Trung học phổ thông Hoài Đức B
1.4.1. Đặc trưng của trường THPT Hoài Đức B, Hà Nội
Trƣờng THPT Hoài Đức B đƣợc thành lập theo Quyết định số 605/QĐ- UBND ngày 25/11/1978 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Sơn Bình sau này đƣợc tách và nhập về Hà Nội. Trƣờng đƣợc xây dựng trên địa bàn: Thôn Ngãi Cầu, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Trải qua quá trình xây dựng và trƣởng thành, trƣờng THPT Hoài Đức B không ngừng lớn mạnh cả về quy mô trƣờng lớp và chất lƣợng giáo dục toàn diện học sinh. Đây là một trong ba trƣờng công lập trong địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội.
42
Trƣờng có một cơ ngơi khang trang, khuôn viên trƣờng có diện tích 17.891 m2, với 3 dãy nhà kiên cố gồm: 28 phòng học đƣợc trạng bị bàn ghế mới gồn 20 bàn, mỗi bàn có hai ghế riêng theo đúng quy chuẩn thuận lợi cho việc tổ chức, vận dụng các hình thức dạy học, 8 phòng bộ môn có đầy đủ đồ dùng của từng bộ môn, phòng thƣ viện với hơn 2000 đầu sách cho tất cả các môn học và tài liệu tham khảo, phòng học chức năng, nhà thể chất, sân chơi, bãi tập thể dục…đƣợc xây dựng theo đúng quy chuẩn của ngành Giáo dục với đầy đủ trang thiết bị: máy tính, máy chiếu, đồ dung dạy học. Tổng số HS của trƣờng có 1830 HS, gồm 40 lớp, khối 10 có 13 lớp, khối 11 gồm 13 lớp, khối 12 gồm 14 lớp, mỗi lớp có từ 35 đến 43 HS. Với cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ tốt việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động ngoại khóa cho 1830 học sinh.
- Về đội ngũ giáo viên:
Nhà trƣờng có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, đoàn kết, tâm huyết, tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng đáp ứng nhiệm vụ đổi mới giáo dục. Nhà trƣờng luôn quan tâm, chú trọng công tác bồi dƣỡng đội ngũ, xây dựng mũi nhọn giáo viên. Hiện nay trƣờng có 106 cán bộ giáo viên, nhân viên, trong đó 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn, có 17 Thạc sỹ và 10 giáo viên đang tiếp tục theo học Thạc sỹ.Việc đổi mới phƣơng pháp- ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học luôn đƣợc đội ngũ cán bộ, quản lý và giáo viên coi trọng để năng cao chất lƣợng dạy và học của nhà trƣờng. Đội ngũ giáo viên đa số đã biết khai thác internet, sử dụng các phƣơng tiện dạy học hiện đại nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả các giờ lên lớp. Hàng năm có trên 90% cán bộ giáo viên, nhân viên đạt lao động tiên tiến, nhiều thầy cô đã đƣợc UBND Thành phố, Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội tặng bằng khen, công nhận danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, giáo viên dạy giỏi cấp thành phố và nhiều danh hiệu khác.
- Về học sinh:
+ Hàng năm tỷ lệ học sinh xếp loại học lực khá, giỏi thƣờng xuyên đạt 70%; học sinh xếp hạnh kiểm tốt- khá đạt trên 98%, trên 60% học sinh dự thi học sinh giỏi cấp thành phố trong đó nhiều HS giành giải nhất, nhì và đƣợc tham gia
43
tuyển thi học sinh giỏi Quốc gia. Tỷ lệ HS đõ tốt nghiệp hàng năm thƣờng xuyên đạt trên 98% và trên 70% đỗ vào các trƣờng Đại học, Cao đẳng…
1.4.2. Thực trạng việc tổ chức hoạt động nhóm tại lớp ở trường THPT Hoài Đức B
Để xác lập cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát vấn đề tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trƣờng THPT Hoài Đức B, Hà Nội
Thời gian khảo sát:
- Năm học 2013-2014, học kì II, từ 1/1/2013 đến 15/ 4 năm 2014 Đối tƣợng khảo sát:
- Giáo viên dạy môn Lịch sử trƣờng THPT Hoài Đức B, Hà Nội - 233 HS khối 10 Trƣờng THPT Hoài Đức B
Những giáo viên chúng tôi tiến hành điều tra đều có truyền thống hạy học tốt, có nhiều kinh nghiệm về chuyên môn và đều đạt chuẩn và trên chuẩn.
Học sinh chăm ngoan, lễ phép, có học lực từ trung bình đến khá giỏi Kế hoạch tiến hành: Soạn phiếu điều tra giáo viên, học sinh, sau đó tiến hành phát phiếu điều tra cho giáo viên, học sinh.
