Đối phó với ximăng ngoại nhập trong tiến trình hội nhập.

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP XI MĂNG VIỆT NAM (Trang 50)

- Dầu : Được mua từ các công ty xăng dầu Việt Nam trong trong thờ

NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGAØNH CÔNG NGHIỆP XI MĂNG VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH

3.4.7 Đối phó với ximăng ngoại nhập trong tiến trình hội nhập.

Sản phẩm xi măng của Việt Nam đã và đang thực hiện đúng lộ trình cắt giảm thuế quan theo tiến trình hội nhập CEPT/AFTA. Theo đó giá thành sản xuất của các nhà máy xi măng hiện nay dao động ở mức 24- 27 USD/tấn (chưa kễ khấu hao). Nếu chi phí tính riêng clinker thì giá thành khoảng 20,5USD/tấn, thấp hơn mức giá FOB của clinker Thái Lan mà hiện nay ta đang nhập ( giá FOB của clinker Thán Lan mà hiện nay ta đang nhập khoảng 21- 21,5 USD/tấn). Như vậy, công chi phí vận tải về đến Việt Nam, giá clinker nhập khẩu sẽ cao hơn nhiều so với climker tự sản xuất trong nước. Đây là cơ sở để hy vọng rằng, xi măng Việt nam hội đủ điều kiện để có thể cạnh tranh trên thị trường so với xi măng ngoại nhập trong tiến trình hội nhập sắp tới.

Giá bán xi măng trong nước trong thời gian qua cũng luôn được giữ ở mức giá ổn định. Hiện giá bán được dao động từ 46 đến 48,5 USD/tấn ở phía Bắc và phía Nam là 52,5 đế 58 USD/tấn, thấp hơn giá bán nội địa của các nước trong khu vực ( Malaysia là 58 đến 60USD/tấn, Indonesia 55 – 58USD/tấn, Thái Lan 65- 66 USD/tấn và Brunei là 64 đến 65 USD/tấn). Như vậy trong thời gia sắp tới khi mà lượng xi măng theo dự báo sẽ cung sẽ cao hơn cầu ở thị trường nội địa, điều này đặt ra cho chúng ta một suy nghĩ là định hướng cho việc xuất khẩu xi măng.

Vì vậy nếu có chiến lược và sách lược đúng đắn thì ngành công nghiệp xi măng của chúng ta vẫn hiệu quả và đảm bảo được tính cạnh tranh trong tiến trình hội nhập.

Các thị trường xuất khẩu mà chúng ta cần nhắm tới là :

Thị trường Campuchia, Lào là hai thị trường xét về mặt địa lý nằm gần Việt Nam vì vậy cước phí vận chuyển tương đối thấp và với giá xi măng hiện nay của Việt nam thì có thể cạnh tranh được với các quốc gia xuất khẩu xi măng trong khu vực.

Thị trường các quốc gia hầu như hòan toàn nhập xi măng như Singapore, Brunei và những quốc gia khác như : Bangladesh, Nigieria. Đây là những thị trường mà Việt Nam cần phải quan tâm nghiên cứu để định hướng cho việc xuất khẩu xi măng trong tương lai.

Trang 51

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP XI MĂNG VIỆT NAM (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)