Bộ di chuyển bước của máy gồm 7 xylanh thủy lực được bố trí như sau: + 4 xylanh làm 4 chân chống.
+ 2 xylanh giúp máy di chuyển ngang và xoay máy. + 1 xylanh di chuyển thẳng.
a. Xác định lực lớn nhất trong các xylanh:
∗ Xác định lực lớn nhất của các xylanh chân chống:
Ta có sơ đồ:
Với sơ đồ như trên ta có thể quay về sơ đồ sau:
Ta có:
∑ M1 = G.4,5 – y2.6 = 0
→ y2 = G.4,5/6 = 112,5 kN ∑ y = 0 → y1 + y2 = G
Do trọng tâm của máy đặt giữa A và D, B và C nên ta sẽ có:
yA + yD = y 1 và yA = yD
yB + yC = y 2 và yB = yC
→ yA = yD = 37,5 / 2 = 18,75 kN
→ yB = yC = 112,5 / 2 = 56,25 kN
Vậy ta có lực tác dụng lên 4 chân chống A, B, C, D có độ lớn lần lượt là: 18,75 ; 56,25 ; 56,25 ; ; 18,75
Ta nhận thấy lực tác dụng lên 2 chân chống B và C là lớn nhất nên ta sẽ chọn xy lanh thủy lực theo hai chân chống này với Pmax = 56,25 kN
∗ Xác định lực lớn nhất tác dụng lên xy lanh di chuyển thẳng.
Ta có khung di chuyển dưới của máy có trọng lượng khoảng 3,0 tấn → Gkd = 30 kN
Khi di chuyển thì xylanh thủy lực di chuyển thẳng sẽ đẩy toàn bộ sàn máy và các bộ máy trượt lên khung dưới.
Vậy lực lớn nhất của xylanh di chuyển thẳng chính là lực ma sát giữa thép và thép mà khi di chuyển thẳng tạo ra.
Pmax = Fms = f . (G - Gkd) Chọn f = 0,2
→ Pmax = 0,2 . (150 - 30) = 24 kN
∗ Xác định lực lớn nhất tác dụng lên xylanh thủy lực di chuyển ngang và
xoay.
Khi máy di chuyển sang ngang hoặc xoay đầu thì hai xylanh chuyển sẽ kéo toàn bộ máy trượt trên hai chân di chuyển ngang.
Do đó, lực tác dụng lên 2 xylanh di chuyển ngang chính là lực ma sát giữa thép và thép khi máy di chuyển ngang.
Theo sơ đồ bên, ta thấy xylanh ở đầu B, C sẽ có lực lớn hơn vì trọng tâm của máy đặt gần đó.
Ta có lực lớn nhất của xylanh di chuyển ngang là: Pmax = Fms max = f . y2
Chọn f = 0,2
→ Pmax = 0,2 . 132,5 = 22,5 kN
Ta sẽ tính chọn xylanh theo di chuyển ngang theo Pmax
b. Tính chọn xylanh thủy lực cho hệ di chuyển bước.
∗ Tính chọn xylanh chân chống
Ta chọn theo xylanh nào chịu lực lớn nhất Như ở trên ta đã tính thì Pmax = 56,25 kN Tra bảng 3.6 Tài liệu [2] ta có;
Với áp suất dầu Pa = 10MPa = 104 kN/m2
Ta chọn D = 100 mm
- Đường kính cán pitiong được xác định theo công thức 3.49 Tài liệu [2].
d= D = = 61.24 mm
Ta chọn φ = 1,6 Ta chọn d = 63 mm
- Lực đẩy của pittong là:
P = (Pa. π . D2) / 4 = (104. 3,14 . 0,12) / 4 = 78,5 kN
Dựa vào kết cấu thép của bộ di chuyển ta chọn hành trình của pitong là l =600 mm
Vậy ta chọn được xylanh chân chống có những thông số sau: Đường kính pitông: D = 100 mm
Đường kính cán pitông: d = 63 mm Áp suất dầu định mức: Pa = 10MPa
Lực đẩy của pitiông: P = 78,5 kN
∗ Tính chọn xylanh di chuyển thẳng.
Như ta đã tính ở phần 1,1b Ta có Pmax = 24 kN Theo bảng 3.6 Tài liệu [2] ta có:
Với áp suất dầu là Pa = 10MPa = 104 kN/m2
Ta chọn D = 80 mm
Theo công thức 3.49 Tài liệu [2] ta có đường kính cán pitông là:
d= D = = 48,99 mm
Ta chọn d = 50 mm -Lực đẩy của pittông là :
P = Pa . π . D2 / 4 = 104 . 3,14 . 0,082 / 4 = 50,24 kN
- Dựa vào kết cấu thép của bộ di chuyển bước ta chọn hành trình của pitông của xylanh di chuyển thẳng là: l = 1200 mm
- Vậy ta chọn xylanh di chuyển thẳng với các thông số như sau: Đường kính pitông: D = 80 mm
Đường kính cán pitông: d = 50 mm Áp suất dầu định mức: Pa = 10MPa
Hành trình của pitong là l=1200 mm Lực đẩy của pitiông: P = 50,24 kN
∗ Tính chọn xylanh chuyển ngang và xoay.
Ta chọn xylanh theo xylanh chịu lực lớn nhất Pmax = 22,5 kN Theo bảng 3.6 Tài liệu [2] ta có:
Với áp suất dầu là Pa = 10MPa
Ta chọn D = 63 mm
d= D = = 38,58 mm Ta chọn d = 40 mm
- Lực đẩy của pittông là :
P = Pa . π . D2 / 4 = 104 . 3,14 . 0,0632 / 4 = 31,16 kN
- Dựa vào kết cấu thép của bộ di chuyển bước ta chọn hành trình của pitông của xylanh di chuyển thẳng là: l = 400 mm
- Vậy ta chọn xylanh di chuyển thẳng với các thông số như sau: Đường kính pitông: D = 63 mm
Đường kính cán pitông: d = 40 mm Áp suất dầu định mức: Pa = 10MPa
Hành trình của pitong là l=400 mm Lực đẩy của pitiông: P = 31,16 kN