Công ty cổ phần và công ty TNHH (chiếm tỷ trọng 65,,65%), cá nhân (chiếm 22,,9%). Điều này cho thấy tỷ trọng trên phù hợp với quy mô của ngân hàng và phù hợp với chính sách của ngân hàng là giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận với nguồn vốn vay.
NHLD VID Public chi nhánh Hải Phòng nhanh nhạy trong việc thay đổi cơ cấu tín dụng hướng vào đối tượng khách hàng thuộc những ngành nghề có xu hướng phát triển trong từng thời kỳ. Các lĩnh vực then chốt, đang phát triển mạnh hiện nay như giao thông vận tải, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khách sạn nhà hàng, công nghiệp chế biến,… được NHLD VID Public chi nhánh Hải Phòng đặc biệt ưu tiên trong việc cấp tín dụng.
2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng liên doanh VIDPublic chi nhánh Hải PhòngPublic chi nhánh Hải PhòngPublic chi nhánh Hải PhòngPublic chi nhánh Hải Phòng Public chi nhánh Hải Phòng
Doanh nghiệp tư nhân, 2.85% Thành phần khác, 0.93% Doanh nghiệp nhà nước, 2.37% Công ty CP, Công ty TNHH, 65.65% DN có vốn đầu tư nước ngoài, 5.29% Cá nhân, 22.90%
2.2.2.2. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng liên doanh VID Public chi nhánh Hải Phòng.
Hoạt động tín dụng là hoạt động lớn nhất của bất kỳ ngân hàng nào, đây là hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Vấn đề đặt ra cho ngân hàng là làm sao cho đồngĐđồng vốn bỏ ra mang lại hiệu quả cao nhất và an toàn nhất. Bất kỳ một ngân hàng nào cũng luôn coi trọng việc quản trị RRTD trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên RRTD không thể không tồn tại trong quá trình hoạt động của các ngân hàng. Vậy các ngân hàng chỉ có thể đưa ra các biện pháp để hạn chế đến mức thấp nhất RRTD có thể xảy ra chứ không thể loại bỏ hẳn nó. Để đánh giá thực trạng RRTD tại Chi nhánh, các chỉ tiêu sau được xem xét:
* Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là một trong những biểu hiện rõ ràng và nguy hiểm nhất của rủi ro trong hoạt động tín dụng. Chính vì vậy trong hoạt động tín dụng, các ngân hàng luôn tìm cách giảm thiểu và kiểm soát chặt tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tín dụng của NHLD VID Public chi nhánh Hải Phòng trong những năm gần đây là không ổn định, và ở mức khá cao, đặc biệt là năm 2008.
Bảng 2.7. Tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh
Đơn vị: triệu
đồngĐồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng dư nợ 188.719 330.707 360.194
Nợ quá hạn Tổng dư nợ
7,19% 1,89% 1,69%
(Nguồn: Báo cáo tín dụng qua các năm của Chi nhánh)
Nhìn vào bảng trên, tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh giảm qua các năm. Năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn là rất khá cao, nợ quá hạn chiếm 7,,19% tổng dư nợ của Chi nhánh, tuy nhiên, toàn bộ số tiền 13.574 triệu3.599.851 đồngĐồng là nợ quá hạn nhóm 2 (nợ cần chú ý), chưa phải là nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005. Sang đếnĐến
năm 2009, 2010, nợ quá hạn của Chi nhánh có xu hướng giảm cả về số tuyệt đối và số tương đối, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ lần lượt là 1,,89% và 1,,72%. Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh năm 2008 tăng đột biến là do kết quả của việc tăng trưởng tín dụng quá nóng, đầu tư vào lĩnh vực cho vay tài trợ phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ của Chi nhánh, công tác kiểm soát RRTD chưa được thực hiện chặt chẽ. Năm 2008 là năm mở đầu cho giai đoạn khủng hoảng kinh tế khiến cho tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó, lãi suất cho vay năm 2008 tăng rất cao, đỉnh điểm là 21%/năm. Một số khách hàng của Chi nhánh như trường hợp khách hàng Nguyễn Quang Thuận – Trần Thị Quỳ; Nguyễn Ngọc Anh – Trần Thị Kim Sử đã không có đủ nguồn để trang trải các khoản nợ đến hạn khi lãi suất tăng cao nên đã có các khoản nợ quá hạn nhóm 2 của Chi nhánh. Khủng hoảng kinh tế, việc lãi suất vay tăng cao cộng với áp lực tăng trưởng dư nợ tín dụng khiến cho lượng dư nợ quá hạn của Chi nhánh tăng rất cao là việc không thể tránh khỏi.
