2.6.1. Kinh nghiệm lựa chọn nội dung học nhóm
Việc vận dụng dạy học theo nhóm chỉ đạt hiệu quả cao khi GV biết lựa chọn nội dung phù hợp,quan trọng, cần khắc sâu cho HS, có liên quan đến nội dung khác mà HS sẽ nắm đƣợc sau này, các trọng tâm của môn học gắn với thi, kiểm tra…
- Nội dung hấp dẫn, bổ ích và gắn với cuộc sống thực tế.
- Phải vừa sức với HS, điều đó dễ phát huy khả năng tƣ duy sáng tạo của HS. - Nếu nội dung quá khó hay quá dễ thì việc sử dụng dạy học theo nhóm trong
dạy học sẽ chỉ mang tính hình thức, không phát huy đƣợc tác dụng vốn có, mặt khác nội dung đƣa ra thảo luận phải dựa trên nền tảng kiến thức mà HS đã đƣợc học.
2.6.2. Kinh nghiệm tổ chức hoạt động nhóm
- GV phải hƣớng dẫn cho HS thực hiện các công việc cụ thể trong mỗi hoạt động, thƣờng xuyên nhắc nhở, đôn đốc HS tích cực thảo luận nhóm, không làm việc riêng trong quá trình thảo luận. Nếu có nhóm nào khó khăn, GV có thể tham gia với tƣ cách chỉ đạo nhằm giải quyết khó khăn
- Qui định thời gian hợp lý cho mỗi công việc. Điều này GV phải cân nhắc kĩ trƣớc khi tiến hành dạy trên lớp. Bên cạnh đó GV phải thiết kế phiếu học tập cho HS để hạn chế đến mức thấp nhất việc ghi chép, dành nhiều thời gian cho phần thảo luận.
- Để bài giảng sinh động GV cần sử dụng giáo án điện tử, có tƣ liệu hình ảnh. - Phối hợp linh hoạt các phƣơng pháp trong quá trình thảo luận
85
- Theo dõi sát sao HS, tới gần để đôn đốc HS làm việc để làm tăng mức độ tập trung của HS. GV càng gần gũi, sát sao, thì mức độ tập trung càng lớn. Từ đó làm tăng hiệu quả thảo luận nhóm.
- Nhắc nhở những nhóm không tập trung bằng cách, khi hết thời gian sẽ gọi nhóm bất kì, HS bất kì trình bày
- Sau khi các nhóm trình bày kết quả, GV và các nhóm khác cùng nhận xét để khích lệ thi đua giữa các nhóm, đồng thời GV nắm đƣợc mức độ hiểu vấn đề của HS, bổ sung, hoàn thiện.
- Kết thúc phần thảo luận, GV nên chốt lại kiến thức để HS hiểu bài.
2.6.3. Kinh nghiệm thu hút sự chú ý của HS vào hoạt động nhóm
Để thu hút sự chú ý của HS ngay từ đầu tiết học, GV có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Đƣa ra vấn đề mà HS đã nhận thức ở tiết học trƣớc có liên quan đến tiết học này để HS suy nghĩ, nhớ lại hoặc thực hành trong giờ kiểm tra bài cũ.
- Đƣa ra mục tiêu giáo dục ngay từ đầu tiết học để HS biết đƣợc lợi ích của tiết học.
- Tiến hành các hoạt động liên tục theo kế hoạch đã vạch sẵn, nắm vững nội dung, tiến trình tránh tỏ ra lung túng, ngƣợng gạo khi quên giáo án.
2.6.4. Kinh nghiệm sử dụng câu hỏi
Câu hỏi phải vừa sức HS, phù hợp với trình độ và điều kiện học tập cũng nhƣ thời gian cho phép. Câu hỏi không quá khó khiến HS không trả lời đƣợc hay quá dễ, không chú ý đến sự động não của HS.
Câu hỏi cần phải có sự định dƣớng rõ ràng nhằm đúng bản chất của vấn đề, trọng tâm của bài giảng, không nên chia nhỏ vấn đề thành những câu hỏi vụn vặt , mối quan hệ của câu hỏi không dẫn đến việc rèn luyện kỹ năng khái quát hóa cho HS
Việc lựa chọn câu hỏi phụ thuộc vào: Nội dung của bài học; trình độ nhận thức của HS mỗi lớp, tính logic của bài học và điều kiện thời gian cho phép.
