Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật.
hiện nay. Nhà nước phải không ngừngcần tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản xuất kinh doanh, tạo hành lang pháp lý vững chắc để các thành phần kinh tế yên tâm bỏ vốn ra đầu tư. Trong việc ban hành và thực hiện các cơ chế chính sách pháp luật cần nắm bắt nhanh và kịp thời mọi sự phát triển của nền kinh tế xã hội, cần phải thu thập ý kiến đầy đủ, khách quan từ các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp để đảm bảo việc thực thi được chính xác, hiệu quả, công bằng và phù hợp với các điều kiện thực tế, tránh tình trạng các văn bản pháp lý được đưa ra nhưng không phù hợp, gây khó khăn trong quá trình thực hiện của các doanh nghiệp và nền kinh tế. Bên cạnh đó, Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến đảm bảo tiền vay, làm thế nào để trong trường hợp ngân hàng đã thực hiện đúng các quy định về thế chấp, cầm cố và đăng ký giao dịch bảo đảm cho các tài sản thế chấp thì khi xử lý nợ vay, ngân hàng phải được toàn quyền trong việc thanh lý tài sản đảm bảo với thời gian ngắn nhất để thu hồi công nợ nhằm khác phục những khó khăn về quy trình, thủ tục và thời gian xử lý tài sản đảm bảo tiền vay thu hồi vốn như hiện nay.
Hai là, Nhà nước cần tạo ra một môi trường kinh tế ổn định, lành mạnh nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh hiệu quả cho các thành phần kinh tế.
Với tư cách là người tạo lập môi trường vĩ mô, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp lý để tạo ra cơ sở cho hoạt động tài chính, tín dụng ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp, Nhà Nước nước cần hoàn thiện hơn các luật doanh nghiệp, luật kinh tế, luật đầu tư nước ngoài... để phù hợp với tình hình mới và tạo hành lang pháp lý lâu dài cho hoạt động của doanh nghiệp. Định hướng phát triển kinh tế của Nhà Nước cần đồngĐồng bộ tránh tình trạng thường xuyên thay đổi các chính sách dẫn đến những khó khăn tổn thất của doanh nghiệp. Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện, đổi mới môi trường kinh tế, coi đó là giải pháp tổng thể và cơ bản nhất trong quá trình đổi mới mọi lĩnh vực kinh doanh nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nói riêng. Thúc đẩy thị trường tài chính, trước hết là thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ nhằm xác định khuôn khổ hoạt động của các ngân hàng, tạo thêm nhiều cơ hội đầu tư để các ngân hàng có thể thực hiện việc phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đa dạng hóa các công cụ thanh toán nhằm hạn chế rủi ro
trong hoạt động ngân hàng.
Trong việc hoạch định chính sách, Nhà nước cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống NHTM, tránh tình trạng thắt chặt hoặc thả lỏng quá mức, gây ra những thay đổi định hướng quá đột ngột làm ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM.
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống thông tin, kiểm toán, kế toán theo chuẩn mực quốc tế,…; tăng cường việc thực hiện công tác kế toán, kiểm toán tài chính trong các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh để tạo ra sự phát triển ổn định của nền kinh tế, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng phát triển bền vững, an toàn, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
Ba là, chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp.
- Sủa đổi, bổ sung quy định về kiểm toán độc lập, trong đó bổ sung đối tượng kiểm toán bắt buộc là các công ty cổ phần, giúp cho ngân hàng thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp vay vốn được an toàn, trong và sau khi cho vay và tạo điều kiện để các doanh nghiệp thích ứng với quá trình hội nhập.
- Chính phủ cần xem xét kỹ khi cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp và tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp sau khi cấp giấy phép hoạt động.
