Các hình thức tổ chức hoạt động nhóm tại lớp theo bàn

Một phần của tài liệu luận văn tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX ở trường trung học phổ thông hoài đức b hà nội (chương trình chuẩn) (Trang 26)

Có nhiều hình thức và cách tổ chức hoạt động nhóm tại lớp. Tùy theo từng lớp học, từng nội dung bài học, từng phần việc cụ thể mà GV có thể chia hoặc không chia nhóm. Cũng vậy chúng ta có thể chia nhóm hai, nhóm bốn …

Nhóm hai:

+ Đặc điểm:

- Hình thức chia nhóm này, có thời gian hoạt động tƣơng đối ngắn (không quá 1 phút) thƣờng dành cho những công việc trả lời câu hỏi, bài tập … đơn

27

giản, nhằm củng cố kiến thức cơ bản hoặc đƣa học sinh vào tình huống có vấn đề

+ Cách tổ chức

Cho hai học sinh cùng bàn hợp thành một nhóm, giáo viên giao cho tất cả các nhóm cùng giải quyết một công việc. Yêu cầu học sinh thảo luận nhanh. Sau đó yêu cầu một vài nhóm báo cáo kết quả hoạt động. Sau đó giáo viên đi đến chốt lại vấn đề

+ Tình huống sảy ra và cách sử lý

Hình thức này có thể sảy ra trƣờng hợp sau: có một vài học sinh ngồi bàn lẻ (ngồi một mình). GV không nên cho những học sinh ngồi bàn lẻ hợp lại thành nhóm hai vì nhƣ thế gây mất trật tự và ảnh hƣởng đến thời gian học tập của các em. Chúng ta có thể cho những HS ngồi lẻ này cùng với hai HS ngồi phía sau hợp thành một nhóm (nhóm ba). Nếu có HS ngồi lẻ ở bàn sau cùng của dãy thì cho hai HS ngồi trên cùng với HS ngồi lẻ hợp thành một nhóm. Tốt hơn hết, ngay khi ổn định lớp, GV nên sắp xếp chỗ ngồi cho HS theo dự kiến của mình thì sẽ rút ngắn đƣợc thời gian cho HS khi tiến hành hoạt động nhóm. Nếu có sự bất đồng quan điểm về kết quả của công việc dẫn đến không đƣa ra kết quả chung của nhóm. Trƣờng hợp này rất hiếm sảy ra vì đây là những công việc đơn giản. Đa số HS thực hiện tốt. Nhƣng nếu sảy ra thì sẽ có một ý kiến sai trong nhóm. Lúc này, khi kết thúc hoạt động - GV không nên phủ nhận ngay kết quả của HS mà cần biểu dƣơng HS biết bảo vệ ý kiến của mình nhằm trang bị tính quyết toán cho HS. Sau đó GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động và đƣa ra đáp án đúng nhất.

Nhóm bốn:

+ Đặc điểm

Hình thức chia nhóm này có thời gian hoạt động vừa phải từ 3 đến 5 phút thƣờng dung cho những nội dung kiến thức củng cố hay vận dụng tìm hiểu kiến thức mới. Mức độ công việc vừa phải, đôi khi có mở rộng, đào sâu.

28

Cho hai HS ngồi bàn trên cùng hai HS ngồi bàn phía sau hợp thành một nhóm, mỗi nhóm cử một HS làm nhóm trƣởng, một HS làm thƣ ký (nhóm trƣởng và thƣ ký cần luân phiên cho những hoạt động lần sau nhằm phát huy tính tích cực chủ động của mỗi HS). Cách hoạt động là:

- Thảo luận tìm ra cách sử lý công việc - Biểu quyết

- Thống nhất kết quả hoạt động - Giải tán nhóm.

GV cần hƣớng dẫn thêm ngoài việc thảo luận, nhóm trƣởng có nhiệm vụ quyết định kết quả hoạt động của nhóm và thƣ ký có nhiệm vụ ghi lại đầy đủ kết quả của hoạt động. GV nên chia việc cho các nhóm ở các mức độ khác nhau, có thể dùng phiếu học tập (phiếu cần ghi sẵn nội dung công việc). Trƣờng hợp có công việc khó cần giải quyết thì GV cần hƣớng dẫn cách sử lý trƣớc khi giao việc . Sau khi hoạt động nhóm song. Nếu là lớp có “lý tƣởng” về số lƣợng HS (số HS ít, khoảng từ ( 25-30 HS), GV yêu cầu tất cả các nhóm báo cáo kết quả hoạt động bằng cách dán phiếu học tập tên bảng. Trƣờng hợp lớp có số lƣợng HS lớn thì mỗi một công việc GV nên chọn ngẫu nhiên một hoặc hai nhóm báo cáo kết quả rồi yêu cầu HS ở các nhóm khác nhận xét kết quả lẫn nhau. Sau đó GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm. Cuối cùng đƣa ra đáp án đúng bằng cách trình chiếu (hay bảng phụ) đã chuẩn bị sẵn lên bảng

