I. Hoạt động tổ chức thu mua lạc xuất khẩu
2. Các hình thức thu mua lạc.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay Công ty sử dụng ba hình thức thu mua tạo nguồn lạc sau đây:
Đây là hình thức thu mua lạc xuất khẩu chủ yếu của Công ty, nó chiếm khoảng 80% giá trị hàng hoá thu mua. Công ty dựa trên yêu cầu của các đơn hàng từ phía khách hàng nước ngoài để đưa ra các điều kiện phù hợp cho hợp đồng thu mua về chất lượng, số lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời gian giao hàng… Khi cả hai bên Công ty và đơn vị sản xuất cung ứng đã thoả thuận xong thì tiến hành ký kết hợp đồng. Hợp đồng chính là cơ sở ràng buộc trách nhiệm giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Thông thường Công ty sẽ trả tiền cho người bán sau khi nhận được hàng hoá theo các điều khoản ghi trong hợp đồng. Trong những trường hợp ký kết các hợp đồng lớn với những nhà cung cấp đáng tin cậy đã có quan hệ truyền thống với Công ty thì Công ty cho ứng trước một tỷ lệ nhỏ theo giá trị hợp đồng.
Do sự chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường đã làm thay đổi cơ bản các phương thức thu mua. Với người bán hàng tâm lý chung là muốn thu tiền nhanh, gọn, nên trong thời gian vừa qua để đạt hiệu quả kinh doanh cao, Công ty đã tăng cường lượng tiền mặt phục vụ thu mua hàng theo phương thức này bằng nhiều hình thức huy động vốn.
Hình thức thu mua này nhanh gọn, phù hợp với yêu cầu của hai bên . Mua theo phương thức này có lợi nhuận tối đa vì Công ty so sánh được giá mua và giá bán, cũng như giữa các giá mua với nhau. Các chi phí về lưu thông hàng hoá được Công ty tính toán một cách chặt chẽ,
chính xác. Mặt khác thu mua theo kiểu này không mua qua trung gian, làm cho Công ty chủ động được giá mua và giá bán nên có thể đạt được lợi nhuận cao. Quá trình mua bán nhanh gọn đó đã làm tăng vòng quay của vốn, tăng hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh những ưu điểm trên thì hình thức thu mua này có những hạn chế nhất định như tính rủi ro cao, nhiều khi Công ty bị thua lỗ do những biến động bất thường trong thị trường, do giá cả mà Công ty không kiểm soát được. Mặt khác thu mua theo hình thức này, chất lượng hàng hoá không đều và không cao. Ngoài ra, sau quá trình mua bán, giữa Công ty và người bán không còn sự ràng buộc gì với nhau, do đó những lô hàng thu mua tiếp theo, khả năng mua của Công ty giảm do sự cạnh tranh mạnh mẽ của những người mua khác.
2.2. Phương thức uỷ thác xuất khẩu.
Theo phương thức này, hàng hóa vẫn thuộc về người cung ứng (khách nội), công ty không mua đứt. Công ty chỉ dùng danh nghĩa của mình để giao dịch với khách hàng nước ngoài (khách ngoại) nhằm thoả thuận với họ về các điều khoản, chất lượng, số lượng, giá cả , phương thức thanh toán…và ký kết hợp đồng xuất khẩu với khách ngoại, sau đó tiến hành xuất khẩu lô hàng, thu tiền hàng trả cho khách nội sau khi trừ bớt một phần phí uỷ thác xuất khẩu cho công ty theo tỷ lệ % giá trị hợp đồng (1 – 2%).
Trước đây, thu mua theo phương thức này được sử dụng thường xuyên trong hoạt động xuất khẩu của Công ty, nó luôn chiếm tỷ trọng
tương đối lớn trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Song trong những năm gần đây tỷ lệ này đã giảm đi nhiều. Nguyên nhân là do thời gian gần đây các địa phương và các tổ chức sản xuất kinh doanh đều có quyền tham gia xuất khẩu trực tiếp.
2.3. Phương thức trao đổi hàng.
Đối với phương thức này, quá trình mua bán lâu dài nên có sự ràng buộc giữa người mua và người bán. Do vậy, Công ty có điều kiện thuận lợi trong khâu mua, tạo ra khả năng nguồn lạc khai thác ổn định , đồng thời cũng do người bán và Công ty có mối liên hệ mật thiết nên giảm bớt được sự cạnh tranh trong khâu mua với những lô hàng tiếp theo.
Tuy vậy, phương thức trao đổi hàng có nhược điểm như; Quá trình trao đổi hàng diễn ra dài, nhiều khi không tiến hành song song , đồng thời vòng quay của vốn chậm , hiệu quả không cao, nhiều khi Công ty còn bị chiếm dụng vốn vì quá trình trao đổi hàng không đều .