mại.
* Xây dựng chính sách tín dụng an toàn, hiệu quả và toàn diện.
Chính sách tín dụng quy định những nguyên tắc cơ bản chung nhất của hoạt động cấp tín dụng nhằm thống nhất hoạt động cấp tín dụng đối với các tổ chức và cá nhân trong khuôn khổ mức rủi ro hợp lý. Chính sách tín dụng được lập nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng được thực hiện trên cơ sở khách quan, thống nhất, minh bạch và tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Để hạn chế RRTD, mỗi ngân hàng xây dựng cho mình một chính sách tín dụng riêng phụ thuộc vào điều kiện thị trường, môi trường kinh tế vĩ mô và các yếu tố khác, tuy nhiên đều có những nội dung cơ bản:
- Phân cấp quản lý ưu tiên khách hàng và đối tượng khách hàng theo từng vùng địa lý theo chiến lược của ngân hàng. Quy định cụ thể và rõ ràng những trường hợp khuyến khích, hạn chế cho vay, thận trọng trong cho vay, không cho vay.
- Phân cấp thẩm quyền cho vay đến từng cán bộ tín dụng, không phải cán bộ tín dụng nào cũng được phụ trách và quản lý các khoản vay với mức dư nợ cao, nhà quản lý phải sắp xếp và phân loại đội ngũ cán bộ tín dụng theo nhóm và phân cấp
hạn mức cho cán bộ tín dụng.
- Quy định rõ ràng danh mục các loại tài sản có thể nhận làm tài sản bảo đảm và những loại tài sản không được ngân hàng chấp nhận làm tài sản bảo đảm.
- Quy trình xử lý công việc, phân cấp chịu trách nhiệm trong công việc và báo cáo thông tin trong nội bộ phòng tín dụng; Quy trình tiếp nhận, kiểm tra và ra quyết định đối với đơn xin vay của khách hàng; Quy trình thẩm định phải đảm bảo tính
khoa học đồngĐồng thời hạn chế được rủi ro.
- Phân tán rủi ro trong quá trình cấp tín dụng: không dồn vốn cho vay quá nhiều đối với một khách hàng hoặc không tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực kinh tế có rủi ro cao.
* Xếp hạng tín dụng.
Thực chất của việc xếp hạng tín dụng là mô hình lượng hóa rủi ro. Mô hình này vừa khắc phục được phương thức truyền thống là sử dụng định tính để đánh giá khoản vay đồngĐđồng thời cho phép xử lý nhanh chóng các đơn xin vay, giảm chi phí, đảm bảo tính khách quan, góp phần tích cực vào việc hạn chế RRTD.
Xếp hạng tín dụng là việc chấm điểm RRTD của khách hàng, đánh giá mức độ rủi ro hiện tại, dự đoán rủi ro tiềm tàng để đưa ra các biện pháp phòng ngừa, đảm bảo tín dụng, thực hiện việc trích lập dự phòng đối với từng khách hàng, đáp ứng yêu cầu phân loại xếp hạng khách hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Để có thể hạn chế RRTD xảy ra, các NHTM cần xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của TCTD.
* Kiểm tra tín dụng.
Do Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan có thể làm suy yếu tình
hình tài chính của một số công ty, cá nhân đang có dư nợ ở ngân hàng. Các món nợ của các đối tượng khách hàng trên có thể làm gia tăng lượng nợ quá hạn cho ngân hàng. Nhiệm vụ của cCán bộ tín dụng phụ trách khoản vay phải có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ các khoản vay hiện đang có dư nợ tại ngân hàng. Việc xây dựng quy trình kiểm tra tín dụng là việc quan trọng trong hạn chế RRTD của ngân hàng. Tuy nhiên phải xây dựng quy trình kiểm tra phải xây dựng như thế nào cho có hiệu quả
là một vấn đề cũng hết sức quan trọng. Một quy trình chặt chẽ nhưng quá rườm rà và phức tạp không phải là sự lựa chọn hợp lý mà, quy trình phải đảm bảo tính hiệu quả và khả năng thực thithi. Việc kiểm tra tín dụng một cách thường xuyên và liên tục sẽ giúp cho các nhà quản lý điều hành hoạt động ngân hàng hiệu quả hơn, có thể đánh giá chất lượng cán bộ tín dụng cũng như hiệu quả hoạt động tín dụng của các ngân hàng.
* Trích lập dự phòng.