Bảng 2.8. Nợ quá hạn phân theo kỳ hạn nợ
Đơn vị: triệu đồngĐồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng x 100%
Nợ quá hạn (NQH)
13.57
4 100% 6.234 100% 6.186 100%
NQH ngắn hạn 1.030 7,59% 1.419 22,76% 1.310 92,41% NQH trung, dài hạn 12.54 92,41% 4.815 77,24% 4.776 78,47%
(Nguồn: Báo cáo tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2008 – 2010)
Bảng số liệu trên cho thấy, nợ quá hạn trung, dài hạn của Chi nhánh chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng và có xu hướng giảm dần qua các năm cả về số tuyệt đối và số tương đối (năm 2008, tỷ lệ này là 92,,41%, đến năm 2010, tỷ trọng này có giảm nhưng vẫn ở mức cao, dư nợ các khoản vay trung, dài hạn chiếm 78,,82% trong tổng dư nợ quá hạn của Chi nhánh). Nhìn lại tình hình huy động vốn của Chi nhánh, vốn huy động trung, dài hạn chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Điều này có nghĩa là Chi nhánh đã phải dùng một tỷ lệ nhất định của nguồn vốn huy động ngắn hạn để tiến hành cho vay trung, dài hạn, trong khi đó, tỷ lệ quá hạn các khoản nợ trung, dài hạn của Chi nhánh lại chiếm tỷ trọng lớn khiến cho Chi nhánh gặp phải rất nhiều khó khăn để trang trải chi phí huy động cũng như chi phí để đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản tiền huy động đến hạn. Các khoản nợ quá hạn ngắn hạn của Chi nhánh khá thấp là do các khoản nợ ngắn hạn có thời gian vay vốn ngắn nên các doanh nghiệp chưa kịp thu hồi vốn để trả nợ đúng hạn, các khoản nợ này thường chỉ quá hạn tạm thời và khả năng thu hồi vốn cao. Các khoản nợ quá hạn ngắn hạn của Chi nhánh thường chỉ tập trung vào các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và sản xuất chế biến.
Bảng 2.9. Nợ quá hạn phân theo khả năng thu hồi
Đơn vị: triệu đồngĐồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số
tiền trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ tiềnSố trọngTỷ
4
NQH < 90 ngày 13.57 100% 4.066 65,22% 3.972 64,21%
NQH từ 90 ngày đến dưới 180 ngày - - 974 15,62% 1.384 22,37% NQH từ 180 ngày đến dưới 360
ngày - - 979 15,70% 137 2,22%
NQH > 360 ngày - - 215 3,45% 693 11,20%
(Nguồn: Báo cáo tín dụng các năm của Chi nhánh)
Nợ quá hạn của NHLD VID Public chi nhánh Hải Phòng tập trung chủ yếu vào nợ quá hạn dưới 90 ngày, từ 90 ngày đến 180 ngày và từ 180 ngày đến dưới 360 ngày. Nợ quá hạn trên 360 ngày chiếm một tỷ trọng nhỏ, tuy nhiên lại có xu hướng tăng qua các năm nghiên cứu.
NQHợ quá hạn dưới 90 ngày: Đây luôn là nhóm nợ chiếm tỷ trọng cao nhất
trong tổng nợ quá hạn của Chi nhánh những năm qua. Nợ quá hạn dưới 90 ngày tập trung chủ yếu ở nợ quá hạn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và một phần nhỏ thuộc các hộ sản xuất cá thể. Trong năm 2008, nhóm nợ quá hạn dưới 90 ngày chiếm toàn bộ tỷ trọng nợ quá hạn của Chi nhánh. Nguyên nhân là do năm 2007 trở về trước, Chi nhánh không phát sinh nợ quá hạn, tuy nhiên, sang đến năm 2008, lãi suất cho vay tăng cao cộng với tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều bất ổn khiến cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể bị đình trệ nên một số khách hàng của Chi nhánh đã có nợ quá hạn nhóm 2.
Nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày: Nhóm nợ này chiếm tỷ trọng cao
thứ hai trong tổng nợ quá hạn theo thời gian và chỉ phát sinh từ năm 2009. Nguyên nhân là do các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày của Chi nhánh năm 2008 không được khách hàng vay của Chi nhánh thanh toán hết nên đã chuyển sang nhóm nợ cao hơn. Bên cạnh đó, sức ép về chỉ tiêu dư nợ tín dụng ngày càng lớn, khiến cho bộ phận tín dụng của Chi nhánh chỉ tập trung vào việc giải quyết các hồ sơ vay mới mà không quan tâm đến các khoản vay còn dư nợ tại Chi nhánh, ít quan tâm đến việc đôn đốc khách hàng trả nợ đúng thời hạn nên một phần khoản nợ
quá hạn của năm 2008 đã chuyến sang nhóm nợ cao hơn và một phần phát sinh mới trong năm 2009 và năm 2010.
