Hoàn thiện công tác tính chi phí – thu nhập.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chất lượng Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hải Dương. (Trang 57)

V. Chi phí hoạt động.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

3.2.3. Hoàn thiện công tác tính chi phí – thu nhập.

Phân tích dòng tiền là phân tích quan trọng giúp dự đoán tình trạng tài chính của dự án trong tương lai, quyết định tới khả năng trả nợ. Tuy nhiên, hầu hết các dự báo này lại do khách hàng đưa ra, và họ cũng không thể tính toán một cách chính xác độ lớn và thời điểm của dòng thu nhập và chi phí trong tương lai. Do vậy, việc hiểu cách xác định dòng thu nhập chi phí là cần thiết đối với các cán bộ tín dụng trung và dài hạn, nhưng hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể. Để hoàn thiện công tác dự tính thu nhập và chi phí, cán bộ tín dụng có thể thông qua các biện pháp sau:

Xem xét các giả định và ước tính trong kế hoạch đưa ra cùng với dự báo

thu nhập-chi phí của khách hàng: các giả định hiếm khi được đưa ra cùng với các dự báo, do vậy cán bộ tín dụng cần nắm rõ cách thức khách hàng đưa ra dự báo đó, thái độ của khách hàng về thị trường trong tương lai, so sánh kết quả dự báo với các doanh nghiệp, dự án khác tương tự từ đó đưa ra tính tin cậy của dự báo. Nhiều doanh nghiệp khi đưa ra số liệu có thể quá lạc quan hoặc thiếu kinh nghiệm đối với sản phẩm mới nên có thể đưa ra các dự báo có sai lệch lớn.

Xây dựng hệ thống bảng hỏi dùng kiểm tra các thông tin đó, một bảng hỏi

tổng quát bao gồm:

Phần kiểm chứng thông tin chung:

1. Chú trọng quá trình phân tích vào các con số lớn trong dự báo như doanh thu, chi phí cố định, giá vốn hàng bán.

2. Dự báo có tính tới tính mùa vụ, chu kì hay điều kiện kinh tế chưa? 3. Dự báo có tính tới ảnh hưởng của lạm phát chưa?

5. Những yếu tố nào có thể làm cho con số dự báo trở nên sai lệch so với thực tế?

Phần kiểm chứng thông tin doanh thu:

1. Doanh nghiệp đã và sẽ tiến hàng các hoạt động marketing quảng cáo sản phẩm nào hay không?

2. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có bị phụ thuộc vào một doanh nghiệp hay một nhóm các doanh nghiệp nào đó hay không?

3. Doanh thu được dự báo có tính tới giảm giá hàng bán hay chưa?

4. Có đối thủ cạnh tranh nào mới hay không? Nếu có bao giờ họ ra nhập thị trường? Doanh số bị ảnh hưởng như thế nào?

5. Doanh số có tính đến tính mùa vụ của hoạt động bán hàng chưa?

6. Doanh số có tính đến sự thay đổi thị hiếu trong tương lai chưa? Có tính tới nhu cầu về sản phẩm đó trong thời gian tới chưa?

7. Công nghệ và sản xuất có ảnh hưởng gì tới doanh thu không? Những biện pháp phản ứng của doanh nghiệp với vấn đề đó là gì?

8. Dự tính về doanh thu có bị ảnh hưởng bởi dự tính về chi phí không?  Phần kiểm chứng thông tin chi phí:

1. Hoạt động sản xuất cần nguyên liệu đầu vào gì và khi nào? Thời hạn và điều kiện giao hàng có giả định gì không?

2. Thị trường cung cấp nguyên liệu hạn chế hay không? Doanh nghiệp có bị phụ thuộc vào một nhà cung cấp nào hay không?

3. Doanh nghiệp theo đuổi chính sách tồn kho như thế nào? Có dự tính thay đổi gì trong tương lai không?

4. Dự tính chi phí có bao gồm giảm giá thương mại và giảm giá hàng bán hay chưa?

5. Chi phí thù lao và quản lý được tính toán hợp lý chưa?

6. Bên cạnh sử dụng vốn vay ngân hàng, doanh nghiệp còn sử dụng nguồn tài trợ phải trả lãi suất nào khác không?

Chỉ khi thông tin về dự báo thu nhâp và chi phí được đưa ra chính xác, ngân hàng mới dự tính được dòng tiền trong tương lai, qua đó xem xét khả năng thanh toán, tính toán hợp lý các phương án trả nợ cho doanh nghiệp, giảm khả năng khoản nợ không chi trả được làm giảm chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị chất lượng Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hải Dương. (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w