ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG LIÊN DOANH VID PUBLIC CHI NHÁNH HẢ

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng liên doanh VID Public Bank chi nhánh Hải Phòng (Trang 90)

Public chi nhánh Hải Phòng.

Dựa trên những điều kiện thuận lợi về địa bàn đầu tư? cũng như định hướng phát triển của Hội sở chính NHLD VID Public trong hoạt động tín dụng là “An toàn và hiệu quả”, NHLD VID Public chi nhánh Hải Phòng dự kiến hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong những năm tới sẽ có tốc độ tăng trưởng cao và chất lượng tín dụng tốt trong hệ thống NHLD VID Public. Cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn và sự phát triển của các hình thức đầu tư trực tiếp khác, hoạt động tín dụng của Chi nhánh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì và phát triển thị phần. Cụ thể định hướng phát triển hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong thời gian tới như sau:

- Tiếp tục thẩm định và cho vay các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh những mặt hàng thiết yếu theo định hướng phát triển của thành phố như các sản phẩm công nghệ cao đồng đ ồng thời hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu. Tăng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn để đầu tư tài sản cố định và tích cực tìm kiếm những dự án đầu tư khả thi, có hiệu quả.

- Về đối tượng cho vay: Chi nhánh chủ trương giảm dần tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước có tình hình tài chính yếu kém, hoạt động không hiệu quả. Chi nhánh chú trọng đối với các doanh nghiệp được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước trước đây và các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

- Tích cực tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có tài sản đảm bảo. Đặc biệt Chi nhánh sẽ tăng cường việc tiếp cận những doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng và các tỉnh lân cận, các doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài với mục đích sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại tệ huy động được. - Bám sát, theo dõi chặt chẽ các đơn vị có nợ tồn đọng, đồngđồng thời tích cực thu hồi những khoản nợ đã đươc xử lý, đã được trích lập dự phòng.

- Tăng cường công tác quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm phát hiện, kiểm soát và ngăn ngừa RRTD.

* Đinh hướng và mục tiêu cụ thể đến năm 2015:

- Nguồn vốn huy động tăng bình quân 30%/năm - Dư nợ cho vay tăng bình quân 22%/năm - Tỉ lệ nợ quá hạn dưới 1,5% tổng dư nợ.

- Lợi nhuận trước thuế tăng bình quân 30%/năm

3.2.Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng liên doanh VIDPublic chi nhánh Hải PhòngPublic chi nhánh Hải Phòng Public chi nhánh Hải Phòng

Như tác giả đã phân tích ở phần thực trạng hoạt động tín dụng và một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế RRTD tại các Ngân hàng nói chung và NHLD VID Public chi nhánh Hải Phòng nói riêng, RRTD có thể xảy ra từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan, từ chính bản thân ngân hàng, từ khách hàng và từ cả môi trường kinh tế bên ngoài. Nhận diện được những nguyên nhân trên là điều kiện cơ bản để phòng ngừa và hạn chế RRTD. Trong những năm vừa qua, NHLD VID Public chi nhánh Hải Phòng đã thực hiện khá hiệu quả một số giải pháp để hạn chế RRTD. Tuy nhiên, quản lý RRTD là một quá trình liên tục trong một NHTM nên để hiệu quả hoạt động bền vững thì nhất thiết không ngừng đề ra các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý rủi ro, đặc biệt trong hoạt động tín dụng. NHTM muốn giảm thiểu rủi ro cho mình nhất thiết phải có một hệ thống giải pháp chủ động ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ những nguyên nhân chủ quan nội bộ cũng như hạn chế sự ảnh hưởng từ phía khách hàng. Hệ thống những giải pháp để hạn chế RRTD tại NHLD VID Public chi nhánh Hải Phòng bao gồm những nội dung sau:

Ba là, 3.2. 1. n N âng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của bất cứ hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín

dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Việc tuyển chọn đào tạo cán bộ về chuyên môn trình độ nghiệp vụ và đạo đức tác phong nghề nghiệp là việc làm hết sức quan trọng đối với mỗi ngân hàng, đặc biệt là trong nền kinh tế mở với những kiến thức hội nhập sâu rộng. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng được đưa ra tập trung vào một số nội dung sau:

- Chi nhánh cần quan tâm đúng mức việc đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về từng nghiệp vụ cụ thể, từng đối tượng khách hàng có đặc điểm đặc thù về sản xuất kinh doanh cụ thể. Do hoạt động tín dụng liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, sản phẩm trong khi đó đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng chủ yếu được đào tạo từu các trường kinh tế, kinh nghiệm liên quan đến các lĩnh vực kỹ thuật, xây dựng rất hạn chế, điều này đòi hỏi cán bộ làm công tác tín dụng không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên tìm hiểu các ngành nghề, lĩnh vực khác để phục vụ cho hoạt động tín dụng. Chi nhánh cần xây dựng chính sách đào tạo để nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tín dụng một cách có hiệu quả như: khuyến khích những cán bộ đang công tác tại ngân hàng tiếp tục đi học để nâng cao kiến thức nghiệp vụ và kiến thức thị trường, cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về phòng chống rủi ro, các lớp công nghệ thông tin để ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác tín dụng đảm bảo cạnh tranh và tránh rủi ro xảy ra. Ngoài ra, cần phải mời các chuyên gia pháp lý đến giảng, trao đổi kinh nghiệm trong các tình huống, vụ án liên quan đến lĩnh vực ngân hàng để cán bộ làm công tác tín dụng có thêm kinh nghiệm, hiểu thêm về pháp luật, kỹ năng thẩm định, phân tích rủi ro, quyết định cho vay được an toàn. Tăng cường trao đổi kinh nghiệm trong đội ngũ cán bộ tín dụng ở các chi nhánh khác nhau thông qua các khóa tập huấn, các cuộc hội thảo.

- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến tín dụng. Cập nhật kiến thức nghiệp vụ và tập huấn các quy định pháp luật mới. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần phải thường xuyên liên kết, tổ chức các khóa đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ, gửi cán bộ tín dụng đi đào tạo ở nước ngoài hoặc mời các giảng viên là các chuyên viên có kinh nghiệm.

- Hiện nay, cường độ làm việc của các cán bộ tín dụng của Chi nhánh trong thời gian qua là khá căng thẳng, thậm chí việc làm thêm ngoài giờ là khá phổ biến. Và điều này đã dẫn đến những hạn chế các hoạt động tiếp xúc với khách hàng, kiểm tra và kiểm soát các khoản cho vay. Vì vây, để đảm bảo an toàn tín dụng, đủ nhân lực để đón bắt các cơ hội kinh doanh mới thì việc tăng cường cả về số lượng và chất lượng cán bộ tín dụng sẽ giúp cho Chi nhánh đảm bảo nhịp độ tăng trưởng tín dụng đồng đ ồng thời đảm bảo được chất lượng tín dụng.

- Chi nhánh cũng cần chú trọng nhiều hơn, đòi hỏi cao hơn đối với cán bộ tín dụng nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay: Các cán bộ tín dụng p hải được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành ở các trường đại học có uy tín. Trong điều kiện quy mô đào tạo chuyên ngành tài chính ngân hàng rất lớn như hiện nay thì phải làm tốt công tác tuyển chọn, sàng lọc từ đầu; Về năng lực công tác: đòi hỏi những cán bộ có liên quan đến hoạt động cho vay phải thường xuyên nghiên cứu, học tập, nắm vững, thực hiện đúng các quy định hiện hành và phải không ngừng nâng cao năng lực công tác, nhất là khả năng phát hiện, ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng khách hàng; Về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm: yêu cầu mỗi cán bộ ngân hàng phải luôn tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm. Bên cạnh đó, các cán bộ tín dụng phải có những hiểu biết nhất đinh về xã hội và khả năng giao tiếp, đây chính là yếu tố giúp khách hàng và ngân hàng hiểu nhau hơn, làm cho khách hàng có thiện cảm và gắn bó hơn với ngân hàng. Với khả năng giao tiếp tốt, cán bộ tín dụng sẽ tìm hiểu thêm được nhiều thông tin về khách hàng phục vụ cho công tác thẩm định, quản lý khoản vay.

- Chi nhánh cần xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự, thực hiện cơ chế tài chính thông thoáng nhằm thu hút được nhân tài và duy trì đủ nhân lực chất lượng có thể đảm trách các hoạt động tín dụng ngân hàng. Vì việc tăng trưởng tín dụng không đồng đ ồng bộ với số lượng và chất lượng của cán bộ tín dụng phụ trách nên dễ dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng. Số lượng cán bộ tín dụng có kinh nghiệm hiện nay tại Chi nhánh không nhiều, trong khi các ngân hàng mới thành lập lại thu hút nhân sự với chính sách đãi ngộ tốt hơn nên dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám nhất là trong tình hình khan hiếm nguồn nhân

lực có trình độ cao trong ngành tài chính ngân hàng như hiện nay.

Một là,3.2.2. nNâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Một trong những giải pháp quan trọng để ngăn ngừa, hạn chế RRTD là nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, bởi thẩm định tín dụng là khâu đầu tiên và quan trọng trong quy trình cho vay của bất cứ ngân hàng nào. Nếu thẩm định tín dụng được thực hiện tốt, đạt được chất lượng cao thì sẽ loại bỏ được những khách hàng vay không đủ điều kiện vay vốn và góp phần hạn chế, ngăn ngừa được RRTD.

Tăng cường hơn nữa việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng thông qua việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng kết hợp với giám sát việc tuân thủ của cán bộ tín dụng trong việc thực hiện quy trình nghiệp vụ và các quy định có liên quan về phòng tránh các tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Những giải pháp để nâng cao chất lượng thẩm dịnh tín dụng bao gồm:

- Xây dựng kế hoạch tín dụng phải phù hợp với năng lực thực tế về phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phù hợp, đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn gốc và lãi. Kế hoạch tín dụng quá cao sẽ khiến cho các cán bộ tín dụng gặp nhiều khó khăn trong việc buông lỏng sự kiểm soát, tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin cần thiết về khách hàng vay vốn, làm cho nguy cơ tiềm ẩn RRTD có cơ hội phát triển nhanh.