Nội dung khảo sát:
+ Nhận thức, thái độ của giáo viên và học sinh về việc tổ chức hoạt động nhóm
+ Những kết luận rút ra từ thực tiễn tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trƣờng THPT Hoài Đức B.
+ Nguyên nhân, thực trạng của tổ chức hoạt động nhóm trong học tập lịch sử hiện nay
Các phƣơng pháp điều tra, khảo sát:
+ Phỏng vấn giáo viên lịch sử, học sinh các lớp 10A1; 10A2; 10A3; 10A4; 10 A10; 10A11; 10A12; 10A13.
+ Điều tra bằng phiếu khảo sát nhằm thu thập ý kiến giáo viên và học sinh về vấn đề nghiên cứu.
44
+ Quan sát hoạt động dạy- học trên lớp của giáo viên và học sinh.
Qua điều tra, khảo sát, tham khảo ý kiến của giáo viên lịch sử ở trƣờng THPT Hoài Đức B và phân tích kết quả, chúng tôi thấy có một số vấn đề về tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử chủ yếu sau:
Về phía GV
Trƣớc yêu cầu của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay, một số giáo viên tam huyết với môn học đã đầu tƣ công sức, thời gian cho bài dạy, chú ý đến các biện pháp dạy học gây hứng thú học tập, phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, nhƣ tổ chức các câu lạc bộ yêu lịch sử, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, dạy học theo nhóm… Vì vậy, qua số liệu điều tra chúng tôi nhận thấy, phần lớn giáo viên (khoảng trên 95%) đã có nhận thức tƣơng đối đúng về vị trí, ý nghĩa của hoạt động nhóm là để “Phát huy tính tích cực của học
sinh”. Số giáo viên quan niệm rằng, hoạt động nhóm chỉ để “học sinh nắm kiến thức và ôn tập, củng cố tri thức” chiếm không nhiều khoảng: 5%. Đó là những
quan niệm phiến diện, chƣa hiểu đúng bản chất của việc học tập theo hoạt động nhóm điều này cũng hạn chế mục tiêu của hoạt động nhóm nhằm phát huy tính tích cực của nó đối với việc nâng cao chất lƣợng dạy học. Do đó, chúng tôi cho rằng cần phải nâng cao hiểu biết cho giáo viên về mục đích, ý nghĩa của hoạt động nhóm trong học tập lịch sử.
Khi hỏi GV về hiệu quả mà việc học tập theo nhóm mang lại, chúng tôi thu đƣợc kết quả sau:
- Giúp HS đoàn kết, thƣơng yêu, giúp đỡ lẫn nhau: 34,5% - Học sinh nâng cao năng lực hợp tác và giao tiếp: 24%
45
Biểu đồ 1.1: Hiệu quả của việc TCHĐN tại lớp
Số liệu điều tra trên cho thấy, đa số giáo viên đánh giá cao hiệu quả mà hoạt động nhóm mang lại. Hoạt động nhóm không chỉ tác động đến những phẩm chất tốt đẹp vốn có của học sinh trƣớc yêu cầu của việc đổi mới dạy học mà còn tác động đến những năng lực cơ bản của con ngƣời lao động mới: Năng
động,chủ động, sáng tạo và hợp tác…. Đó là những nguyên nhân cơ bản thúc đẩy chúng ta nhanh chóng áp dụng việc tổ chức hoạt động nhóm vào dạy học lịch sử hiện nay.