+ Các tình huống sảy ra và cách sử lý

Hình thức chia nhóm này có thể xảy ra các tình huống sau

- Có một số HS lẻ nhóm

- Nếu lẻ một HS thì cho HS này ngồi cùng với nhóm lân cận hợp thành nhóm năm

- Nếu lẻ hai thì có thể cho hai HS này hợp thành nhóm hai nhƣ đã nói trên hoặc tách để tạo nhóm năm

- Nếu lẻ ba HS thì cho ba HS này hợp thành nhóm ba - Có sự bất đồng về quan điểm và kết quả:

29

- Nếu có một thành viên bất đồng quan điểm với các thành viên còn lại thì GV hƣớng hẫn HS nên phục tùng theo ý kiến đa số nhằm trang bị cho HS biết cách sống tập thể, phải biết lắng nghe và phục tùng ý kiến tập thể

- Nếu nhóm phân làm hai luồng ý kiến khác nhau (2-2) GV cần hƣớng dẫn HS biết phục tùng ý kiến nhóm trƣởng .

- Những nhóm đã hoàn thành công việc trƣớc và đã giải tán, gây ồn ào ảnh hƣởng đến các nhóm còn lạ. GV yêu cầu những HS này độc lập giải quyết những công việc của các nhóm khác, để sau khi kết thúc hoạt động cho các em nhận xét hoạt động của các nhóm khác nhằm tạo sự liên kết công việc của các nhóm với nhau.

Nhóm sáu, nhóm tám:

+ Đặc điểm

Hình thức chia nhóm này, có thời gian hoạt động tƣơng đối nhiều (khoảng 10-15 phút), thƣờng áp dụng cho những tiết ôn tập, thực hành …nhằm củng cố kiến thức và vận dụng vào thực tiễn

+ Cách thức tổ chức

-Nếu có phòng thí nghiệm, phòng bộ môn thì chia nhóm sẽ rất thuận lợi . GV chỉ cần hƣớng dẫn công việc các nhóm cần làm

-Trƣờng hợp không có phòng bộ môn riêng, phải thực hiện tại lớp, thì sau khi hƣớng dẫn công việc của các nhóm, GV có thể cho ba bàn cùng dãy hộp thành một nhóm . Với bốm dãy ta có bốm nhóm, số thừa lại ở mỗi dãy hợp lại thành một nhóm hoặc GV có thể ghép hay dãy bàn ta đƣợc hai dãy đôi, mỗi dãy chia làm hai nhóm (tổng có bốm nhóm).

- Nếu là tiết ôn tập, sau khi chia nhóm, bầu nhóm trƣởng và thƣ ký. GV cần có sự hƣớng dẫn cụ thể trong công việc, theo dõi uốn ắn, nhắc nhở nếu trong quá trình thực hiện HS chƣa thực hiện đúng, nghiêm túc.

+ Tình huống sảy ra:

Hình thức chia nhóm này có thể xảy ra những tình huống sau:

- Mất nhiều thời gian cho việc chia nhóm nếu thực hiện ở các phòng học. Muốn rút ngắn thời gian thì ngay tiết học trƣớc, sau khi hƣớng dẫn về nhà,

30

GV cần hƣớng dẫn thêm cho HS cách bố trí bàn ghế để chuẩn bị cho tiết ôn tập, thực hành

Nhóm có từ ¼ đến ½ HS lớp:

+ Đặc điểm:

Thời gian cho hoạt động này tùy theo mức độ công việc. Hình thức này thƣờng đƣợc áp dụng cho những tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khóa, dạy theo chủ đề hay chuyên đề…

+ Cách tổ chức:

- GV có thể chia mỗi nhóm một dạy bàn (thƣờng là một tổ). Sau đó hƣớng dẫn công việc của mỗi nhóm, tùy theo mức độ công việc mà có cách thực hiện khác nhau

- Nếu thực hiện ngoài trời, GV cho HS xếp hàng theo đúng yêu cầu của công việc rồi hƣớng dẫn cách thực hiện và cho tiến hành hoạt động.

Nhƣ vậy, để hoạt động nhóm đạt hiệu quả, GV phải linh hoạt trong mọi tình huống, từ chọn hình thức tổ chức hoạt động nhóm, cho đến cách thức chia nhóm và thời gian duy trì nhóm. Có nhƣ vậy, hoạt động nhóm mới thực sự hấp dẫn, khơi gợi hứng thú học tập tìm tòi, suy luận của các em.