86
Câu hỏi phải phát huy đƣợc tính tích cực của HS nhƣ câu hỏi tại sao?, câu hỏi tìm bảm chất hiện tƣợng, câu so sánh, câu tổng hợp, hệ thống kiến thức…
Nhƣ vậy, vấn đề sử dụng câu hỏi nhƣ thế nào trong thảo luận có tác dụng rất lớn trong dạy học, để dịnh hƣớng đƣợc tƣ duy của các em, gây chú ý, tăng hứng thú, giúp HS hiểu bài sâu.
2.6.5. Kinh nghiệm kích thích HS phát biểu ý kiến
Thực tế dạy học cho thấy, HS càng học lớp lớn thì càng ngại phát biểu ý kiến có thể do những nguyên nhân sau:
+ Tính nhút nhát, dụt dè trƣớc đám đông. + Thiếu kiến thức vấn đề thảo luận.
+ Tự ti, ngại ngƣời khác đánh giá mình kém, sợ bị các bạn cƣời, chế giễu.Cho rằng môn học không cần thiết, mất thời gian. Chính vì vậy, GV cần có những biện pháp cụ thể nhằm hạn chế đƣợc những nguyên nhân trên:
+ Chia nhóm để giảm áp lực cho HS. Điều đó có nghĩa mỗi HS đều có trách nhiệm đƣa ra câu trả lời, có thể đúng hay sai vì đó là kết quả chung của cả nhóm.
+ Năng dần yêu cầu từ thấp đến cao.
+ Dùng câu hỏi dễ cho ngƣời có trình độ kiến thức hạn chế.
+ Tạo không khí thân thiện, cởi mở, thoải mái để HS cảm thấy hứng thú trong học tập.
+ Biểu dƣơng những tiến bộ của cá nhân, nhóm bằng cách khen ngợi, cho điểm trực tiếp.
2.6.6. Kinh nghiệm về sự thành công trong hoạt động nhóm
Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình của các thành viên trong tiết học. Vì vậy dạy học theo nhóm còn đƣợc gọi là phƣơng pháp cùng tham gia. Do đó GV cần chọn vấn đề sao cho tất cả các thành viên đều có thể cùng tham gia, tránh trƣờng hợp chỉ có 1 – 2 HS làm việc.
Tuy nhiên dạy học theo nhóm bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, thời gian hạn định của tiết học cho nên GV phải tổ chức linh hoạt, phù hợp với dặc điểm của từng lớp học. Trong hoạt động nhóm quan trọng nhất là tƣ duy
87
của HS phải đƣợc phát huy, rèn luyện năng lực hợp tác giữ các thành viên trong tổ chức. Tránh tình trạng cho rằng càng hoạt động nhóm nhiều thì càng đổi mới phƣơng pháp dạy học.
88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ mục đích và nhiệm vụ của để tài nghiên cứu, trong quá trình hoàn thành khóa luận, chúng tôi đã giải quyết đƣợc những vấn đề sau:
- Về mặt lí luận, với vai trò ngƣời điều khiển, hƣớng dẫn của GV khi tổ chức hoạt động nhóm. GV chia thành từng nhóm nhỏ, HS đƣợc liên kết với nhau bằng những nhiệm vụ chung, thông qua hoạt động của các thành viên trong nhóm để hoàn thành đƣợc nhiệm vụ học tập của nhóm. Mọi hoạt động dạy cần phải “hướng vào học sinh”, hƣớng vào việc khai thác mọi tiềm năng trí tuệ của các em, nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, nâng cao chất lƣợng dạy học môn Lịch sử ở trƣờng THPT.
- Về mặt thực tiễn, thông qua việc khảo sát thực tế ở trƣờng THPT Hoài Đức B, bƣớc đầu đã đánh giá đƣợc thực trạng dạy và học Lịch sử hiện nay của nhà trƣờng, phần lớn GV đã nhận thức đúng về vai trò của hoạt động nhóm trong quá trình dạy học tại lớp. Tuy nhiên, GV chƣa vận dụng một cách thƣờng xuyên và còn lung túng, chƣa biết cách tổ chức hoạt động nhóm theo đúng qui trình hợp lí. Về phía HS, còn tiếp thu một cách thụ động, chỉ mang tính hình thức.
- Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu về đổi mới phƣơng pháp dạy và học hiện nay theo hƣớng “lấy HS làm trung tâm”, luận văn đã làm sáng tỏ đƣợc phầm cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động nhóm tại lớp, với cách thức, quy trình các bƣớc tiến hành. Đồng thời đi sâu vào quá trình vận dụng vào thực tế giảng dạy môn Lịch sử ở tại trƣờng THPT Hoài Đức B, với những đặc trƣng riêng của trƣờng về cơ sở vật chất, đội ngũ GV, và trình độ của HS.
