Lắp dựng máy ngoài công trường

Một phần của tài liệu đồ án máy gia cố cọc xi măng đất (Trang 161)

- Ta dùng cần trục ô tô trọng tải 20 tấn với sức nâng của cần trục là 20 tấn, chiều cao nâng 15m để vận chuyển máy từ xưởng ra công trường.

- Để tiết kiệm thời gian và kinh phí lắp dựng ta sử dụng chính cần trục ô tô này để lắp dựng máy ngoài công trường.

Các bước lắp dựng ngoài công trường:

∗ Bước I: Chuyển máy từ ô tô vận chuyển xuống công trường.

- Khi ô tô vận chuyển đưa máy ra đến công trường ta dùng cần trục chuyển máy xuống công trường.

Hình 5.8. Chuyển máy từ ô tô vận chuyển xuống công trường

35- Ô tô vận chuyển; 36- Cần trục lắp trên ô tô.

∗ Bước II: Lắp các đốt còn lại của cột dẫn hướng.

- Dùng cần trục vận chuyển và lắp các đốt cột dẫn hướng lại với nhau. - Lắp đĩa xích dẫn hướng vào đỉnh cột dẫn hướng.

Hình 5.9. Lắp các đốt còn lại của cột dẫn hướng

37- Đốt cột dẫn hướng; 38- Đĩa xích dẫn hướng đỉnh cột.

∗ Bước III: Lắp toàn bộ cột dẫn hướng, cần khoan, thanh chống xiên vào máy.

- Dùng cần trục nâng phần cồn lại của cột dẫn hướng lắp vào máy. - Lắp cần khoan, thanh chống xiên vào cột dẫn hướng.

Hình 5.10. Lắp toàn bộ cột dẫn hướng, cần khoan, thanh chống xiên vào máy.

39- Cần khoan; 40- Thanh chống xiên; 41- Đầu giữ cần khoan.

∗ Bước IV: Dựng cột dẫn hướng lên và bắt đầu làm việc.

- Dùng hai xylanh thủy lực nâng cột dẫn hướng thẳng lên, lựa cho cần khoan vào mâm khoan.

- Lắp thanh chống xiên vào sàn máy, lắp mũi khoan và tiến hành làm việc.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận.

Thiết bị phục vụ công nghệ thi công CXMĐ có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của công trình giao thông. Trong điều kiện tài chính của nước ta nói chung và các đơn vị thi công nền móng công trình nói riêng, chưa cho phép nhập ngoại những thiết bị đắt tiền thì việc đầu tư nghiên cứu để cung cấp những thiết bị thi công CXMĐ, phù hợp với trình độ công nghệ chế tạo cơ khí tại Việt Nam cũng như năng lực tài chính của các đơn vị sản xuất trong nước là điều hết sức cần thiết và cấp bách.

Để có thể chế tạo các thiết bị phục vụ thi công CXMĐ tại Việt Nam, phương châm và quan điểm chỉ đạo trong nghiên cứu thiết kế và chế tạo là tận dụng tối đa tiềm năng sẵn có trong nước, lựa chọn tỷ lệ nội địa hoá hợp lý, tiếp thu công nghệ tiên tiến để chế tạo ra sản phẩm có tính năng hiện đại, giá thành rẻ, được thị trường chấp nhận.

Chính với mục tiêu đó đề tài tốt nghiệp của em đã được sự hướng dẫn tận tình, tâm huyết của TS Nguyễn Xuân Khang, cùng các thầy giáo trong bộ môn máy xây dựng và xếp dỡ đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc tính toán, thiết kế, lựa chọn phương pháp án chế tạo hợp lý nhằm để có kết quả tính toán, thiết kế và lựa chọn thiết bị thi công cho cọc xi măng đất theo phương pháp trộn ướt trên máy di chuyển kiể bước mà đề tài đã đạt được với các thông số như sau:

1. Bộ máy dẫn động.

a. Bộ máy dẫn động quay cần khoan:

∗ Động cơ chính: - Ký hiệu: 4A225M4Y3

∗ Ly hợp: Ly hợp ma sát khô, một đĩa.

∗ Hộp số chính: Chọn hộp số của xe zil130 do liên xô chế tạo với các thông số sau:

- Công suất tối đa: 90 ml.

