Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng liên doanh VID Public Bank chi nhánh Hải Phòng (Trang 101)

Một là, nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC).

Một trong những nguồn thông tin được các NHTM thường xuyên sử dụng là Trung tâm thông tin tín dụng (mạng CIC). Và một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện quản trị rủi ro tốt là hệ thống thông tin phải đầy đủ, chính xác, cập nhật. Chất lượng thông tin càng cao thì rủi ro trong hoạt động tín dụng của các TCTD càng giảm. Vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng là rất cần thiết. Hiện nay, thông tin về tình hình quan hệ tín dụng gốm các khoản vay tại các TCTD, tổ chức khác, thời hạn trả nợ các khoản vay, lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng đối với các TCTD đã vay; Thông tin về xếp loại tín dụng của khách hàng từ các cơ quan xếp loại bên ngoài và kết quả xếp loại nội bộ của các NHTM chưa được cập nhật trong hệ thống của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Do vậy, thông tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các TCTD, phải có sự phân tích tổng hợp thông tin về khách hàng để làm nguồn thông tin tham khảo cho các Ngân hàng. Bên cạnh đó, việc đổi mới và ngày càng hoàn thiện các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho các thông

tin mà Ngân hàng cần được thông suốt, kịp thời. Đồngđồng thời tăng cường sự điều phối và tổ chức cung cấp thông tin quốc tế và các đầu mối thông tin trong nước như: Tổng cục thống kê, các Bộ, ngành liên quan,….

Ngoài ra, nhân sự của Trung tâm thông tin tín dụng cần phải được đào tạo bài bản, chuyên sâu, không chỉ am hiểu về công nghệ thông tin như khai thác thông tin qua mạng và các công cụ hỗ trợ khác mà phải có khả năng thu thập thông tin, phân tích, đánh giá và đưa ra những nhận định, cảnh báo thích hợp thay vì những con số báo cáo thống kê cho các Ngân hàng tham khảo.

Một phần nguyên nhân của thông tin tín dụng trên mạng CIC không đầy đủ, chính xác xuất phát từ chính các NHTM như: chậm trễ trong việc cung cấp các báo cáo tài chính cho Trung tâm thông tin tín dụng; muốn giữ bí mật thông tin về khách hàng để cạnh tranh nên các thông tin đưa ra không chính xác, thiếu tính cập nhật, do vậy, rất dễ dẫn đến tình trạng nhiều ngân hàng cùng cho một dự án vay vốn hoặc cho khách hàng vay để trả nợ ngân hàng khác. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước nên có biện pháp thích hợp để các Ngân hàng nhận thức đúng về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ CIC nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế RRTD. Ngân hàng nhà nước cần có biện pháp khuyến khích và sau đó là là quy định bắt buộc các NHTM hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ và chính xác cho trung tâm. Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước cần có biện pháp khuyến khích các NHTM sử dụng các thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC như là một tài liệu bắt buộc trong quá trình thẩm định và ra quyết định cho vay.

Hai là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát và hoàn thiện cơ chế giám sát.

Hiện nay xu thế phát triển nền kinh tế theo hướng khu vực hoá, quốc tế hoá cùng với sự phát triển tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hệ thống ngân hàng cũng phát triển rất mạnh. Các hoạt động của ngân hàng ngày càng đa dạng và phong phú nên nhiều khi ngân hàng cũng không thể tự kiểm soát hết được các hoạt động của mình, do đó thông qua các hoạt động thanh tra, giám sát mới có thể giúp cho ngân hàng

kịp thời có những biện pháp chấn chỉnh hoạt động của mình và sẽ phòng ngừa, hạn chế rủi ro xảy ra, bảo vệ an toàn hoạt động của ngân hàng. Thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm soát dưới nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động tín dụng, hạn chế những hậu quả nặng nề mà rủi ro trong hoạt động tín dụng có thể gây ra cho nền kinh tế và xã hội.

Chương trình thanh tra cần phải được xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin thu thập được cần phải được đánh giá và phân tích kỹ lưỡng, nội dung thanh tra cần phải được thay đổi để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, thể hiện được vai trò của thanh tra ngân hàng nhà nước là cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro, không gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các ngân hàng.

Đối với đội ngũ thanh tra, giám sát cần phải được yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như đạo đức nghề nghiệp: chuẩn về nghiệp vụ ngân hàng, nghiệp vụ kiểm tra, có phẩm chất đạo đức tốt, được cập nhật thường xuyên thông tin về các chính sách, pháp luật, thị trường để cán bộ thanh tra giám sát có thể vừa thực hiện tốt công tác thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, vừa đưa ra các nhận định, kết luận giúp các NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động.

Trong thời gian qua, Ngân hàng nhà nước đã ban hành các quy định về việc khống chế một số tỷ lệ để đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng của các ngân hàng như: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; tỷ lệ an toàn về thanh khoản; tỷ lệ an toàn về sử dụng vốn ngắn hạn và tỷ lệ an toàn về dư nợ. Tuy nhiên, cơ chế giám sát để đảm bảo các ngân hàng thực hiện nghiêm chỉnh các quy định này chưa thật sự được chú ý. Công tác thanh tra phải chặt chẽ và khoa học hơn, tránh triển khai chống chéo, gây khó khăn cho hoạt động của các NHTM. Do vậy, phải nâng cao hơn nữa vai trò giám sát của thanh tra, đặc biệt trong quá trình hội nhập, công tác kiểm tra, giám sát là yêu cầu đối với các chủ thể trong nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng liên doanh VID Public Bank chi nhánh Hải Phòng (Trang 101)