Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thu mua lạc.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thu mua và xuất khẩu lạc của Công ty Vilexim trong thời gian tới (Trang 31)

I. Hoạt động tổ chức thu mua lạc xuất khẩu

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thu mua lạc.

3.1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và điều kiện tự nhiên.

Việt Nam là một đất nước nông nghiệp với hơn 80% dân số sống bằng nghề nông nghiệp, ngoài cây lúa là loại cây trồng chủ yếu, sau đó đến các loại cây nông sản khác như : ngô, khoai, sắn, lạc, đậu, vừng… nhưng nhìn chung trong các loại cây nông sản thì chỉ có cây lạc có giá trị

tương đối cao. Nên trong những năm gần đây, diện tích trồng lạc ngày càng tăng với năng suất cũng tăng không ngừng.

Nước ta là một nước có khí hậu nhiệt đới nên các cây nông nghiệp và cây lạc nói riêng bị tác động bởi điều kiện tự nhiên dù cây lạc có khả năng thích ứng cao với thời tiết. Năm nào mưa thuận gió hoà thì cây trồng phát triển thuận lợi và có thu hoạch cao. Ngược lại nếu năm nào khí hậu khắc nghiệt sẽ mất mùa hoặc làm giảm sản lượng, chất lượng cây trồng. Điều này có tác động lớn tới công tác thu mua tạo nguồn và ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty.

Ngoài ra do tính chất mùa vụ của sản xuất cây nông nghiệp, cây lạc được chủ yếu sản xuất và gieo trồng theo mùa vụ. Trong một năm chỉ có hai vụ sản xuất lạc chính là vụ đông xuân và vụ hè thu. Vụ đông xuân ở Miền Bắc thường gieo trồng lạc vào đầu tháng 2 và thu hoạch vào cuối tháng 6 hoặc vào tháng 7 dương lịch. Vụ này thường gieo trồng trong ba tháng (gieo vào tháng 8 và thu hoạch vào cuối tháng 10 dương lịch).

Tính chất sản xuất theo vụ mùa này có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu lạc của Công ty, vì các thời điểm kinh doanh của Công ty cũng phụ thuộc vào mùa vụ sản xuất lạc tức là khi nào tới thời vụ thu hoạch lạc thì mới là giai đoạn làm ăn thực sự của Công ty. Công ty cử các cán bộ đến các địa điểm trong cả nước để tiến hành thu mua. Vào thời điểm này, các đơn hàng từ nước ngoài cũng tới tấp, nên

mặc dù Công ty rất khẩn trương trong việc thu mua gom lạc mà nhiều khi vẫn bỏ lỡ cơ hội bán hàng. Song khi không phải vụ mùa của lạc thì Công ty chỉ thu mua được một lượng lạc xuất khẩu ít hơn nhiều so với thời điểm đúng mùa vụ.

Việc sản xuất theo mùa vụ làm cho hoạt động thu mua lạc không diễn ra đều đặn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho giá cả mặt hàng này lên xuống bất thường. Mức giá của Công ty được xác lập dựa trên giá mua hay giá nội địa của sản phẩm , các chi phí trong quá trình thu mua và xử lý để sản phẩm đạt tới khách hàng của Công ty, các chi phí bao gồm : Chi phí tập hợp thông tin về khách hàng và thị trường nước ngoài , chi phí thu mua, tập hợp nguồn hàng, chi phí bao gồm đóng gói, chi phí xử lý hợp đồng… trong đó các yếu tố chi phí thường ổn định hơn, trong khi giá nội có thể biến động mạnh, tăng đột ngột nhất là trong tình trạng khan hàng.

Công thức định giá xuất khẩu của VILEXIM :

Giá xuất khẩu = Giá mua +

Chi phí trong quá trình thực hiện hợp đồng

+

Tỷ lệ lợi nhuận mong

đợi

3.2. Tác động của môi trường kinh doanh.

Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường đều có một môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh không thể thiếu

với mỗi doanh nghiệp. Nhưng đồng thời nó cũng có thể có những tác động ngược trở lại. Đặc biệt đối với mỗi doanh nghiệp ngoại thương môi trường kinh doanh lại đặc biệt quan trọng hơn cả, bởi kinh doanh thương mại quốc tế phức tạp và phong phú hơn hẳn thương mại trong nước.