1.2.3. Ưu và nhược điểm của tổ chức hoạt động nhóm tại lớp

Sự thành công của việc giảng dạy phụ thuộc rất nhiều vào phƣơng pháp dạy học đƣợc giáo viên lựa chọn. Cùng một nội dung nhƣng tùy thuộc vào phƣơng pháp sử dụng thì sẽ có những kết quả khác nhau. Làm việc theo nhóm là một trong những phƣơng pháp dạy học đƣợc áp dụng trong đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay nhằm phát huy đƣợc tính tích cực của ngƣời học, dạy học hƣớng về ngƣời học.

Ngày nay, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết vì trong thực tế cuộc sống không có ai là hoàn hảo, do đó làm việc theo nhóm có thể tập trung đƣợc những mặt mạnh của từng ngƣời và bổ sung, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu, hơn nữa nó còn tạo ra đƣợc niềm vui và sự hứng thú trong học tập. Vì vậy, chúng ta cần

31

phải thấy đƣợc những ƣu và nhƣợc điểm của hình thức dạy học theo nhóm để phát huy đƣợc những điểm mạnh của nó.

Ưu điểm:

- Thể hiện rõ nhiệm vụ “thầy thiết kế”, “trò thi công”, thầy trò cùng làm việc với cƣờng độ cao. Vai trò chủ đạo của thầy và vai trò chủ động của trò đƣợc phát huy thƣờng xuyên hơn, mọi HS đều có cơ hội đƣợc tham gia trực tiếp vào hoạt động dạy học, trao đổi, hợp tác và học hỏi lẫn nhau, tạo động lực thúc đẩy thi đua giữa các thành viên trong nhóm và các nhóm khác. Bổ sung kiến thức cho nhau, tăng cƣờng hợp tác giữa ngƣời học- ngƣời học, ngƣời dạy- ngƣời học.

- Tạo không khí sôi nổi trong lớp học, rẽn luyện khả năng thu thập kiến thức (viết, nói) trên cơ sở những nội dung kiến thức thu nhận trong sách giáo khoa, phát triển kỹ năng tƣ duy, hợp tác, HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau kịp thời sửa chữa, bổ sung và điều chỉnh cách học để vƣơn lên học tốt.

- Có tác dụng chuyển quá trình đào tạo thành quá trình “ tự đào tạo”, khắc

phục lối dạy truyền thống “thầy đọc, trò ghi”.  Hạn chế:

- Khi tiến hành thảo luận nhóm tại lớp, dễ gây ồn ào, khó duy trì trật tự lớp học.

- Việc triển khai thảo luận dễ mất nhiều thời gian. - Một số cá nhân HS dễ ỷ lại.

Nhƣ vậy, việc TCHĐN tại lớp thỏa mãn nhu cầu học tập cá nhân, phù hợp với việc học tập hƣớng tới ngƣời học, khuyến khích sự độc lập tự chủ, ngƣời học có thể đƣa ra những giải háp, cách biểu đạt riêng cho vấn đề nào đó. Nếu trong phƣơng pháp thuyết trình, ngƣời học chỉ có thể trao đổi với nhau đƣợc rất ít thì trong làm việc theo nhóm các thành viên tham gia có cơ hội đƣa ra quan điểm của mình đối với chủ đề thảo luận, mặt khác nó nâng cao đƣợc tính tƣơng tác giữa các thành viên nhằm tác động tích cực đến ngƣời học nhƣ: Tăng cƣờng động cơ học tập, nảy sinh những hứng thú mới, kích thích sự giao tiếp, chia sẻ tƣ

32

tƣởng và cách giải quyết vấn đề, khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Các thành viên trong nhóm biết đƣợc sự phụ thuộc lẫn nhau. Làm việc theo nhóm là cách học cho phép tất cả các thành viên trong nhóm giải quyết một cam kết làm việc đƣợc mô tả rõ ràng, không đƣợc GV dẫn dắt trực tiếp mà chỉ nhờ vào sự hợp tác chặt chẽ và sự phân công công việc trong nhóm, vì vậy mỗi thành viên trong nhóm tự ý thức đƣợc phải cố gắng hết mình không phải chỉ vì thành tích cá nhân mà còn vì thành công của cả nhóm.

