Mục tiêu, nội dung cơ bản của phần lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến

Một phần của tài liệu luận văn tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX ở trường trung học phổ thông hoài đức b hà nội (chương trình chuẩn) (Trang 54)

đến giữa thế kỷ XIX

Sau khi tìm hiểu kỹ sách giáo khoa Lịch sử THPT (lớp 10) và tài liệu phân phối chƣơng trình Lịch sử THPT của Bộ giáo dục và Đào tạo, chúng tôi xin đƣa ra một số bài học cụ thể có thể áp dụng việc dạy học theo nhóm tại giờ lên lớp nhƣ sau:

Chƣơng trình lớp 10 (Ban cơ bản): cả năm có 37 tuần (52 tiết), học kì I: 19 tuần (18 tiết); học kì II: 18 tuần (34 tiết). Trong đó phần lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX gồm có 16 bài, có thể xắp xếp theo các nội dung nhƣ sau.

Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỷ X

55

- Nội dung 2 : Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam

- Nội dung 3 : Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập Nội dung 1 :Việt Nam thời nguyên thủy

Về kiến thức : Giúp HS :

- Hiểu và phân tích đƣợc Việt Nam là một trong những quê hƣơng của loài ngƣời.

- Trình bày đƣợc các giao đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy về : công cụ lao động, hoạt động kinh tế, tổ chức xã hội, đời sống vật chất và tinh thần.

Về tư tưởng :

- Giáo dục lòng yêu lao động, vì lao động không những năng cao đời sống con ngƣời mà còn hoàn thiện bản thân.

- Giáo dục tinh thần đoàn kết thông qua học tập nhóm.

Về kỹ năng :

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng SGK, kỹ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp, thống kê về quá trình tiến hóa của con ngƣời.

Nội dung 2 : Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam Về kiến thức :

- Trình bày đƣợc đại cƣơng về ba nƣớc Cổ đại trên đất nƣớc Việt Nam (sự hình thành, cơ cấu tổ chức nhà nƣớc, đời sống văn hóa, xã hội)

Về tưởng :

Bồi dƣỡng tinh thần lao động sáng tạo, ý thức về cội nguồn dân tộc, lòng yêu quê hƣơng đất nƣớc và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Về kỹ năng :

- Quan sát, so sánh các hình ảnh để rút ra nhận xét. Xem xét các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ giữa không gian, thời gian và xã hội.

Nội dung 3 : Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập Về kiến thức :

- Trình bày đƣợc tính liên tục rộng lớn, quần chúng trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta trong các thế kỷ (I –X).

56

- Hiểu và phân tích đƣợc những chính sách đô hộ của triều đại phong kiến phƣơng Bắc ở nƣớc ta và những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội nƣớc ta thời Bắc thuộc.

- Phân tích đƣợc nguyên nhân tất yếu là do chính sách thống trị tàn bạo của phong kiến phƣơng Bắc, tinh thần đấu tranh bất khuất, kiên cƣờng không cam chịu làm nô lệ của dân tộc ta.

- Trình bày đƣợc nét chính về ý nghĩa của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu : Hai Bà Trƣng, Lý Bí, Chiến thắng Bạch Đằng (938).

Về tư tưởng :

- Thông qua bài học bồi dƣỡng lòng biết ơn các anh hùng dân tộc, tự hào dân tộc về truyền thống lịch sử Việt Nam.

Về kỹ năng :

- Hình thành kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng trình bày, khă năng tranh luận vấn đề lịch sử. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII

- Nội dung 1 : Tình hình chính trị Việt Nam từ X đến XVIII

+Quá trình hình thành và phát triển của nhà nƣớc phong kiến (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV)

+ Những biến đổi của nhà nƣớc phong kiến trong các thế kỷ XVI- XVIII. - Nội dung 2 : Tình hình kinh tế Việt Nam ( từ X đến đầu XVIII)

+ Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỷ X- XV + Tình hình kinh tế ở các thế kỷ XVI- XVIII

- Nội dung 3 : Tình hình văn hóa Việt Nam ( từ X- XVIII)

+ Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X- XV. + Tình hình văn hóa ở các thế kỷ XVI- XVIII.

- Nội dung 4 : Quân Sự Việt Nam từ thế kỷ X dến XVIII.

+ Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm lƣợc ở các thế kỷ X- XV.

+ Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nƣớc, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVII.