GV có nhận thức tƣơng đối đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của hoạt động nhóm trong dạy học, nhƣng phần lớn giáo viên lại ngần ngại thực hiện tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trƣờng THPT. Việc nhận thức thể hiện nhƣ sau:
- Rất cần thiết: 71% - Cần thiết: 21,5% - Chƣa cần thiết: 7,5%
46
Biểu đồ 1.2: Đánh giá của GV về mức độ cần thiết của TCHĐN tại lớp
Về dạng bài mà GV thƣờng tổ chức ở trƣờng THPT đó là: Bài cung cấp kiến thức mới (21%), dạng bài ôn tập, sơ kết (76,5%), bài hỗn hợp (2,5%). Nhƣ vậy dạng bài mà GV thƣờng xuyên sử dụng nhất là dạng bài sơ kết, tổng kết vì đa số GV cho rằng đây là dạng bài tổng hợp cần có sự củng cố, khái quát toàn bộ kiến thức mà HS đã đƣợc học, vì vậy sử dụng hợp tác nhóm là hợp lý nhất. Đa số GV đều cho rằng hoạt động nhóm có tác dụng rất lớn đến sự đoàn kết, yêu thƣơng và giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao năng lực giao tiếp (34,5%), Giúp HS hiểu sâu, tích cực chủ động nhớ lâu kiến thức (41,5%), tạo khả năng hợp tác, hứng thú học tập cho HS (24%). Điều đó đã chứng tỏ trên 95% giáo viên đƣợc hỏi đã nhận thức đúng, tích cực hƣởng ứng việc đổi mới phƣơng pháp dạy học nói chung, phƣơng pháp hoạt động nhóm nói riêng, nhƣng đến nay dù không phải là mới lạ nhƣng tỉ lệ giáo viên ứng dụng thƣờng xuyên lại quá ít (21,5%); chỉ có (78,5%) thỉnh thoảng mới sử dụng, mà chỉ chủ yếu là khi có đồng nghiệp dự giờ hoặc khi nhà trƣờng tiến hành thanh tra kiểm tra. Đây cũng chính là những trở ngại cần khắc phục để đƣa biện pháp dạy học này vào thực tiễn dạy học lịch sử ở trƣờng THPT Hoài Đức B nói riêng một cách sâu rộng và có hiệu quả cao. Về phía học sinh
Khi đƣợc hỏi các em có hứng thú với môn Lịch sử ở Trƣờng THPT không, chúng tôi thu đƣợc kết quả cho biết là: Mức độ HS không thích với bộ môn lịch sử chiếm (45%) lý do phần lớn HS cho rằng môn lịch sử còn quá nhiều sự kiện ngày tháng, kiến thức cũ lặp lại gây nhàm chán và không liên quan đến việc thi đại học; có (23%) số HS rất thích bởi các em cho rằng học lịch sử để hiểu đƣợc truyền thống hào hùng của dân tộc và (32%) HS cảm thấy đây là môn học bình thƣờng nhƣ các môn học khác.
47
Biểu đồ 1.3: Thái độ của HS với bộ môn Lịch sử ở Trƣờng THPT
Khi đánh giá về vai trò của môn lịch ở trƣờng THPT HS cho rằng môn Lịch sử ở trƣờng phổ thông là môn học quan trọng (78%), vì khi đƣợc hỏi các em đều cho rằng môn Lịch sử thể hiện truyền thống của dân tộc, nhƣng về kiến thức có sự trùng lặp với chƣơng trình THCS vì vậy các em tỏ ra hờ hững vì đã đƣợc học ở lớp trƣớc; (18%) HS cho rằng đây là môn học bình thƣờng, chỉ có (4%) cho rằng là môn học không quan trọng. Điều đó chứng tỏ đƣợc HS đã có nhận thức đúng về vai trò của môn học.
Biểu đồ 1.4: Nhận thức của HS về vai trò của môn Lịch sử trong trƣờng THPT
Với các tiết học lịch sử có tổ chức hoạt động nhóm (78,5%) học sinh trả lời là hứng thú, hiểu bài sâu sắc bổ ích hơn so với các giờ học thụ động khác. Chỉ có( 4%) không hiểu bài và (17,5%) HS cho rằng bình thƣờng nhƣ các tiết học khác. Lý do khi đƣợc hỏi các em cho rằng vì các em không thụ động trông chờ vào bài giảng của giáo viên mà ngƣợc lại đƣợc chủ động lĩnh hội tri thức, đƣợc tự do thể hiện quan điểm của mình và có cơ hội đƣợc học tập bạn bè.
48
Biểu đồ 1.5: Đánh giá của HS về tiết học có TCHĐN tại lớp
Qua các tiết thực nghiệm sƣ phạm đã chứng tỏ đƣợc thái độ của HS đối với hoạt động nhóm tại lớp (78.5%) HS có thái độ tích cực hơn trong việc học tập môn Lịch sử khi GV phân công nhiệm vụ đều hăng hái hoàn thành. Điều này chứng tỏ các em rất hứng thú với phƣơng pháp hoạt động nhóm. Đó là cơ sở tốt để hoạt động nhóm trở thành phƣơng pháp học tập thƣờng xuyên đối với các em trong dạy học nói chung, dạy học môn lịch sử nói riêng. Song cũng không có không ít học sinh ngại học nhóm vì phải chuẩn bị nhiều mất thì giờ, phải hoạt động và trình bày sản phẩm của phần hoạt động nhóm vì phần lớn các em không theo ban C. HS cũng đã có nhận thức đúng về vai trò của hoạt động nhóm, (53,6%) HS cho rằng học nhóm rèn luyện tinh thần tự chủ, độc lập và cách trình bày, tự tin trƣớc đám đông,đƣợc thể hiện quan điểm của mình, (34,4%) HS cho rằng có cơ hội học tập bạn bè, hợp tác trong quá trình học tập, có (7,5%) cho rằng rèn luyện đƣợc thói quen hợp tác học tập mang lại hiệu quả.
