Tăng cường kiểm tra sau vay với các dự án trung và dài hạn.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chất lượng Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hải Dương. (Trang 61)

V. Chi phí hoạt động.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

3.2.5. Tăng cường kiểm tra sau vay với các dự án trung và dài hạn.

Để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay trung và dài hạn, chi nhánh cần tăng cường việc kiểm tra, giám sát sau vay đối với các dự án. Công tác này sẽ kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng từ đó phát hiện sớm các khoản vay có vấn đề. Để thực hiện tốt hơn việc kiểm tra này, chi nhánh nên áp dụng một số biện pháp sau:

Theo dõi trạng thái số dư tài khoản liên quan của khách hàng: bằng việc

theo dõi tài khoản thanh toán, tài khoản vay, cán bộ tín dụng sẽ đánh giá được về tình hình tiêu thụ sản phẩm, quan hệ thương mại với các doanh nghiệp khác, trạng thái số dư nợ gốc, tình hình trả nợ của doanh nghiệp.

Định kì phân tích báo cáo tài chính của khách hàng: các dự án trung và dài

hạn thường kéo dài trong khoảng thời gian dài, nên việc phân tích báo cáo tài chính định kì sẽ giúp cho cán bộ tín dụng đánh giá tình hình tài chính của khách hàng, qua đó xem xét khả năng trả nợ của họ.

Kiểm tra thực tế khách hàng: Việc đánh giá tình hình thực tế tại nơi sản

xuất kinh doanh không chỉ mang lại cho cán bộ tín dụng những đánh giá về tính chính xác của số liệu như hàng tồn kho, sản lượng…mà còn đem lại các thông tin phi tài chính khác như công tác quản trị điều hành, chất lượng sản phẩm…Từ đó, có đánh giá tổng quát hơn về việc hoạt động của dự án.

Kiểm tra tài sản bảo đảm tiền vay: Ngoài các bất động sản, khách hàng có

dự án trung và dài hạn thường sử dụng ngay tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản thế chấp. Do đó, việc thường xuyên kiểm tra các tài sản này sẽ phát hiện ra các nhân tố làm ảnh hưởng tới giá trị như hỏa hoạn, sửa chữa thay thế phụ tùng…Nếu như cán bộ tín dụng nhận thấy giá trị của tài sản bị suy giảm, phải ngay lập tức có các biện pháp buộc khách hàng bổ sung tài sản thế chấp nhằm đảm bảo giá trị khoản vay và giá trị bảo đảm tiền vay.

Theo dõi, cập nhật thông tin về thị trường đầu ra hay đầu vào của dự án. Ví dụ, dự án sản xuất vòng bi scuter cho xe máy sẽ bị ảnh hưởng khi giá sắt đầu vào biến động. Khi phát hiện ra các biến động lớn, cán bộ tín dụng phải kiểm tra những tác động ảnh hưởng tới các chỉ tiêu tài chính, chỉ tiêu an toàn của dự án.

Khi thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện có những nguy cơ tiềm ẩn nào đối với dự án, cán bộ tín dụng phải thực hiện việc phân tích, đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân cũng như các tác động của nó tới dự án trên các phương diện

kĩ thuật và tài chính. Từ đó, cùng với khách hàng đề ra các biện pháp tháo gỡ kịp thời như điều chỉnh tín dụng, bổ sung tài sản thế chấp, tư vấn cho khách hàng về các phương án đó nhằm giúp khách hàng vượt qua khó khăn, đảm bảo khả năng trả nợ của dự án.

3.3. Kiến nghị.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chất lượng Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hải Dương. (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w