Môi trường xuất khẩu:

Sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu đã gây ra sự đảo lộn đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam và của công ty Vilexim nói riêng, trong đó lớn nhất là đối với mặt hàng nông sản và đặc biệt là đối với mặt hàng lạc, khi không còn thị trường truyền thống và cũng là thị trường xuất khẩu mạnh nhất của Công ty. Hiện nay xuất khẩu lạc sang thị trường này bị hạn chế và xu hướng giảm còn kéo dài. Đồng thời thực tế là do trước đây Việt Nam chỉ làm bạn với các nước thuộc hệ thống XHCN, không tạo lập quan hệ với các nước TBCN nên nay khi thâm nhập vào thị trường này còn nhiều bỡ ngỡ, không quen với kiểu cách bán buôn của họ, do đó rất khó tìm được thị trường có triển vọng xuất khẩu lạc. Ngoài ra, cán bộ xuất khẩu của chúng ta chưa có đủ trình độ kinh nghiệm trong việc tiến hành các biện pháp Marketing hướng ra thị trường nên trong khi lạc thế giới có khi đạt 750 - 820 USD/tấn thì lạc Việt Nam luôn bị chèn giá, ép giá chỉ đạt 500- 600 USD/tấn, dẫn đến hiệu quả xuất khẩu thấp. Công ty phải duy trì một số thị trường cũ khác và nỗ lực tìm kiếm những thị trường mới như:Tây Âu, Bắc Âu, Châu á… Đây là những thị trường hết sức phong phú đa dạng, song cũng hết sức phức tạp, trên các

thị trường này, tính cạnh tranh là rất cao, đặc biệt là về phẩm chất, chất lượng, đồng thời giá cả thường xuyên biến đổi theo quan hệ cung - cầu. Từ đó vấn đề đặt ra đối với Công ty là phải làm sao đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Muốn làm tốt điều đó Công ty phải tổ chức thật tốt, công tác thu mua tạo nguồn lạc xuất khẩu, chỉ có như vậy Công ty mới có được những mặt hàng có chất lượng cao, phẩm chất tốt để phù hợp với yêu cầu của khách hàng đặt ra.

Mặt khác, trên thị trường quốc tế đã có nhiều nước tham gia xuất khẩu lạc, cũng có nhiều trong số các nước đó có tiềm năng và công nghệ sản xuất hơn hẳn Việt Nam. Đây cũng chính là một nhân tố tác động gián tiếp đến hoạt động thu mua tạo nguồn lạc của Công ty. Bởi vì để có thể cạnh tranh được với những bạn hàng đó, Công ty chỉ có cách là thu mua tạo nguồn hàng trong nước thật tốt, có chất lượng cao, giá rẻ. Với mức giá xuất khẩu rẻ như vậy thì yêu cầu về giá cả cho công tác thu mua tạo nguồn và là hết sức co hẹp, đòi hỏi phải có sự cố gắng, nỗ lực của các nhân viên thu mua.

Môi trường trong nước:

Việt Nam đang phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường đa dạng hoá nhiều thành phần. Do vậy việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng nói chung và mặt hàng lạc nói riêng là do nhiều tổ chức kinh doanh khác thực hiện. Mặc dù Công ty nằm trong số các Công ty hàng đầu về hoạt động xuất khẩu lạc song cũng không thoát khỏi sự cạnh tranh gay

gắt. Như vậy để thu mua tạo nguồn có kết quả tốt làm tiền đề cho hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả cao thì Công ty phải có những chính sách thoả đáng, phù hợp sao cho việc thu mua tạo nguồn có hiệu quả nhất và có thể cạnh tranh với thị trường trong nước.

Các chính sách kinh tế của Nhà nước cũng có những tác động không nhỏ đến hoạt động thu mua tạo nguồn hàng. Việc Nhà nước hoạch định các vùng kinh tế hàng hoá hay đề ra các chính sách thuế thay đổi có thể hạn chế hay mở rộng chức năng thu mua của Công ty. Hơn nữa, Nhà nước lại không có sự quản lý thống nhất và chưa có được chiến lược lâu dài cho mặt hàng xuất khẩu, do đó mà hiện tượng tranh mua, tranh bán vẫn diễn ra quyết liệt. Sự cạnh tranh này có tác động tiêu cực rất lớn đến công tác thu mua tạo nguồn.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thu mua và xuất khẩu lạc của Công ty Vilexim trong thời gian tới (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w