Trích lập dự phòng là cách thức hữu hiệu để hạn chế rủi ro do tổn thất tín dụng gây ra. Việc trích lập dự phòng phải căn cứ vào thực tế trả nợ vay thay vì căn cứ vào khả năng trả nợ trong quá khứ của khách hàng. Một Các số nướcquốc gia trên thế giới áp dụng các nguyên tác dự phòng khác nhau dựa theo việc phân loại nợ vay có khả năng gây tổn thất ở mức độ khác nhau. Chẳng hạn, ở Singapore dự phòng tổn thất khoản vay ước tính từ danh mục vay được áp dụng cho các khoản vay tiêu dùng; ở Thái Lan phân loại khoản vay được đưa vào luật, các cơ quan giám sát ngân hàng có quyền yêu cầu trích lập dự phòng các khoản vay cần chú ý.
* Xử lý rủi ro đối với các khoản vay có vấn đề.
Khi phát sinh rủi ro từ hoạt động cấp tín dụng, việc xử lý rủi ro phải được thực hiện theo nguyên tắc nhất định và sử dụng những biện pháp phù hợp. Xử lý rủi ro phải tuân theo những nguyên tắc như: Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; Mỗi khoản vay được phép sử dụng nhiều biện pháp xử lý rủi ro; Đảm bảo hiệu quả, nhanh chóng thu hồi tiền vốn, lãi và các tài sản. Khi cần thiết phải xử lý rủi ro thông qua các cơ quan pháp luật. Bên cạnh đó phải xây dựng thành phần xử lý, thẩm quyền xử lý và chế độ làm việc của bộ phận xử lý rủi ro đảm bảo tính công khai minh bạch và hiệu quả.
* Thực hiện cơ chế bảo đảm tiền vay.
Trong cơ chế thị trường, sự ra đời và phát triển các loại hình ngân hàng, các TCTD cùng với sự đa dạng của các hoạt động và các hình thức tín dụng đã tạo nên một thị trường tín dụng đầy sôi động. Nhưng điều đó cũng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro có thể xảy ra với các ngân hàng mà khả năng ngăn ngừa chống đỡ kém. Vì thế pháp luật của hầu hết các nước đều có quy định cụ thể về an toàn trong hoạt động tín dụng, theo đó các TCTD khi cấp tín dụng đều phải tuân thủ những điều
kiện nhất định. Thông thường để có thể tránh những rủi ro không trả được nợ của người đi vay, các ngân hàng quy định các điều kiện vay vốn, trong đó bảo đảm tiền vay được xem là một điều kiện quan trọng. Bản chất của bảo đảm tiền vay là việc các TCTD áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản của khách hàng vay, tài sản được hình thành từ vốn vay và tài sản của bên bảo lãnh dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với TCTD. Khi rủi ro xảy ra , các TCTD có thể thu hồi được vốn thông qua tài sản mà bên vay đã dùng làm vật bảo đảm ngay cả trong trường hợp bên đi vay không có khả năng trả nợ, đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay.
* Tham gia bảo hiểm tín dụng.
Tham gia bảo hiểm tín dụng là một trong những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đã được áp dụng bởi nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các ngân hàng mua bảo hiểm cho các khoản tín dụng cấp ra không nhiều do phát sinh thêm phí bảo hiểm và mức đền bù chưa được cao khi rủi ro phát sinh. Các NHTM ở Việt Nam cần nhận thức tầm quan trọng của bảo hiểm tín dụng trong trường hợp có rủi ro xảy ra, bảo hiểm tín dụng sẽ bồi thường theo tỷ lệ quy định. Ngoài ra, bảo hiểm tín dụng còn có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các biện pháp đề phòng, ngăn chặn, hạn chế rủi ro xảy ra nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của các NHTM.
* Thực hện phân tán rủi ro.
Hiện nay, các NHTM đang phải đối đầu với áp lực lớn về sự gia tăng của các khoản nợ xấu. Để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất trong hoạt động cho vay, các NHTM đã và đang áp dụng chính sách phân tán rủi ro. Việc phân tán rủi ro được thực hiện thông qua phân tán dư nợ và cho vay đồng tài trợ, theo đó, các NHTM quy định hạn mức tín dụng đối với một hoặc một nhóm khách hàng nhằm giảm thiểu rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng gây ra cho NHTM. Những dự án lớn cần huy động nhiều ngân hàng tham gia đồng tài trợ và quản lý vốn sẽ phân tán và hạn chế rủi ro, tránh rủi ro tập trung lớn vào một ngân hàng. Bên cạnh đó, chính sách phân tán rủi ro còn quy định việc cấp tín dụng phân theo lĩnh vực đầu tư. Các
NHTM không nên tập trung cấp tín dụng cho các khách hàng thuộc một lĩnh vực đầu tư vì tùy theo sự phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ và giai đoạn nhất định mà các lĩnh vực đầu tư trọng yếu, then chốt cũng được thay đổi theo. Do vậy việc đa dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư là một trong những biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu RRTD được các NHTM đang áp dụng hiện nay.