57

Về kiến thức :

+ Hiểu đƣợc quá trình xây dựng và hoàn chỉnh Nhà nƣớc phong kiến Việt Nam diễn ra trong một thời gian lâu dài trên một lãnh thổ thống nhất.

+ Nhà nƣớc phong kiến Việt Nam đƣợc tổ chức theo chế độ quân chủ Trung ƣơng tập quyền, có pháp luật, quân đội và có chính sách đối nội, đối ngoại đầy đủ, tự chủ và độc lập.

+ Phân tích đƣợc mối quan hệ gần gũi giữa nhà nƣớc phong kiến với nhân dân +Trình bày đƣợc thế kỷ XVI- XVIII, đất nƣớc bị chia làm hai miền, có hai chính quyền riêng, các tập đoàn phong kiến hầu nhƣ không còn khả năng thóng nhất lại đật nƣớc.

+ Đánh giá đƣợc công lao to lớn của phong trào Tây Sơn trong sự nghiệp bảo vệ và thống nhất đất nƣớc, xóa bỏ tình trạng chia cắt.

Về tư tưởng :

+ Giáo dục lòng yêu nƣớc, đấu tranh cho sự nghiệp bảo vệ sự toàn vẹn của đất nƣớc.

+ Tự hào về tinh thần đấu tranh của ngƣời nông dân Việt Nam.

Về kỹ năng :

+ Bồi dƣỡng kỹ năng làm việc nhóm, chia sẻ thông tin, trình bày vấn đề trƣớc tập thể

+ Kỹ năng sử dụng bản đồ để phân tích sự kiện lịch sử

- Nội dung 2 : Tình hình kinh tế Việt Nam ( từ X đến đầu XVIII) Về kiến thức :

+ Hiểu đƣợc những thuận lợi và khóa khăn nhƣng bƣớc vào thời kỳ độc lập nhân dân ta vẫn xây dựng một nền kinh tế phát triển đa dạng và hoàn thiện.

+ Trình bày đƣợc nền kinh tế chính là nông nghiệp là ngành kinh tế chính, với nhiều chính sách để mở rộng và phát triển nông nghiệp , phục vụ cuộc sống ngày càng đƣợc nâng cao.

+ Thủ công nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú, chất lƣợng đƣợc nâng cao không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nƣớc mà còn xuất khẩu ra bên ngoài.

58

+ Hiểu đƣợc trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến, ruộng đất ngày càng tập trung vào tay giai cấp địa chủ.

+ Phân tích đƣợc những biến động lớn của lịch sử đất nƣớc, nhƣng kinh tế vẫn tiếp tục phát triển.

+ Trình bày đƣợc quá trình mở rộng lãnh thổ Đàng Trong, tạo nên một vựa thóc lớn, góp phần quan trọng vào ổn định xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện phồn thịnh của một số đô thị trên cả hai miền đất nƣớc.

+ Phân tích đƣợc bối cảnh nửa sau thế kỷ XVIII, nền kinh tế Đàng Trong và Đàng Ngoài suy thoái, đã ảnh hƣởng đến xã hội về nhiều mặt.

Về tư tưởng

+Bồi dƣỡng niềm tự hào dân tộc trong công cuộc xây dựng kinh tế.

+ Thấy đƣợc những hạn chế của nền kinh tế phong kiến ngay trong giai đoạn phát triển của nó.

+ Giáo dục ý thức hai mặt của nền kinh tế thị trƣờng, từ đó biết định hƣớng về các tác động tích cực.

+ Bồi dƣỡng thêm nhận thức về những hạn chế của tƣ tƣởng phong kiến.

Về kỹ năng

+ Rèn kỹ năng quan sát, đánh giá, phân tích và liên hệ với thực tế trong lĩnh vực kinh tế.

+ Rèn kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm, cách trình bày các vấn đề có liên quan. - Nội dung 3 : Tình hình văn hóa Việt Nam ( từ X- XVIII)

Về kiến thức

+ Trình bày đƣợc trải qua các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ ở các thế kỷ X- XV, công cuộc xây dựng văn hóa đƣợc tiến hành đều đặn, nhất quán. Đây cũng là giai đoạn hình thành của nền văn hóa Đại Việt (còn gọi là Văn hóa Thăng Long).

+ Phân tích đƣợc dƣới ảnh hƣởng sâu sắc của ý thức làm chủ đất nƣớc và các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, nền văn hóa Thăng Long phản ánh đậm đà tƣ tƣởng yêu nƣớc, tự hào và độc lập dân tộc.

