Ảnh hưởng của yếu tố khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP XI MĂNG VIỆT NAM (Trang 25)

Từ những năm 70 của thế kỷ XX, hầu hết các nước trên thế giới khi xây dựng nhà máy xi măng đều sử dụng công nghệ lò quay phương pháp khô. Tuy nhiên, do hoàn cảnh khác nhau nên đến nay lò đứng vẫn còn tồn tại ở một số nước Châu Á như : Trung Quốc (có trên 5.000 lò, hiện nay họ đang thay thế dần bằng công nghệ lò quay phương pháp khô), Ấn Độ ( có 8 nhà máy xi măng lò đứng trên tổng số 157 nhà máy – chiếm 5,1%), Myanma, Nepan, Pakistan, Việt Nam. Tiêu hao nhiệt năng cho nung clinker trong lò đứng cơ giới hóa hiện nay khoảng 1.100 đến 1.250 Kcal/kg clinker.

Ơû nước ta, đến năm 2004 cả nước có gần 50 cơ sở sản xuất xi măng bằng công nghệ lò đứng cơ giới hóa và các cơ sở này đã tạo ra sản lượng khoảng 3,8 triệu tấn xi măng/năm ( theo số liệu thống kê của các chi hội xi măng lò đứng đến tháng 08/2004).

Trang 26

Trong đó phía Bắc khoảng 33 cơ sở với sản lượng năm 2004 là 2,7 triệu tấn; phía Nam 14 cơ sở sản xuất với sản lượng khoảng 1,18 triệu tấn. Nếu tính cả các cơ sở sản xuất xi măng lò đứng cơ giới hóa do các doanh nghiệp tư nhân đầu tư tại các tỉnh phía Bắc thì sản lượng xi măng được sản xuất bằng công nghệ lò đứng trong năm 2004 khoảng 4,25 triệu tấn chiếm khoảng 19% tổng sản lượng xi măng sản xuất trong cả nước.

Công nghiệp xi măng lò đứng trong những năm qua đã góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của các địa phương, giải quyết việc làm ổn định cho trên 20.000 lao động với mức thu nhập trung bình từ 1 đến 1,7 triệu đồng/người/tháng. Cá biệt có cơ sở sản xuất đã hoàn trả vốn vay đầu tư và khai thác sản lượng vượt công suất thiết kế từ 15 đến 20% nên đã có mức thu nhập trên 2 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, so với công nghệ xi măng lò quay, công nghệ xi măng lò đứng cơ giới hóa tồn tại một số nhược điểm chính là : do đặc thù về công nghệ nên chất lượng clinker không ổn định (trung bình đạt 30 -45MPa), hàm lượng CaO tự do trong clinker thường xuyên biến động (từ 2 – 4%); chất lượng không đồng đều, độ dao động chất lượng lớn; tiêu hao nhiệt năng trong quá trình nung clinker cao hơn lò quay phương pháp khô đến 450Kcal/kg, giá bán thấp hơn lò quay 120 đến 150 ngàn đồng/tấn; gây ô nhiểm môi trường cao hơn; công nhân phải lao động với cường độ cao; đặc biệt là công nhân vận hành nung clinker; năng suất lao động thấp; tai nạn lao động luôn tiềm ẩn.

Năm 2005 nhu cầu sử dụng xi măng có chất lượng cao từ PCB40 trở lên theo TCVN 6260: 1997 ở trong nước ngày càng lớn. Các cơ sở sản xuất xi măng bằng công nghệ lò đứng cơ giới hóa nếu không có những biện pháp để tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất – kinh doanh thì sẽ khó đứng vững trên thị trường.

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP XI MĂNG VIỆT NAM (Trang 25)