Nợ quá hạn từ 180 ngày đến dưới 360 ngày: Nhóm nợ này năm 2009 chiếm 15,7% nhưng sang đến năm 2010, tỷ lệ này là 2,21%. Khách hàng nợ quá hạn của nhóm này không nhiều, chỉ tập trung vào một đến hai khách hàng (Công ty TNHH Công nghệ Hải Ban và Công ty TNHH Nhàn Phát). Sang năm 2010, tỷ lệ nhóm nợ này giảm xuống, nguyên nhân là do nợ quá hạn của nhóm này đã chuyển sang nhóm nợ cao hơn (nợ quá hạn trên 360 ngày) vào năm 2010.
Nợ quá hạn trên 360 ngày: Nhóm nợ này chiếm tỷ trọng không đáng kể, tuy
nhiên lại có xu hướng tăng từ năm 2009 đến năm 2010. Nếu như năm 2009, nợ quá hạn trên 360 ngày chiếm 3,,45% tổng dư nợ quá hạn thì đến năm 2010, nợ quá hạn trên 360 ngày của Chi nhánh có xu hướng tăng chiếm 11,,2% tổng dư nợ quá hạn. Nguyên nhân là do khách hàng thuộc nhóm nợ quá hạn từ 180 ngày đến dưới 360 ngày vào năm 2009 (Công ty TNHH Công nghệ Hải ban) đã không thanh toán được nợ và bị chuyển sang nhóm nợ cao hơn. Tuy nhiên, các khoản nợ trên 360 ngày của Chi nhánh tại thời điểm này đều có khả năng thu hồi, không có trường hợp nào mất khả năng thu hồi phải xóa nợ và Chi nhánh cũng chưa phải sử dụng đến quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý các khoản vay thuộc nhóm nợ này.
Nhìn chung, nợ quá hạn của Chi nhánh nằm chủ yếu trong nhóm thứ nhất và nhóm thứ hai. Nguyên nhân phần lớn từ môi trường khách quan tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như nhu cầu thị trường giảm, xuất khẩu giảm đã gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng trả nợ của khách hàng. Chi nhánh đã và đang không ngừng hoàn thiện công tác sàng lọc khách hàng để nhanh chóng thu hồi nợ. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, Chi nhánh vẫn còn tồn đọng lại một lượng nợ quá hạn chuyển thành nợ khó đòi.
* Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro.
Bảng 2.10. Trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng RRTD
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Trích lập dự phòng RRTD 1.501 2.650 2.777
- Dự phòng chung 1.446 2.427 2.553
- Dự phòng cụ thể 55 223 224
Sử dụng dự phòng RRTD 0 0 0
(Nguồn: Báo cáo hoạt động Chi nhánh năm 2008 -2010)
Trích lập dự phòng RRTD là một trong những phương thức quan trọng để hạn chế RRTD đối với các NHTM. Nhìn vào bảng số liệu trên, dự phòng chung của Chi nhánh tăng khá cao trong giai đoạn 2008-2010 do lượng dư nợ của Chi nhánh tăng
rất mạnh trong giai đoạn này. Đối với dự phòng cụ thể thì ta có thể thây năm 2008 là năm đầu tiên mà Chi nhánh phải tiến hành trích lập dự phòng cụ thể đối với các món vay có dư nợ tại Ngân hàng do trong những giai đoạn trước tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh luôn bằng không. Do lượng nợ quá hạn trong năm 2008 của Chi nhánh thuộc nợ quá hạn dưới 90 ngày nên lượng dự phòng cụ thể mà Chi nhánh phải trích trong năm này là rất ít do tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nhóm nợ quá hạn dưới 90 ngày là thấp (5%). Sang đến năm 2009, 2010, dự phòng cụ thể của Chi nhánh tăng mạnh do cơ cấu nợ quá hạn phân theo khả năng thu hồi của Chi nhánh đã có sự thay đổi đáng kể, mặc dù nợ quá hạn dưới 90 ngày vấn chiếm một tỷ trọng cao nhưng Chi nhánh đã xuất hiện nợ quá hạn trên 360 ngày nên lượng dự phòng cụ thể phải trích trong hai năm 2009, 2010 khálà rất cao.
Mặc dù cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về dư nợ thì trong giai đoạn 2008- 2010, Chi nhánh đã xuất hiện nợ xấu nhưng tất cả lượng nợ xấu vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Chi nhánh, Chi nhánh chưa phải nhờ đến sự can thiệp của cơ quan pháp luật để xử lý các khoản vay có vấn đề cũng như sử dụng đến lượng dự phòng RRTD trích lập để tất toán các khoản vay có dư nợ xấu tại Chi nhánh.