59

+ Trình bày đƣợc biến đổi phản ánh thực trạng của xã hội đƣơng thời Việt Nam ở các thế kỷ XVI- XVIII (Nho giáo suy yếu, Phật giáo, Đạo giáo có điều kiện mở rộng, xuất hiện Thiên Chúa giáo..)

+ Thế kỷ XVI-XVIII văn học – nghệ thuật chính thống xa sút, nghệ thuật văn học dân gian phát triển phong phú làm cho văn hóa mang đậm màu sắc nhân dân.

+ Trình bày đƣợc những chuyển biến mới của khoa học kỹ thuật ở các thế kỷ XVI-XVIII.

Về tư tưởng

+ Bồi dƣỡng ý thức bảo vệ các di sản văn hóa của dân tộc, niềm tự hào về nền văn hóa đa dạng của đan tộc.

+ Giáo dục ý thức sáng tạo trong văn hóa, năng lực sáng tạo phong phú của nhân dân lao động, một khi dân trí đƣợc nâng cao.

Về kỹ năng

+ Rèn luyên kỹ năng quan sát, tƣ duy, phát hiện những nét đẹp trong văn hóa. + Kỹ năng học tập theo nhóm HS.

- Nội dung 4 : Quân Sự Việt Nam từ thế kỷ X dến XVIII. Về kiến thức

+ Trình bày đƣợc gần 6 thế kỷ đầu thời độc lập phong kiến, nhân dân Việt Nam đã phải liên tục tổ chức những cuộc kháng chiến lớn chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc.

+ Với tinh thần chiến đấu dũng cảm, với truyền thống yêu nƣớc ngày càng sâu đậm, nhân dân ta đã chủ động sáng tạo, vƣợt qua mọi thử thách khó khăn, đánh bại quân xâm lƣợc.

+ Trình bày đƣợc những nhà chỉ huy quân sự tài năng, những anh hùng dân tộc ở các thế kỷ X- XV.

+ Phân tích dƣợc trƣớc tình trạng khủng hoảng của chế độ phong kiến ở cả hai miền, nguy cơ chia cắt đất nƣớc càng gia tăng. Phong trào Tây Sơn, trong quá trình đánh đổ các tập đoàn phong kiến đang thống trị, đã xóa bỏ tình trạng chia cắt, bƣớc đầu thống nhất lại đất nƣớc.

60

+ Trong quá trình đấu tranh, phong trào nông dân Tây Sơn còn hoàn thành thắng lợi 2 cuộc kháng chiến (chống Xiêm và chống Thanh) bảo vệ độc lập dân tộc.

Về tư tưởng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Giáo dục lòng yêu nƣớc, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc. + Bồi dƣỡng ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc.

+ Bồi dƣỡng niềm tự hào dân tộc, lòng biết ơn sâu sắc đối với các thế hệ tổ tiên, các anh hùng dân tộc đã hy sinh quên mình vì nền độc lập của Tổ quốc.

Về kỹ năng

+ Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ, phân tích , tổng hợp kiến thức. + Rèn kỹ năng lập bảng thống kê, rút ra nhận xét, đánh giá.

+ Kỹ năng làm việc nhóm, rút ra những nhận định sự kiện lịch sử.

Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX

- Nội dung 1 : Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn ( Nửa đầu thế kỷ XIX)

- Nội dung 2 : Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân.

Nội dung1 : Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn ( Nửa đầu thế kỷ XIX)

Về kiến thức

+ Trình bày đƣợc tình hình chung về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa ở nƣớc

ta đầu thế kỷ XIX dƣới vƣơng triều Nguyễn, trƣớc khi diễn ra cuộc khangs chiến chống Pháp xâm lƣợc.

+ Hiểu đƣợc nhà Nguyễn thống trị nƣớc ta vào lúc chế độ phong kiến bƣớc vào giai đoạn suy vong, vƣơng triều Nguyễn không tạo đƣợc điều kiện đƣa đất nƣớc bƣớc sang một giai đoạn mới, phù hợp với hoàn cảnh chung của thế giới.

Về tư tưởng

+ Bồi dƣỡng ý thức vƣơn lên, đổi mới trong học tập.

+ Giáo dục ý thức quan tâm đến đời sống nhân dân, đất nƣớc và với mọi ngƣời xung quanh.

