Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty TNHH Mỹ Lan (Trang 41)

41

Bảng 2.5. Chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công ty TNHH Mỹ Lan trong giai o n 2011-2013

CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tài sản ngắn hạn VNĐ 22.559.180.789 27.503.567.448 40.308.920.036 Nợ ngắn hạn VNĐ 23.937.373.060 30.767.879.721 44.669.548.921 Hàng tồn kho VNĐ 9.653.961.740 13.276.236.755 21.789.936.929 Tiền và các khoản tương

đương tiền VNĐ 3.032.947.596 804.312.691 259.512.918

Hệ số thanh toán nợ

ngắn hạn lần 0,94 0,89 0,90

Hệ số thanh toán nhanh lần 0,54 0,46 0,41

Hệ số thanh toán tức thời lần 0,13 0,03 0,01

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)

Hệ số khả năn thanh toán ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệpnhư nợ và các khoản phải trả bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho.., hay nói cách khác là 1 đô ng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.

Ta thấy hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty tại thời điểm năm 2011 là 0,94 lần. Sang năm 2012, hệ số thanh toán ngắn hạn chỉ còn 0,89 lần, giảm 0,05 lần so với năm 2011. Nguyên nhân là do mặc dù tài sản ngắn hạn năm 2012 tăng so với năm 2011, song nợ ngắn hạn của Công ty tăng nhiều hơn nên hệ số thanh toán ngắn hạn đã giảm đi. Sang năm 2013, hệ số thanh toán ngắn hạn tăng thêm 0,01 lần so với năm 2012 lên còn 0,90 lần. Điều này chủ yếu là do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn tăng chậm hơn so với tốc độ gia tăng của tài sản ngắn hạn.

Có thể thấy cả 3 năm, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty TNHH Mỹ Lan luôn nhỏ hơn 1 nên Công ty không đảm bảo được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn, mà muốn thanh toán hết nợ ngắn hạn Công ty phải bán đi tài sản dài hạn hoặc huy động thêm nợ dài hạn hay vốn chủ sở hữu để trả nợ.

Hệ số thanh toán nhanh

Khả năng thanh toán nhanh được hiểu là khả năng doanh nghiệp dùng tiền hoặc tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn.Hệ số thanh toán nhanh là chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp, được xác định bằng tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho và chia cho nợ ngắn hạn. Ở đây, hàng tồn kho bị loại ra vì trong tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho được coi là

42

loại tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản thấp nhất (khả năng chuyển hoá thành tiền lâu).

Ta thấy hệ số thanh toán nhanh của Công ty TNHH Mỹ Lan năm 2011 là 0,54 lần, năm 2012 là 0,46 lần và năm 2013 là 0,41 lần. Hệ số thanh toán nhanh của Công ty có xu hướng giảm dần cũng vẫn do nguyên nhân về tốc độ tăng của nợ ngắn hạn lớn hơn so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho, hàng tồn kho của Công ty TNHH Mỹ Lan tăng nhanh qua các năm. ệ số khả năng thanh toán nhanh của Công ty luôn ở mức thấp đều nhỏ hơn 1. Chứng tỏ không đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng những khoản mục có tính thanh khoản cao trong tài sản ngắn hạn. Chỉ tiêu này của Công ty mức quá thấp cho thấy Công ty phụ thuộc khá lớn vào hàng tồn kho.

Hệ số thanh toán tức thời

Hệ số thanh toán tức thời cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền của mình. Trong năm 2011, hệ số khả năng thanh bằng tiền và các khoản tương đương tiền của Công ty là 0,13 lần, sang năm 2012 hệ số này giảm còn 0,03 lần và năm 2013 là 0,01 lần. Dấu hiệu giảm nhanh của hệ số thanh toán tức thời cho thấy vòng quay vốn bằng tiền của Công ty được đâ y nhanh, vốn ít bị ứ đọng vào tiền và các khoản tương đương tiền. Song hệ số này vẫn co n thấp (nhỏ hơn 1) cho thấy Công ty không thể thanh toán hết các khoản nợ ngắn hạn ngay bằng tiền và các khoản tương đương tiền tại một thời điểm. Song đó cũng không đáng lo ngại, vì các khoản nợ thường không đòi hỏi phải thanh toán ngay, và việc dự trữ tiền quá lớn chỉ để đảm bảo không bị rủi ro trong thanh toán nợ ngắn hạn sẽ làm cho vốn không được sử dụng hiệu quả.

Như vậy, nhìn chung các hệ số khả năng thanh toán của Công ty khá thấp, và ở cả 3 năm Công ty luôn có khả năng thanh toán ngắn hạn, thanh toán nhanh đều thấp. Điều này cho thấy Công ty dễ gặp các vấn đề rủi ro về thanh khoản.