- Xem xét cơ sở khoa học của việc lập dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, tổ chức đủ tư cách pháp nhân lập dự án đầu tư, thời gian lập đến khi xin vay vốn, đối chiếu với quy định của nhà nước; dự kiến năng lực sản xuất, kinh doanh, mặt hàng, dịch vụ, giá thành, thị trường cung ứng vật tư, hàng hóa, dự kiến thu nhập, lãi và thời gian hoàn vốn.

- Những dự án vay vốn lớn Chi nhánh nên thuê tổ chức tư vấn độc lập, có tư cách pháp nhân, có năng lực, uy tín để thẩm định xác nhận trước khi chấp thuận cho vay, việc này có thể làm gia tăng chi phí cho ngân hàng nhưng lại đảm bảo an toàn trong cho vay, bởi cán bộ thẩm định của ngân hàng tuy có kinh nghiệm nhưng chưa toàn diện nên việc chấp thuận hoặc từ chối cho vay có thể chưa chính xác.

đảm bảo việc thẩm định tín dụng, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng theo chiều sâu, tránh mang tính hình thức, đối phó. Nâng cao chất lượng và tính chủ động thường xuyên giám sát, kiểm soát của các cấp lãnh đạo trung gian đối với hoạt động nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng.

- Tăng chất lượng của việc thu thập thông tin: khi tiếp xúc khách hàng, cán bộ thẩm định cần tạo ra không khí thân mật, cởi mở và hướng cuộc nói chuyện vào chủ đề đã định nhằm thu được những thông tin cần thiết về khả năng trả nợ, tình hình thanh toán và vị thế của doanh nghiệp cũng như lịch sử tín dụng và quan hệ của khách hàng với các TCTD khác. Qua đó, cán bộ thẩm định sẽ xác định được mức độ thành thật, mức độ tin tưởng vào các thông tin do khách hàng đưa ra. Bên cạnh đó, cán bộ thẩm định cần phải tìm hiểu, thu thập và xử lý thông tin từ nhiều nguồn khác nhau về khách hàng và kiểm tra được mức độ trung thực của các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp thông qua sự hỗ trợ của các công ty kiểm toán.

Hai là,3.2.3. xXây dựng chiến lược khách hàng.

Việc xây dựng chiến lược khách hàng là điều cần thiết nhất là trong tình trạng cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng với nhau như hiện nay nhằm giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới theo hướng đa dạng hóa thành phần khách hàng từ khách hàng cá nhân đến các tổ chức kinh tế để vừa mở rộng thị phần, vừa phân tán được rủi ro. Để xây dựng một chiến lược khách hàng hiệu quả, có thể sử dụng một số biện pháp sau:

- Lựa chọn khách hàng

Việc lựa chọn khách hàng là việc xây dựng một hệ thống khách hàng đủ tin cậy, đánh giá và phân loại khách hàng theo mức độ RRTD. Đây là một việc làm hết sức quan trọng mà được thực hiện ngay ở khâu đầu tiên của quá trình thẩm định. Việc lựa chọn thẩm định khách hàng phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định và quy định của ngân hàng, không phải khách hàng nào đến yêu cầu xin vay đều được xét duyệt. .

Đối với đối tượng là khách hàng cá nhân: Cán bộ tín dụng của Chi nhánh phải quan tâm tới hồ sơ xin vay của khách hàng, xem xét khách hàng đó có đủ

tin cậy không qua một số kênh thông tin xung quanh người vay. Đó là một số thông tin qua cơ quan, đơn vị mà người vay công tác, qua các mối quan hệ bạn bè, hàng xóm… , tiếp xúc với khách hàng để nắm bắt tâm lý của người vay xem có trung thực trong hành vi vay vốn hay không, từ đó xếp hạng tín dụng khách hàng và đưa ra quyết định cho vay hay không.

Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Ngoài hồ sơ xin vay của khách hàng thì ngân hàng xem xét tiền sử vay nợ của doanh nghiệp thế nào, tình hình tài chính của doanh nghiệp quan hệ bạn hàng của doanh nghiệp.

- Đa dạng hóa khách hàng

Việc đa dạng hóa khách hàng giúp cho ngân hàng mở rộng mạng lưới khách hàng, quan hệ khách hàng. Hiện nay đối tượng khách hàng của NHLD VID Public chi nhánh Hải Phòng chủ yếu là các đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, vậy nên việc mở rộng khách hàng là các doanh nghiệp Nhà nước lớn và tập đoàn lớn là việc làm hết sức cần thiết trong xu hướng phát triển kinh doanh hiện tại của Ngân hàng. Việc đa dạng hóa khách hàng không chỉ ở việc mở rộng đối tượng khách hàng mà phải mở rộng lĩnh vực cho vay. Nên mở rộng lĩnh vực cho vay rộng hơn so với hiện nay, nên xâm nhập mạnh vào một số lĩnh vực tiềm năng như: năng

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng liên doanh VID Public Bank chi nhánh Hải Phòng (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w