- Thiết kế đƣợc một số giáo án giảng dạy có vận dụng dạy học theo nhóm tại lớp, tiến hành thực nghiệm sƣ phạm và chứng minh đƣợc tính hiệu quả, khả thi của cách thức, quy trình mà chúng tôi đã đề xuất. Việc tổ chƣc hoạt động nhóm tại lớp theo đúng quy trình đã mang lại kết quả cao hơn việc tổ chức một cách hình thức nhƣ trƣớc đây mà GV thƣờng áp dụng , biểu hiện là HS đã có
89
thái độ hứng thú, sôi nổi trong tiết học, có sự nghiên cứu chuẩn bị bài kh có sự hƣớng dẫn cụ thể, sát sao của GV.
- Thông qua nghiên cứu đề tài, áp dụng vào thực tiễn giảng dạy và với vai trò là một GV dạy lịch sử của trƣờng THPT, chúng tôi cũng đã mạnh dạn đƣa ra đƣợc năm bài học kinh nghiệm để giúp cho quá trình tổ chức hoạt động nhóm trên lớp đạt hiệu quả cao nhất.
Việc đổi mới phƣơng pháp dạy học là vấn đề thiết yếu của ngành giáo dục và cũng là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Chúng ta cần con ngƣời đào tạo ra phải năng động trong tƣ duy và hành động. Phƣơng pháp giáo dục ảnh hƣởng trực tiếp phẩm chất ấy của HS. Lí luận và thực tiền đã chứng minh đƣợc tổ chức dạy học theo nhóm là một phƣơng pháp hữu hiệu và cần thiết trong nhà trƣờng. Tuy nhiên nêu chỉ dừng lại ở phƣơng pháp, cách thức này thì chƣa đủ mà GV cần phải sử dụng, phối hợp tốt và linh hoạt các phƣơng pháp dạy học khác để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.
2. Khuyến nghị
Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu đè tài, với mục đích góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn Lịch sử ở trƣờng THPT Hoài Đức B- Hà Nội nói riêng, chúng tôi cũng xin đƣa ra một số khuyến nghị sau:
2.1. Đối với nghiên cứu khoa học
+ Tiếp tục nghiên cứu vận dụng các biện pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của hình thức tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học môn lịch sử ở trƣờng THPT nhƣ: hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động đoàn đội, tổ chức trò chơi lịch sử trong các ngày truyền thống…
+ Soạn giáo án có sử dụng hình thức hoạt động nhóm, biên soạn các mẫu phiếu học tập cho phần thảo luận nhóm.
2.2. Đối với các cấp quản lý
+ Để áp dụng phƣơng pháp dạy học hiệu quả, vấn đề có tính quyết định, lại phụ thuộc vào quyết tâm đổi mới của các cấp quản lý. Trong bối cảnh thói quen học tập thụ động đang còn phổ biến trong nhà trƣờng hiện nay , rất cần những chủ trƣơng, kế hoạch đúng đắn, hợp lý và những đầu tƣ thích đáng cho việc áp dụng
90
phƣơng pháp này từ các cấp quản lý trong các sở đào tạo. Chuẩn bị đƣợc một thái độ học tập thích hợp của ngƣời học và năng lực, trình độ thích hợp từ phía ngƣời dạy là một chặng đƣờng dài, đòi hỏi phải biết kết nối mục tiêu giảng dạy, chú trọng rèn luyện kĩ năng cho ngƣời học với việc quy hoạch đội ngũ GV để không ngừng nâng cao trình độ, kĩ năng cho đội ngũ GV.
+ Thiết bị và phƣơng tiện vật chất có vai trò rất lớn ảnh hƣởng đến thành công của phƣơng pháp.
+ Việc đổi mới phƣơng pháp dạy học theo nhóm bên cạnh đổi mới nội dung là điều kiện tất yếu để năng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ trong xu thế cải tiến chất lƣợng quản lý giáo dục, hiện đại hóa giáo dục và đầu tƣ thích đáng có trọng điểm cho hệ thống trƣờng lớp…theo chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc.
2.3. Đối với GV
+ GV phải thiết kế giáo án có mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp rõ ràng, có kỹ năng khai thác và sử dụng phƣơng pháp dạy học theo nhóm.
+ GV ngoài việc nắm vững kiến thức, mục tiêu của bài học còn phải biết dẫn dắt, gợi mở, khuyến khích, định hƣớng. Do đó, yêu cầu đặt ra cho ngƣời thầy là không ngừng trao rồi, làm giàu kiến thức, kinh nghiệm với các GV khác.