- Số vòng quay tối đa: 3200 v/ph. - Hộp số có 5 số tiến và 1 số lùi. Số Tỷ số truyền I i1 = 7,44 II i2 = 4,1 III i3 = 2,29 IV i4 = 1,47 V i5 = 1,0 lùi il = 7,09 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

∗ Bộ đảo chiều quay: - Công suất: N ≥ 55 kw

- Tốc độ quay max: nmax ≥ 1470 v/ph - Tỷ số truyền: i= 1

Số Công dụng

I Quay thuận chiều kim đồng hồ

II Quay ngược chiều kim đồng hồ

Số mo Ngắt truyền động

∗ Bộ dẫn động mâm quay:

- Tốc độ quay max trục vào: nmax = 1470 v/ph - Tốc độ quay mim trục vào: nmin = 197,7 v/ph - Tỷ số truyền: i= 24,7

∗ Bộ truyền đai: - Khoảng cách trục: a= 580 mm - Đường kính bánh đai: d= 250 mm - Tỷ số truyền: i= 1 ∗ Hộp số phụ: - Công suất: N = 36 kw

- Tốc độ quay max: nmax ≥ 1470 v/ph

- Số Tỷ số truyền I i1= 7 II i2= 2 Số mo Ngắt truyền động ∗ Hộp giảm tốc bánh răng trục vít: - Công suất: N= 36 kw - Tỷ số truyền: i= 120

- Tốc độ quay max trục vào: nmax = 210 v/ph - Tốc độ quay mim trục vào: nmin = 99 v/ph ∗ Bộ truyền xích:

- Bộ truyền xích chính: + Công suất: 36kw + Tỷ số truyền: i= 3

+ Khoảng cách trục: a= 1830 mm 2. Bộ máy di chuyển kiểu bước.

Ta dùng xylanh thủy lực kết hợp với kết cấu thép để thiết kế bộ máy di chuyển kiểu bước.

∗ Bơm thủy lực: - Kiểu bơm: Bơm bánh răng

- Công suất: 7,5 kw - Lưu lượng: 41 lít/phút - Áp suất dầu: 10 MPa

∗ Động cơ lai bơm thủy lực: Ký hiệu: 4A132S4Y3 ∗ Các xylanh di chuyển:

- Xy lanh chân chống: + Đường kính pittông: D= 100 mm + Hành trình: l=600 mm

+ Vận tốc pittông: 0,0167 m/s

- Xy lanh di chuyển thẳng: + Đường kính pittông: D= 80 mm + Hành trình: l=1200 mm

+ Vận tốc pittông: 0,0167 m/s - Xy lanh di chuyển ngang: + Đường kính pittông: D= 63 mm + Hành trình: l=400 mm

+ Vận tốc pittông: 0,0167 m/s - Xy lanh nâng hạ cột dẫn hướng:

+ Đường kính pittông: D= 160 mm + Hành trình: l=1100 mm

6.2. Kiến nghị.

Những kết quả đạt được nói trên chỉ mới là bước đầu, nhưng đã cho thấy công nghệ gia cố nền bằng cọc xi măng đất theo phương pháp trộn ướt là một công nghệ mới có nhiều triển vọng áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi, đặc biệt là để xử lý chống thấm, sửa chữa nền công trình. Hướng phát triển trong thời gian tới dự kiến như sau:

- Nghiên cứu tính chất vật liệu ximăng đất thi công ở các vùng địa lý khác nhau, đặc biệt ở vùng đất chua phèn mặn.

- Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ thiết kế, thi công, kiểm tra chất lượng cọc xi măng đất cho các mục đích khác nhau.

- Xây dựng tiêu chuẩn thiết kế, nghiệm thu cọc xi măng đất.m lại hiệu quả kinh tế cao nhất, chất lượng đảm bảo cho công trình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[1]. Phạm Hữu Đồng, Hoa Văn Ngũ, Lưu Bá Thuận, Máy làm đất – NXB Xây dựng - Hà Nội, 2004

[2]. Trịnh Chất, Lê Văn Uyển,Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí – NXB Giáo Dục, 2007

[3]. Vũ Thanh Bình, Nguyễn Đăng Điệm, Truyền động máy xây dựng va xếp dỡ, NXB Giao Thông Vận Tải – Hà Nội, 1999

[4]. Huỳnh Văn Hoàng, Đào Trọng Thường, Tính toán máy trục, NXB KH - KT Hà Nội 1975

[5]. Nguyễn Khắc Lộc, Sổ tay Chế tạo máy tập 1

[6]. Nguyễn Văn Hợp, Phạm Thị Nghĩa, Máy trục vận chuyển

[7] Nguyễn Xuân Lựu, Sức bền vật liệu, NXB GTVT - Hà Nội, 2000 [8]. Nguyễn Xuân Khang, Nguyễn Văn Thịnh, Nguyễn Chí Minh.

Một số kết quả nghiên cứu thiết bị thi công cọc xi măng đất phục vụ gia cố nền đất

yếu. Hội nghị KHCN. Viện KH&CN GTVT. Thành phố Hồ Chí Minh tháng 10-

2005

[9]. Nguyễn Xuân Khang, Nguyễn Chí Minh.

Nghiên cứu nhu cầu về thiết bị thi công cọc xi măng đất phục vụ công nghệ gia cố nền đất yếu. Viện KH&CN GTVT. Hà Nội tháng 10-2008

Một phần của tài liệu đồ án máy gia cố cọc xi măng đất (Trang 161)