Đánh iá về tình hình tài chính tại Công ty TNHH Mỹ Lan

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty TNHH Mỹ Lan (Trang 51)

2.3.1. Kết quả t ược

Tình hình doanh thu – lợi nhuận: Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu thuần và lợi nhuận của Công ty có sự thay đổi nhưng nhìn chung năm 2013 tốt hơn nhiều so với năm 2011. Điều này hứa hẹn một xu hướng phát triển đối với Công ty TNHH Mỹ Lan.

Cơ cấu tài sản: Công ty đã mua sắm thêm nhiều máy móc thiết bị, đổi mới công

nghệ, phục vụ cho hoạt động thi công và kinh doanh có hiệu quả hơn. Đi đôi với việc mua sắm thêm tài sản, Công ty cũng đã giảm tỷ lệ vốn vay trong năm 2013, điều này một phần nhằm hạn chế sự gia tăng của chi phí lãi vay.

Khả năng sinh lời: Thông qua các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời như ROA, ROE, ROS, có thể thấy tỷ suất sinh lời trên tài sản và tỷ suất sinh lời trên doanh thu của Công ty là rất thấp (nhỏ hơn 1 rất nhiều). Tuy tỉ lệ này ở mức rất thấp so với trung bình của ngành nhưng đã có sự gia tăng qua các năm. Điều này cho thấy Công ty đang hết sức nỗ lực để cải thiện khả năng sinh lời của mình.

2.3.2. n t i

Cơ cấu tài sản:

Tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản (gấp 4-5 lần tài sản dài hạn). Công ty nên đầu tư thêm vào tài sản dài hạn mà cụ thể là TSCĐ. Mặt khác, việc hàng tồn kho tồn đọng quá lớn, điều này đã trực tiếp làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cơ cấu nguồn vô n:

Nợ phải trả của Công ty chiếm tỉ trọng lớn, lần lượt các năm 2011, 2012, 2013 là 95,21%, 96,21%, 97,18%. Điều này cho thấy Công ty phụ thuộc quá nhiều vào sử

51

dụng nợ. Điều này dễ gây ra rủi ro về thanh khoản cho Công ty. Công ty đang duy trì chính sách quản lí vốn mạo hiểm, cả 3 năm nguồn nợ ngắn hạn được dùng để tài trợ cho toàn bộ tài sản ngắn hạn, một phần để tài trợ cho tài sản dài hạn; còn vốn chủ sở hữu dùng để bù đắp một phần tài sản dài hạn. Nhưng hiện tại vốn chủ sở hữu của Công ty là rất thấp nên Công ty TNHH Mỹ Lan cần nhanh chóng gia tăng vốn chủ sở hữu để nâng cao vị thế thanh khoản của mình.

Về quản lí các khoản phải thu và các khoản phải trả: cả 3 năm số vốn chiếm dụng của Công ty luôn nhiều hơn số vốn Công ty bị chiếm dụng. Trong năm 2013, công ty sử dụng đa số là vốn chiếm dụng từ bên ngoài, vì thế nếu biết tận dụng nguồn vốn này sẽ là một lợi thế lớn trong kinh doanh. Tuy nhiên, qua xem xét ta thấy tại Công ty, lượng vốn bị chiếm dụng tương đối thấp một phần doanh thu mà Công ty tạo ra chưa lớn, mặt khác do vốn bị tồn đọng lớn vào hàng tồn kho, điều ấy cho thấy việc sử dụng vốn của Công ty chưa thật sự hiệu quả.

Nhu cầu vốn kinh doanh cần cho sản xuất là rất lớn, trong khi vốn chủ sở hư u do quá ít dẫn đến khó khăn trong chủ động về sử dụng vốn. ơn nư a, do đặc điểm kinh doanh của Công ty, thường xuyên có những đơn thi công, thiết kế và lắp đặt cho các tòa chung cư lớn, thường không được thanh toán ngay, chi phí về sản phâ m dở dang là rất lớn, cần số vốn ứng ra là lớn vì vậy càng làm tăng khó khăn về vốn.

Tình hình doanh thu và lợi nhuận

Trong giai đoạn 2011 – 2013, giá vốn hàng bán ngày càng chiếm tỉ trọng cao so với doanh thu cho thấy việc quản lí chi phí nguyên vật liệu và nhân công của Công ty chưa được tốt, vì thế cần phải có chính sách phù hợp để tăng cường quản lí chi phí của Công ty.

Khả năng thanh toán

Nhìn chung do mức độ sử dụng nợ cao nên khả năng thanh toán của Công ty là thấp. Công ty không đáp ứng được các khoản chi trả nợ khi mà đến hạn. Điều này cho thấy rủi ro của Công ty trong việc thanh toán là tương đối cao.

Khả năng quản lí nợ và tài sản

Trong năm Công ty đã đầu tư khá nhiều vào TSCĐ, TSCĐ tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận lại luôn nhỏ hơn tốc độ tăng của TSCĐ. Như ng tồn tại này đã kéo giảm hiệu quả sử dụng vốn cố đi nh. Vì thế, công ty cần tăng cường đầu tư và tổ chức sử dụng TSCĐ hợp lí để tăng hiệu quả sử dụng vốn cố đi nh.

Hệ số nợ so với hệ số vốn chủ sở hữu chênh lệch quá lớn, điều đó cho thấy mặc dù rủi ro tài chi nh tăng cao, Công ty chưa cân bằng giư a vốn vay và vốn chủ để tối đa hóa lợi nhuận đạt được đồng thời vẫn đảm bảo khả năng thanh toán nợ. Điều này co n thể hiện rõ khi tính toán các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty, ta thấy rằng

52

các chỉ tiêu này luôn nhỏ hơn tức là Công ty đang không có khả năng thanh toán các khoản nợ của mình.

Khả năng thanh toán lãi vay: khả năng trả lãi của Công ty TNHH Mỹ Lan luôn ở mức thấp (số liệu qua các năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là -1,65 , 0,21, 0,21 lần). Mặc dù đã giảm nợ vay nhưng do việc chưa tạo ra được nhiều giá trị thặng dư do chi phí tăng và vốn bị tồn đọng quá nhiều vào hàng tồn kho, điều này làm giảm khả năng thanh toán lãi vay. Chi phí chi trả lãi vay gia tăng nhanh, Công ty cũng nên cân nhắc một tỉ lệ hợp lí, không để rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả khoản vay nợ.

Khả năng sinh lời

Thông qua các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời như ROA, ROE, ROS, có thể thấy khả năng sinh lời của Công ty là rất thấp. Tuy tỉ lệ này có sự gia tăng qua các năm nhưng vẫn ở mức rất thấp so với trung bình của ngành. Điều này cho thấy Công ty đang hết sức nỗ lực để cải thiện khả năng sinh lời của mình song chưa thực sự mang lại hiệu quả cao.

Khả năng sinh lời kém Công ty cần có các sự điều chỉnh để phát triển tối đa tiềm lực phát triển trong tương lai của Công ty TNHH Mỹ Lan và là cơ sở để thu hút thêm các đối tác tín dụng.

Một số tồn tại khác: Ngoài những điểm yếu ở từng chỉ tiêu cụ thể như trên,

Công ty còn có những tồn tại sau:

Công ty chưa thực hiện việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ dẫn đến khó khăn trong việc phân tích các khoản mục vốn bằng tiền.

Tại thời điểm hiện tại Công ty vẫn áp dụng chế độ kế toán chưa điều chỉnh (Chế độ kế toán theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995) dẫn đến việc hạch toán quỹ khen thưởng, phúc lợi chưa đúng quy định.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty TNHH Mỹ Lan (Trang 51)