61

+ Rèn kỹ năng phân tích, so sánh gắn với thực tế cụ thể. + Kĩ năng khai thác tranh ảnh, ảnh lịch sử văn hóa.

- Nội dung 2 : Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỷ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân.

Về kiến thức

+Trình bày đƣợc bối cảnh lịch sử đầu thế kỷ XIX của nhà Nguyễn

+ Phân tích đƣợc nguyên nhân các cuộc đấu tranh của nhân dân cả nƣớc ở nửa đầu thế kỷ XIX, lôi cuốn cả một bộ phận binh lính.

Về tư tưởng

+ Bồi dƣỡng thái độ bất bình với giai cấp phong kiến bóc lột, áp bức tàn bạo nhân dân.

+ Tình cảm thƣơng yêu nhân dân, khâm phục tinh thần đấu tranh dũng cảm của ngƣời lao động bị áp bức.

Về kỹ năng

+ Tiếp tục rèn kỹ năng nhân tích, tổng hợp.

Sơ kết Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX

- Nội dung 1 : Quá trình dựng nước và giữ nước.

- Nội dung 2: Truyền trống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến Nội dung 1 : Quá trình dựng nước và giữ nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về kiến thức

+ Trình bày đƣợc nƣớc Việt Nam có lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc lâu đời, trải qua rất nhiều biến động thăng trầm.

+ Phân tích đƣợc quá trình tồn tại, nhân dân Việt Nam đã từng hợp nhất, đoàn kết lại xây dựng một quốc gia thống nhất, có tổ chức nhà nƣớc hoàn chỉnh, nền văn hóa với bản sắc riêng.

+ Hiểu đƣợc cùng với quá trình lao động sáng tạo xây dựng đất nƣớc, nhân dân Việt Nam còn phải liên tục cầm vũ khí, chống ngoại bang xâm lƣợc, bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc thân yêu.

Về tư tưởng

62

+ Bồi dƣỡng ý thức vơn lên xây dựng đất nƣớc ngày càng giàu đẹp.

Về kĩ năng

+ Rèn kĩ năng sử dụng SGK, kĩ năng phân tích, đánh giá, tranh luận về vấn đề lịch sử.

Nội dung 2: Truyền trống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến Về kiến thức

+ Hiểu đƣợc truyền thống yêu nƣớc là sự kết tinh của hàng loạt các nhân tố diễn ra trong một thời kỳ dài của lịch sử.

+ Phân tích đƣợc truyền thống yêu nƣớc là truyền thống đặc trƣng, nổi bật nhất thời phong kiến

Về tư tưởng

+ Bồi dƣỡng lòng yêu nƣớc, lòng biết ơn đối với các anh hùng dân tộc.

+ Có ý thức phát huy lòng yêu nƣớc trong sự nghiệp xây dựng đất nƣớc, năng cao đời sống của nhân dân.

Về kĩ năng

+ Rèn kỹ năng phân tích, liên hệ.

Nhƣ vậy, sau khi học song phần Lịch sử này, về kiến thức HS sẽ trình bày và phân tích đƣợc tiến trình lịch sử của Việt Nam từ khi con ngƣời xuất hiện, trải qua quá trình dựng nƣớc, đấu tranh giành lại độc lập và tiến lên xây dựng đất nƣớc hoàn toàn tự chủ, song bên cạnh đó lịch sử Việt Nam cũng phải đối diện với rất nhiều biến động gian nan trong quá trình bảo vệ nền độc lập. Tiếp đó, qua phần kiến thức, cần giáo dục cho HS tinh thần yêu nƣớc, yêu lao động, biết quý trọng những thành quả ngày nay đang đƣợc hƣởng thụ, biết trân trọng những giá trị di sản văn hóa, đồng thời biết lên án những sự bất công, bóc lột trong xã hội có giai cấp và nhà nƣớc… Thông qua phần kiến thức lịch sử trên cũng giúp HS hình thành các kĩ năng sử dụng và khai thác bản đồ, đồ dùng trực quan, khai thác tài liệu…. phát triển tƣ duy so sánh, phân tích… đặc biệt giúp các em có kĩ năng hợp tác nhóm hiệu quả, cách trình bày và lập luận vấn đè một cách mạch lạc và tự tin hơn.

63

Một phần của tài liệu luận văn tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX ở trường trung học phổ thông hoài đức b hà nội (chương trình chuẩn) (Trang 54)