- Tăng cường năng lực tài chính để nâng số vốn tự có trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tránh tình trạng vốn vay ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Với những kiến thức của bản thân tích luỹ được trong suốt khoá học, kinh nghiệm công tác tại Ngân hàng liên doanh VID Public – chi nhánh Hải Phòng hơn 03 năm và sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô trong khoa Ngân hàng - Tài chính của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, nhưng bài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tuy nhiên, bài nghiên cứu này cũng đã đạt được những thành công bước đầu đối với việc nghiên cứu, tổng hợp những kiến thức về mặt lý luận tương đối phong phú đối với hoạt động tín dụng và hạn chế RRTD của NHTM trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại để có được cách nhìn tổng quan cũng như hiểu được sâu hơn về công tác hạn chế RRTD của NHTM: về khái niệm, về các nhân tố ảnh hưởng, về các tiêu thức đánh giá… từ đó làm cơ sở để nhìn nhận vào công tác hạn chế RRTD của Ngân hàng liên doanh VID Public – chi nhánh Hải Phòng. Trên cơ sở xem xét thực tế hoạt động, với thực trạng RRTD của giai đoạn 2008 - 2010 làm minh chứng cho cơ sở lý luận, từ đó kết hợp với lý luận để phân tích, đánh giá chỉ ra được những nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan làm ảnh hưởng đến công tác hạn chế RRTD của Ngân hàng liên doanh VID Public – chi nhánh Hải Phòng.
Đề tài cũng đã làm sáng tỏ lý thuyết gắn với thực tiễn công tác hạn chế RRTD của NHTM, cụ thể là hoạt động của Ngân hàng liên doanh VID Public – chi nhánh Hải Phòng và hơn thế nữa là đã đưa ra được một số giải pháp mang tính thực tiễn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cũng như thực trạng công tác hạn chế RRTD của Ngân hàng liên doanh VID Public – chi nhánh Hải Phòng để từ đó giúp cho chi nhánh có thể khắc phục được những tồn tại trong việc hạn chế RRTD thông qua việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ tai Chi nhánh cũng như việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong thời gian tới. Cuối cùng, đóng góp lớn hơn cả thông qua việc hạn chế RRTD là đảm bảo được sự an toàn trong hoạt đông của Chi
nhánh nói riêng và hệ thống Ngân hàng liên doanh VID Public nói chúng đứng trước tình hình nợ xấu của các NHTM ngày càng gia tăng trong giai đoạn hiện nay.
Đồng thời bài viết cũng đưa ra được một số kiến nghị mang tính thời sự tới NHNN Việt nam, Chính phủ, các bộ ngành để giải quyết tạo hành lang pháp lý cho hệ thống NHTM Việt Nam có được những cơ hội tốt hơn nữa, trước hết là trong hoạt động tín dụng, để phát triển khai thác có hiệu quả những tiềm năng, vươn lên trong cạnh tranh với các NHTM nước ngoài đang cùng hội nhập vào thị trường Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tài chính (2008, 2009, 2010), Ngân hàng liên doanh VID Public chi nhánh Hải Phòng ,
2. Báo cáo tổng hợp tình hình hoạt động tín dụng (2008, 2009, 2010), Ngân hàng liên doanh VID Public chi nhánh Hải Phòng.
3. Báo cáo doanh số cho vay, thu nợ phân theo ngành kinh tế (2008, 2009, 2010),
Ngân hàng liên doanh VID Public chi nhánh Hải Phòng.
4. Báo cáo thường niên(2008, 2009, 2010), Ngân hàng liên doanh VID Public
5. PGS. TS. Phan Thu Hà (2004), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê
6. PGS. TS. Lưu Thị Hương, PGS. TS. Vũ Duy Hào (2007), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
7. PGS-TS Nguyễn Thị Mùi (2004), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Tài chính.
8. Ngân hàng liên doanh VID Public (tháng 4/2006), Sổ tay tín dụng phiên bản 1. 9. Peter S.Rose (2004), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Tài chính.
10.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, NXB Thống kê, Hà Nội.
11.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2000), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.
12.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ Luật Dân sự,
NXB Chính trị Quốc gia.