2.2.3.2. Phân tích chỉ tiêu khả năng quản lí tài sản

Số vòng quay khoản phải thu giảm từ năm 2011 đến 2012, cụ thể năm 2011 vòng quay khoản phải thu là 4,53 vòng, sang năm 2012 giảm xuống còn 1,89 vòng. Nguyên nhân là tốc độ giảm của doanh thu thuần của năm 2012 so với năm 2011, trong khi đó các khoản phải thu của năm 2012 lại có tốc gia tăng nhanh so với năm 2011.

Sang năm 2013, số vòng quay khoản phải thu ngược lại với xu hướng trong năm 2012. Số vòng quay khoản phải thu tăng từ 1,89 vòng năm 2012 lên 2,79 vòng năm 2013. Tốc độ tăng vòng quay khoản phải thu là nhanh trong năm 2013. Nguyên nhân cũng dễ hiểu là do năm 2013, tốc độ gia tăng của doanh thu thuần tăng nhanh do

43

Công ty thực hiện nhiều hợp đồng hơn và mang lại hiệu quả cao hơn, trong khi đó lại quản lý các khoản phải thu là khá tốt (khoản phải thu giảm so với năm 2012).

Vòng quay khoản phải thu và thời gian thu nợ trung bình

Bảng 2.6. ng qua hoản phải thu và thời gian thu nợ trung bình

CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu thuần VNĐ 19.099.204.091 18.400.253.614 24.031.477.760 Các khoản phải thu VNĐ 4.214.106.176 9.731.043.698 8.601.157.279

Vòng quay các khoản phải thu Vòng 4,53 1,89 2,79

Thời gian thu nợ trung bình Ngày 79,43 190,39 128,85

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh)

Ta thấy vòng quay khoản phải thu giảm trong năm 2012 rồi lại tăng trong năm 2013 do biến động chủ yếu về doanh thu thuần. Để làm rõ hơn cho việc vốn sử dụng không hiệu quả ta đi xem xét chỉ tiêu thời gian thu nợ trung bình.

Thời gian thu nợ trung bình năm 2011 là 79,43 ngày. Sang năm 2012, thời gian thu nợ trung bình của Công ty tăng lên 190,39 ngày. Đến năm 2013, thời gian thu nợ trung bình giảm mạnh còn 128,85 ngày.

Rõ ràng ta thấy rằng số vòng quay khoản phải thu tỉ lệ nghịch với thời gian thu nợ trung bình, việc năm 2013 số vòng quay khoản phải thu giảm mạnh do nguyên nhân Công ty đã quản lý tốt các khoản phải thu của mình, khoản phải thu của Công ty giảm còn có 8.601.157.279 đồng, đồng thời chiến lược mở rộng về hoạt động kinh doanh đã mang lại doanh thu thuần tăng nhanh. Hai điều trên đã làm cho thời gian thu tiền bình quân của năm 2011 chỉ còn 128,85 ngày. Điều này cho thấy Công ty TNHH Mỹ Lan đang quản lý tốt dần các khoản phải thu khi mà lượng tiền thu về từ hoạt động kinh doanh tăng.

Năm 2013 là năm Công ty quản lý kỳ thu tiền tương đối hiệu quả, đã giảm được thời gian khách hàng chiếm dụng vốn. Tuy nhiên việc bị chiếm dụng vốn vẫn ở mức cao cho thấy mối lo ngại về nợ xấu cũng như chi phí cho phần vốn đầu tư tài sản ngắn hạn tăng lên. Công ty cần có chính sách tốt hơn cho kỳ tới trong việc quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn.

V n quay hàn tồn kho

Số vòng quay hàng tô n kho năm 2011 là 1,89 vòng, mỗi vòng là 190,09 ngày. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho trong 2 năm 2012 và 2013 giảm so với năm 2011. Cụ thể:

44

Bảng 2.7.Vòng quay hàng t n kho

CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá vốn hàng bán VNĐ 18.283.231.472 16.671.318.312 21.807.957.765 Hàng tồn kho VNĐ 9.653.961.740 13.276.236.755 21.789.936.929

Vòng quay hàng tô n kho Lần 1,89 1,26 1,00

Thời gian quay vòng hàng

tồn kho ngày 190,09 286,69 359,70

(Nguồn:Bảng 2.2)

Năm 2012, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho là 1,26 vòng, mỗi vòng là 286,69 ngày, giảm 0,63 vòng so với năm 2011, nguyên nhân là năm 2012 giá vốn hàng bán của Công ty giảm mạnh, trong khi đó dự trữ cho hàng tồn kho tiếp tục gia tăng nhanh. Năm 2013, lượng hàng hoá cung ứng gia tăng nhanh do đó giá vốn tăng nhanh và vì thế hàng tồn kho cũng gia tăng theo, mức độ gia tăng này cũng gần tương đương nhau nên vòng quay hàng tồn kho của Công ty năm 2013 xấp xỉ 1 vòng, tương ứng với 359,70 vòng.