+ Ngoài ra, tiêu chí và phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập cũng là một vấn đề quan trọng cần đƣợc thống nhất.
2.4. Đối với HS
Trách nhiệm của nhà trƣờng, GV cần giáo dục cho HS:
+ Bổ sung, cập nhật kiến thức là yếu tố quan trọng để thực thi tốt nhiệm vụ dạy và học
+ Rèn luyện thói quen tích cực, khắc phục thói quen thụ động, động não trong quá trình học tập.
+ Rèn luyện kĩ năng trình bày, diễn đạt trƣớc đám đông, tạo sự tự tin và thể hiện năng lực của bản thân.
91
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Ngọc Anh (2002), Thử nghiệm dạy học theo cách chia nhóm ở Đại học, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 36, tr.12-13.
2. Nguyễn Văn Ánh, Trần Thái Hà, Trịnh Đình Tùng (2007), Tư liệu lịch sử
10, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Nguyễn Thanh Bình (2008), GD Việt Nam trong thời kì đổi mới, Nxb Đại
học Sƣ phạm, Hà Nội.
4. Nguyễn Hữu Châu và các tác giả (2007), Đổi mới nội dung và phương pháp
đào tạo GV trung học cơ sở theo chương trình CĐSP, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Côi, (2008), Các con đường , biện pháp nâng cao hiệu quả dạy
học lịch sử ở trường PT, NXB Đại hoc Sƣ phạm, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Côi (chủ biên) (1995), Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử, Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội, (in lần thứ 2 có bổ sung).
7. Nguyễn Thị Côi – Nguyễn Hữu Chí (1999), Bài học lịch sử và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường THPT, Nxb Giáo dục, Hà nội
(Tài liệu bồi dƣỡng thƣờng xuyên).
8. Nguyễn Thị Côi (1999), Đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông (Tài liệu hội nghị đổi mới phƣơng
pháp dạy và học tập môn Lịch sử ở trƣờng THPT và THSC), Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Côi – Phạm Kim Anh (1999), Hướng dẫn học sinh làm bài tập lịch sử, Tạp chí Giáo dục số 6, tr.13-8.
10. Nguyễn Thị Côi (Chủ biên), Hoàng Thanh Tú, Nguyễn Thị Thu Hằng (2007), Ôn luyện và kiểm tra Lịch sử 11, Nxb. Đại học Quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh.
11. Nguyễn Nghĩa Dân (1997), Mô hình phương pháp dạy học, tự học, Tạp chí
Giáo dục và thời đại, tháng 11/ 1997.
12. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Khoa học và
xã hội.
13. Phạm Văn Đồng (1994), Phương pháp dạy học và phát huy tính tích cực.
92
14. Phạm Xuân Hằng, (1991), Sử học, một khoa học, một tình trạng, Tạp chí
Nghiên cứu Lịch sử, số 5.
15. Phạm Thị Hằng (2006), Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học ở trường THPT (Qua thực tế lớp 11), Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sƣ
phạm Hà Nội.
16.Trần Bá Hoành, (2002), Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 3.
17. Đặng Văn Hồ - Trần Quốc Tuấn, (2001), Bài tập Lịch sử ở trường phổ thông, tr.23
18. Trần Duy Hƣng (1996), Tổ chức dạy học theo nhóm, Tạp chí Nghiên cứu
giáo dục số 2, tr. 21.
19. Trần Duy Hƣng (2000), Mô hình phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ, Tạp
chí Nghiên cứu giáo dục số 4, tr 9- 10.
20. Nguyễn Lan Hƣơng (1999), Một số biện pháp nhằm tích cực hóa trẻ tư duy
của học sinh khi giải quyết vấn đề dạy học. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 11,
tr.12.
21. Vũ Quang Hiển – Hoàng Thanh Tú (Đồng chủ biên),(2014), Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông, Nxb Đại học quốc gia
Hà Nội.
22. I. Lina (1979), Giáo dục học, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
23. I.F. Kharlamop (1979), Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào,
Tập 1,2 Nxb Giáo dục, Hà Nội.
24. Nguyễn Kỳ (1998), Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, Tạp chí
giáo dụ số 3, tr. 6-7.
25. Nguyễn Văn Lê - Nguyễn Sinh Huy (2000), Giáo dục học đại cương, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội.
26. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2005), Đổi mới PPDH Lịch sử ở trường PT,