Nhƣ vậy thông qua quá trình khảo sát thực tế GV và HS trƣờng THPT Hoài Đức B, Hà Nội, đã giúp chúng tôi hiểu đƣợc thực trạng của việc dạy và học nhóm hiện nay ở nhà trƣờng còn đang diễn ra mang tính chất đối phó và miễn cưỡng, chỉ sử dụng chủ yếu trong các tiết học dự giờ thăm lớp, qua đánh giá về
những tiết học có TCHĐN tại lớp chúng tôi nhận thấy HS rất sôi nổi, hứng thú với phƣơng pháp dạy học này. Từ thực trạng trên chúng tôi tìm ra nguyên nhân cụ thể để góp phần năng cao chất lƣợng dạy và học bộ môn Lịch sử ở trƣờng THPT Hoài Đức B nói riêng.
49
1.4.3. Nguyên nhân của thực trạng tổ chức hoạt động nhóm tại lớp trong học tập Lịch sử ở trường trung học phổ thông Hoài Đức B
Trong những năm gần đây bộ môn Lịch sử đã đổi mới nhiều trong các khâu cơ bản của quá trình dạy học. Trong các khâu đó, bộ phận khó khăn và chậm đổi là phƣơng pháp dạy học. Những năm qua đã có rất nhiều hoạt động theo hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học nhƣ tăng cƣờng bồi dƣỡng giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm. Hàng năm, đều tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, hội thảo về phƣơng pháp dạy học lịch sử, tập trung nhất là kỳ thi giáo viên giỏi. Trong các kỳ thi xuất hiện nhiều điển hình về phƣơng pháp dạy học bộ môn. Bài học lịch sử đã đƣợc diễn ra sinh động, học sinh tích cực, hứng thú.
Tuy vậy, nhìn chung phƣơng pháp dạy học lịch sử vẫn chậm biến đổi. Kiểu dạy học phổ biến là giáo viên truyền thụ những nội dung đƣợc trình bày trong sách giáo khoa, học sinh nghe và chép. Hoạt động nhận thức của học sinh chƣa trở thành trung tâm của quá trình dạy học. Học sinh ít đƣợc giao nhiệm vụ và tạo điều kiện hoàn thành hiểu biết về quá khứ. Phƣơng thức lĩnh hội chỉ là
nghe và nhớ.
Thực tiễn đổi mới phƣơng pháp dạy học từ khi áp dụng chƣơng trình mới đã có những biểu hiện tích cực rõ rệt. Tài liệu chƣơng trình sách giáo khoa đã chú ý tạo thuận lợi cho giáo viên tổ chức dạy học theo hƣớng tích cực hóa ngƣời học nhƣ các mô hình thảo luận, kỹ thuật đánh giá trắc nghiệm… trong đó phải kể đến dạy học theo nhóm. Nhƣng nhìn chung, tình trạng tổ chức hoạt động nhóm trong bộ môn lịch sử ở trƣờng THPT Hoài Đức B, Hà Nội hiện nay vẫn có những hạn chế và yếu kém là do những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân chủ quan
Qua điều tra và tổng kết từ, chúng tôi thấy nguyên nhân cơ bản nhất ảnh hƣởng trực tiếp tới việc giáo viên không thƣờng xuyên tổ chức hoạt động nhóm trong tiết học lịch sử nói riêng mà chỉ thực hiện mang tính đối phó khi có kiểm tra, đánh giá, hay thao giảng, dự giờ…là do chƣa khắc phục đƣợc mặt yếu kém trong sử dụng phƣơng pháp dạy học cổ truyền – thầy đọc, trò ghi. Hơn nữa, việc
50
tổ chức hoạt động nhóm tuy đƣợc đánh giá là phƣơng pháp dạy học tích cực, song trên thực tế không phải giáo viên nào cũng làm đƣợc và không phải ở bài lịch sử nào cũng tiến hành thảo luận nhóm. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải sáng tạo, linh hoạt, phải có sự đầu tƣ công sức, tìm tòi nghiên cứu kỹ một giờ lên lớp. Đây là một khó khăn, trở ngại chủ yếu cho quá trình đổi mới phƣơng pháp dạy học nói chung. Muốn làm tốt việc này, trƣớc hết giáo viên và học sinh phải nỗ lực, phải thực sự tiến hành một “cuộc cách mạng” trong nhận thức và hành