Trong các phƣơng pháp dạy học truyền thống, thông tin theo chiều chủ yếu từ thầy đến trò, học sinh dƣờng nhƣ chỉ chăm chú lắng nghe, chép lại lời giáo viên hoặc chỉ làm việc cá nhân mà không có sự trao đổi, bàn bạc với các học sinh khác. Vì vậy các em rất thụ động trong học tập. Ngƣợc lại, trong phƣơng pháp dạy học có tổ chức hợp tác nhóm, thông qua hoạt động tập thể, nhóm lớp, các ý kiến, quan niệm của mỗi cá nhân đƣợc điều chỉnh và qua đó ngƣời học đƣợc nâng lên một trình độ mới. Giao tiếp thầy- trò là quan hệ hai chiều, trong đó còn nổi lên quan hệ giao tiếp giữa trò- trò, học sinh đƣợc hoạt động, đƣợc tự do bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình, lắng nghe ý kiến của bạn đồng thời có sự hợp tác với nhau trong việc cùng giải quyết vấn đề để đi đến sự thống nhất chung nhiệm vụ của nhóm.

Hoạt động nhóm còn rèn luyện cho học sinh có ý thức trách nhiệm trƣớc tập thể, tạo nên kỹ năng sống, thói quen bạo dạn, hoạt bát trƣớc đám đông. Đây là một yêu cầu quan trọng đối với mỗi con ngƣời trong xã hội hiện đại, là ngƣời biết tự chủ, năng động và sáng tạo. Do mỗi thành viên trong nhóm đƣợc phân công thực hiện một vai trò nhất định, một công việc và trách nhiệm cụ thể. Các thành viên trong nhóm không thể trốn tránh trách nhiệm hoặc dựa vào công việc của ngƣời khác. Trách nhiệm của mỗi thành viên là yếu tố quyết định việc thành công hay thất bại của nhóm. Hay nói cách khác, việc tổ chức dạy học theo nhóm không phải là hình thức nhằm thay thế học tập cá nhân mà là để giúp cá nhân thực hiện nhiệm vụ học tập của mình thông qua trao đổi, thảo luận với các thành viên cùng học.

33

Cùng với việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy thì những ƣu điểm cơ bản trên sẽ phần nào nhấn mạnh đƣợc vai trò quan trọng của phƣơng pháp giảng dạy theo nhóm. Vai trò của ngƣời dạy là điều khiển hoạt động của ngƣời học, còn ngƣời học là trung tâm của hoạt động đó.

Trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm, học sinh đƣợc tham gia đóng góp vào công việc chung, thể hiện đƣợc tính hợp tác, tính cộng đồng, đáp ứng đƣợc nhu cầu tâm lý xã hội rất quan trọng là mong muốn làm việc tập thể. Hơn nữa, khi tham gia vào nhóm học tập, học sinh đƣợc thảo luận, bàn bạc, các em trở thành nhân vật trung tâm của giờ học, tự mình giải quyết những vấn đề do bài học đặt ra “biến quá trình dạy học của thầy thành quá trình tự học của trò”[18;7]

Việc học theo nhóm cũng tạo cơ hội để học sinh cọ sát các quan điểm, ý kiến, tri thức. Đây là điều kiện để các em khẳng định mình, hình thành năng lực tự đánh giá, tự ý thức, điều chỉnh suy nghĩ của mình cho phù hợp thích ứng với đòi hỏi của nhà trƣờng và xã hội.

Mỗi thành viên trong nhóm, trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ có điều kiện hiểu biết nhau nhiều hơn, hòa nhập và liên kết chặt chẽ với nhau, khi đó nhóm trở thành môi trƣờng xã hội thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.

Qua quan sát học sinh tự học, trao đổi với nhau một cách linh hoạt, sáng tạo, GV bồi dƣỡng, hƣớng dẫn các em phát huy tính tích cực để giải quyết các vấn đề đang tìm hiểu. Hơn nữa, nhiều câu hỏi, thắc mắc mà học sinh đặt ra cũng buộc giáo viên phải suy nghĩ, tìm tòi để mỏ rộng năng cao hiểu biết của chính mình.

Khi giúp các nhóm thảo luận, quan hệ thầy- trò đƣợc cải thiện, GV có điều kiện gần gũi với học sinh, hiểu rõ hơn về đối tƣợng của mình, phát hiện kích thích hứng thú và uốn nắn kịp thời những sai lệch trong học tập của các em.

Bên cạnh đó, việc tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học cũng dễ thực hiện, có thể tiến hành ở mọi nơi, kể cả những vùng còn khó khăn về cơ sở vật chất và phƣơng tiện dạy học. Bởi vì “Dạy học theo nhóm không hạ thấp, không

34

làm lu mờ vại trò của giáo viên, mà ngược lại với tài năng và nghiệp vụ chuyên môn của mình, giáo viên luôn là người tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh trong tất cả các khâu của quá trình dạy học” [18; 21].

Sở dĩ dạy học theo nhóm thể hiện đƣợc những yêu điểm trên là vì, quá

Một phần của tài liệu luận văn tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX ở trường trung học phổ thông hoài đức b hà nội (chương trình chuẩn) (Trang 26)