chuyên dùng để bơm chất sệt có tỷ trọng lớn và độ nhớt cao với kết cấu buồng bơm và cánh công tác là thép hợp kim đặc biệt chịu mài mòn tốt được chế tạo trong nước.

- Động cơ điện dẫn động bơm là động cơ tiêu chuẩn của các nhà máy chế tạo động cơ trong nước.

- Phần kết cấu thép (thùng trộn, sàn máy, đường ống tuần hoàn) sử dụng thép tấm và thép định hình tiêu chuẩn, liên kết hàn và chế tạo trong nước.

- Hệ thống van sử dụng van tay tiêu chuẩn nhập ngoại của Italia hoặc Trung Quốc sẵn có trên thị trường.

Với kết cấu như trên, thiết bị trộn vữa đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật của công nghệ thi công đồng thời tỷ lệ nội địa hóa cao nên giá thành hợp lý.

Hình2.9. Tổng thể thùng trộn vữa xi măng

* Nguyên lý làm việc của thiết bị trộn vữa:

Các thành phần của hỗn hợp vữa trong thùng trộn được bơm ly tâm hút qua ống hút và đẩy lên đường ống tuần hoàn sau đó được phun trở lại thùng trộn theo hướng tiếp tuyến với đường tròn chu vi thùng trộn. Quá trình trộn lặp lại chu trình liên tục như trên cho tới khi hỗn hợp tạo ra đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật thì được xả vào máy bơm vữa qua đường ống xả.

Với nguyên lý làm việc như trên, hỗn hợp được trộn trong buồng công tác của bơm ly tâm sau đó lại được trộn lại khi dòng hỗn hợp phun theo hình xoắn ốc trong thùng trộn (sau khi vữa ra khỏi ống tuần hoàn).

b. Tính toán thiết bị trộn vữa.

Tính toán thiết kế thiết bị trộn vữa.

Các cụm chủ yếu của thiết bị trộn hỗn hợp bao gồm: -Bơm tuần hoàn

-Thùng trộn -Hệ đường ống

Tính toán thiết kế bơm tuần hoàn.

Các tính chất của vữa sau khi trộn:

-Độ linh động: ξ = 30 ÷ 40 s

-Tỷ trọng lớn nhất: γ = 2,152

Để phù hợp với dây truyền thiết bị cho thi công CXMĐ ta chọn bơm tuần hoàn có các thông số như sau

-Lưu lượng của bơm tuần hoàn: Q = 34 m3/h = 567 lít/phút

-Cột áp của bơm tuần hoàn: p = 32 m (cột nước) = 3 bar

Công suất dẫn động bơm tuần hoàn là: Nđc =

Trong đó: γ: Tỷ trọng của hỗn hợp vữa; γ = 2,152

η: Hiệu suất truyền động từ động cơ điện tới bơm; η = 0,85 K: Hệ số phụ thuộc vào thứ nguyên; K = 600

Vậy ta có: Nđc = = 7,17 kW

Chọn động cơ điện 3 pha/380 V có công suất Nđc = 7,5 kW

Dung tích thùng trộn.

Thùng trộn có dung tích thiêt kế là: V = 0,5 m3

2.3.5. Máy phát điện.

Ở đây ta dùng máy phát điện cho toàn bộ dây truyền thiết bị nên ta sử dụng máy phát điện công suất N = 100kw. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.6. Máy nén khí.

Với yêu cầu kỹ thuật của hệ thống ta sử dụng máy nén khí với các thông số:

- Công suất: 15kw

- Năng suất: 2,6m3/phút

- Áp suất: 6kG/cm2

2.3.7. Thùng xe đựng xi măng khô.

Ta dùng xe vận chuyển xi măng khô chuyên dùng với thể tích thùng chứa:

CHƯƠNG 3

TÍNH CHỌN BỘ MÁY DẪN ĐỘNG QUAY VÀ BỘ MÁY NÂNG HẠ CẦN KHOAN

Một phần của tài liệu đồ án máy gia cố cọc xi măng đất (Trang 29)