Ta thấy vo ng quay hàng tồn kho giảm qua các năm, một phần do số lượng hợp đồng gia tăng, tuy nhiên hàng tồn kho gia tăng nhanh do chủ yếu là các công trình thi công dở dang tăng nhanh, điều này làm ứ động vốn của doanh nghiệp trong kinh doanh, Công ty cần đâ y nhanh tiến độ thi công để giải phóng hàng tồn kho nhằm tránh bị tồn đọng vốn quá lớn trong khi đó Công ty chủ yếu là sử dụng nợ.

Thời gian quay v n tiền

Bảng 2.8. hời gian qua v ng qua tiền

CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Thời gian thu nợ TB Ngày 79,43 190,39 128,85

Thời gian quay vòng hàng tồn kho Ngày 190,09 286,69 359,70

Thời gian trả chậm TB Ngày 107,03 126,92 148,24

Thời gian quay vo ng tiền Ngày 162,49 350,16 340,31

(Nguồn: Bảng 2.1 và Bảng 2.2)

Năm 2011, thời gian vòng quay tiền của Công ty là 340,31 ngày. Năm 2012, thời gian vòng quay tiền gia tăng lên 350,16 ngày. Năm 2013, thời gian vòng quay tiền giảm còn 162,49 ngày.

Tiền là khoản mục có tính lỏng cao nhất trong tổng tài sản doanh nghiệp. Nhìn vào các con số tính toán về thời gian vòng quay của tiền cũng như số dư về vốn bằng tiền qua các năm ta có thể thấy năm 2013 thời gian vốn bằng tiền của Công ty giảm mạnh mạnh, tức là việc nắm giữ loại tài sản ngắn hạn có tính lỏng thấp hơn so với năm 2012 của Công ty được chủ trương giảm mức dự trư . Đây là khó khăn đối với Công ty

45

trong việc đảm bảo thanh toán ngắn hạn hoặc tức thời nhưng cũng làm gia tăng khả năng sinh lời của đồng vốn kinh doanh.

Qua chỉ số về thời gian vòng quay của tiền có thể thấy việc nắm giữ tiền hiện tại của Công ty là quá thấp, Công ty dễ gặp rủi ro trong vấn đề thanh khoản ngay.

- Hiệu suất sử du ng tài sản

Bảng 2.9. iệu suất sử dụng tài sản

CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 203

Doanh thu thuần VNĐ 19.099.204.091 18.400.253.614 24.031.477.760 Tổng tài sản VNĐ 26.076.872.602 34.048.119.270 47.343.246.641 Tài sản ngắn hạn VNĐ 22.559.180.789 27.503.567.448 40.308.920.036 Tài sản dài hạn VNĐ 3.428.557.090 6.090.826.126 6.280.485.786

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản lần 0,73 0,54 0,51

Hiệu suất sử dụng TSNH lần 0,85 0,67 0,60

Hiệu suất sử dụng TSDH lần 5,57 3,02 3,83

(Nguồn: Bảng 2.1 và Bàng 2.2)

Hiệu suất sử dụng tô ng tài sản cho ta biết được hiệu quả sử dụng toàn bộ nguồn vốn cũng như tổng tài sản của Công ty.

Năm 2011, hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty là 0,73 vòng, và giảm dần vào các năm về sau cụ thể là 0,54 vòng năm 2012 và 0,51 vòng năm 2013. Điều đó có nghĩa là với 1 đô ng vốn đầu tư tài trợ cho tài sản, Công ty tạo ra được 0,73 đồng doanh thu năm 2011, 0,54 đồng doanh thu năm 2012 và 0,51 đô ng doanh thu năm 2013. Điều này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn tài trợ cho tài sản nhằm tạo ra doanh thu đang giảm dần. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần thấp hơn tốc độ tăng của tài sản, cụ thể như sau: Doanh thu thuần 3 năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 19.099.204.091 đô ng, 18.400.253.614 đô ng và 24.031.477.760 đô ng. Trong khi đó Tổng tài sản 3 năm 2011, 2012, 2013 liên tục gia tăng và có giá trị lần lượt là 26.076.872.602 đồng, 34.048.119.270 đồng và 47.343.246.641 đồng. Tốc độ tăng tổng tài sản năm 2012 là 30,57% và năm 2013 là 39,05%. Rõ ràng tốc độ tăng doanh thu thuần luôn thấp hơn tốc độ tăng tô ng tài sản là nguyên nhân dẫn đến hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty giảm dần qua 3 năm. Đây là dấu hiệu cho thấy hiệu quả quản lí tài sản đang giảm dần của Công ty TNHH Mỹ Lan. Công ty cần có các chiến lược quản lý về đầu tư và sử dụng tài sản sao cho hợp lý điều này sẽ nâng cao khả năng sinh lời của đồng vốn kinh doanh. Sự thay đổi về hiệu suất sử dụng TSNH và TSDH cũng như hiệu suất sử dụng tô ng tài sản sẽ được thể hiện rõ qua biểu đồ sau:

46

2.2.3.3. Phân tích chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lí nợ

Bảng 2.10. Chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý nợ của Công ty TNHH Mỹ Lan giai o n 2011-2013

CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nợ phải trả VNĐ 24.827.973.060 32.757.346.385 46.008.915.581 Tổng tài sản VNĐ 26.076.872.602 34.048.119.270 47.343.246.641 Vốn chủ sở hữu VNĐ 1.248.899.542 1.290.772.885 1.334.331.060 D/A % 95,21 96,21 97,18 D/A ngành % 74 74 74 Hệ số nợ trên VCSH % 19,88 5,38 34,48

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán và cophieu68.com)

Tỷ số nợ trên tổng tài sản (D/A)

Tỷ số nợ trên tô ng tài sản cho ta biết mức độ sử dụng nợ trên tô ng tài sản của Công ty. Năm 2011, tỷ số nợ trên tổng tài sản của Công ty là 95,21%, năm 2012 là 96,21% và năm 2013 là 97,18%. Cả 3 năm tỉ số nợ của Công ty đều cao hơn khá nhiều trung bình ngành là 74%. Điều này cho thấy nếu xét trên phương diện chủ nợ (ngân hàng, …) thì công ty khó có khả năng thanh toán nợ tốt và công ty sử dụng đòn bâ y tài chính nhiều, tuy nhiên nếu cứ tiếp tục như thế này sẽ dẫn đến rủi ro thanh toán cho ccng ty là rất lớn. Nhưng mặt khác, sử dụng nợ vay sẽ giúp công ty được hưởng khoản tiết kiệm từ lá chắn thuế.

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E)

Phân tích tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho thấy mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp được đặt trong mối tương quan với vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng tự chủ của doanh nghiệp. Số liệu trên cho thấy Công ty sử dụng nhiều nợ phải trả để đầu tư vào tài sản hơn là vốn chủ sở hữu. Hệ số này qua các năm lần lượt là 19,88 năm 2011, 25,38 năm 2012 và 34,48 năm 2013, cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp là rất thấp. ơn thế nữa, hệ số này có xu hướng tăng theo thời gian chứng tỏ Công ty đang quá phụ thuộc vào việc sử dụng vốn từ bên ngoài để tài trợ cho tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Chính sách này sẽ tăng rủi ro đối với khả năng thanh toán của Công ty, nhưng cũng đồng thời sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp nếu như lợi nhuận doanh nghiệp tạo ra lớn hơn chi phí lãi vay.

47

Khả năng thanh toán lãi vay

Bảng 2.11. Khả năng thanh toán l i va

CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lợi nhuận từ hoạt động sản

xuất kinh doanh VNĐ (34.407.336) 38.701.544 62.334.388 Chi phí lãi vay VNĐ 20.809.891 186.267.108 302.333.485

EBIT VNĐ (32.185.336) 41.873.343 77.507.188

Khả năng thanh toán lãi vay lần (1,65) 0,21 0,21

(Nguồn: Báo cáo kê t quả kinh doanh)

Tỷ số khả năng trả lãi cho ta biết được tỉ lệ lợi nhuận tạo ra có đủ để lấp vào phần chi phí lãi vay hay không, và nó gấp bao nhiều lần. Nhìn bảng tính tỷ số khả năng trả lãi bên trên ta có thể thấy năm 2011, Công ty không tạo ra được giá trị thặng dư từ lợi nhuận thuần để chi trả lãi. Tuy nhiên khả năng thanh toán lãi vay sang năm 2012 đã gia tăng nhanh lên tới 0,21 lần, và tương tự như thế năm 2013 là 0,21 lần. Điều này cho thấy khả năng trả lãi của Công ty TNHH Mỹ Lan luôn ở mức thấp. Mặc dù đã giảm nợ vay nhưng do việc chưa tạo ra được nhiều giá trị thặng dư do chi phí

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại Công ty TNHH Mỹ Lan (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)