Mục tiêu của việc dạy học lịch sử

Một phần của tài liệu luận văn tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX ở trường trung học phổ thông hoài đức b hà nội (chương trình chuẩn) (Trang 35)

Môn Lịch sử ở trƣờng phổ thông có vị trí và ý nghĩa rất quan trọng. Bởi cùng với các môn học khác, môn lịch sử góp phần tích cực vào việc “phát triển

36

phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh học tiếp tục lên cao hơn hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [25; 21].

Từ mục tiêu của giáo dục phổ thông, mục tiêu của cấp THPT đƣợc xác định nhƣ sau: “Giáo dục Trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và

phát triển những kết quả của giáo dục Trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” [25; 22].

So với chƣơng trình THCS, chƣơng trình THPT đƣợc xây dựng theo hƣớng đồng tâm và năng cao hơn sự hiểu biết về những vấn đề lý thuyết và nhận thức thực tiễn. Trên cơ sở mục tiêu giáo dục của cấp học, quan điểm của Đảng về lịch sử và giáo dục lịch sử xác định mục tiêu môn học phải căn cứ vào nội dung, đặc trƣng của hiện thực lịch sử, yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ của cách mạng hiện nay.

Mục tiêu của việc dạy học lịch sử ở trƣờng THPT hiện nay đƣợc thể hiện ở những nhiệm vụ cơ bản sau:

Về giáo dưỡng: Cung cấp cho HS , những chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc

những kiến thức cơ bản của khoa học lịch sử, bao gồm: sự kiện lịch sử cơ bản, các khái niệm, thuật ngữ…những vấn đề về phƣơng pháp nghiên cứu và học tập phù hợp với yêu cầu trình độ HS.

Về giáo dục: Giáo dục cho học sinh quan điểm tƣ tƣởng, phẩm chất đạo đức, nhân cách, tình cảm qua học tập lịch sử là một yêu cầu quan trọng cần chú ý thực hiện. Hơn nữa, tri thức lịch sử không chỉ có tác dụng giáo dục trí tuệ, tình cảm, tƣ tƣởng mà còn góp phần đào tạo con ngƣời Việt nam toàn diện. Học sinh THPT đƣợc bồi dƣỡng một cách có hệ thống, sâu sắc hơn ở những điểm chủ yếu sau:

- Lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc biểu hiện trong lao động sản xuất cũng nhƣ trong đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ tổ quốc.

37

- Tinh thần đoàn kết, tình hứu nghị với các dân tộc đấu tranh cho độc lập tự do, văn minh, tiến bộ xã hội, hòa bình và dân chủ.

- Niềm tin vào sự phát triển hợp qui luật xã hội loài ngƣời và dân tộc dù trong tiến trình lịch sử có những bƣớc quanh co, khúc khuỷu, tạm thời thụt lùi hay dừng lại.

- Có ý thức nghĩa vụ công dân, sẵn sang thực hiện nghĩa vụ quốc tế. - Những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống cộng đồng.

Về phát triển: Rèn luyện cho học sinh năng lực tƣ duy và thực hành trên cơ sở hoàn chỉnh và nâng cao những năng lực đã đƣợc hình thành ở trƣờng THCS. Cụ thể là:

- Tƣ duy biện chứng trong nhận thức và trong hành động, biết phân tích, đánh giá, liên hệ…

- Kỹ năng học tập và thực hành bộ môn: Sử dụng sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo, khả năng trình bày nói và viết, làm và sử dụng một số đồ dung trực quan, nhất là loại đồ dung trực quan quy ƣớc.

- Kỹ năng hợp tác, kỹ năng thảo luận nhóm và kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống.

Nhƣ vậy, để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục, giáo dƣỡng và phát triển của bộ môn, chúng ta cần tiến hành “chuẩn kiến thức, kỹ năng, hướng

thái độ” nhƣ Luật giáo dục (2005) qui định.

1.3.2. Đặc trưng của nhận thức lịch sử và yêu cầu cần phát huy tính tích cực của học sinh

Khác với các đối tƣợng khoa học khác, đối tƣợng của khoa học lịch sử là hiện thực khách quan đã xảy ra, không còn tồn tại trong hiện tại (song đã xảy ra trong quá khứ), vận động theo quy luật từ thấp đến cao, trải qua các bƣớc quanh co, thăng trầm, song phát triển không ngừng và toàn diện. Con ngƣời có khả năng nhận thức lịch sử, tuy không thể “trực quan sinh động”, kể cả những sự kiện đang diễn ra, nhƣng ngoài tầm mắt của ngƣời học tập, nghiên cứu. Mặt khác, lịch sử xảy ra không tái diễn nguyên vẹn nhƣ cũ, nó “lặp lại trên cơ sở

38

tiến hành trong phòng thí nghiệm, mặc dù với khoa học phát triển con ngƣời có thể sử dụng công nghệ khoa học để tái tạo một phần nào đó các sự kiện đã sảy ra.

Do đặc điểm của bản thân lịch sử và nhận thức lịch sử nên việc học tập và nghiên cứu lịch sử có những nét riêng của nhận thức nói chung và những đặc trƣng của nó. Chúng ta phải tính đến những đặc trƣng này mới có thể phát huy đƣợc tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập.

Sức mạnh của tri thức lịch sử không chỉ giới hạn ở việc giúp cho học sinh có biểu tƣợng đầy đủ, chính xác về một quá khứ mà các em không đƣợc chứng kiến trong quá khứ mà hơn hết còn giúp các em hiểu và vận dụng kiến thức vào quá trình học tập và cuộc sống. Nếu không cố gắng tích cực nhận thức những điều cụ thể, có thực của quá khứ thì khó có kết quả trong nhận thức.Tri thức lịch sử còn làm cho ngƣời học ý thức về xã hội biết: suy nghĩ, cảm thụ những gì đã xảy ra để phân tích, nêu bản chất, rút ra bài học, kinh nghiệm. Từ đó có trách nhiệm với cuộc sống hiện tại và tƣơng lai. Điều này chỉ rõ rằng trong nhận thức lịch sử phản ánh đúng những hiện tƣợng xã hội đã diễn ra trong quá khứ, nắm đƣợc ý thức xã hội. Sự hiểu biết này còn đƣợc bổ sung, kết hợp với kiến thức diễn tả trong nghệ thuật, trong tiểu thuyết, những câu chuyện dân gian hóm hỉnh nhƣng rất râu sắc, trong những quy tắc của luật pháp và đời sống. Ý thức xã hội qua môn lịch sử sẽ đƣợc hoàn chỉnh và nâng cao hơn khi học sinh liên hệ, nắm đƣợc các kiến thức có liên quan đến sự kiện đang tìm hiểu trong các ngành khoa học, đặc biệt trong khoa học xã hội.Học lịch sử phải biết phát huy tính tích cực trong tƣ duy, không chỉ để biết về sự kiện mà còn để hiểu những giá trị to lớn của những di sản văn hóa và tinh thần của dân tộc. Muốn thế, học sinh phải nhạy cảm với tất cả những gì đƣợc xã hội và các giai cấp của xã hội ấy và cả nhân loại quan tâm, tăng thêm ý thức trách nhiệm đối với xã hội.

Việc phát huy tính tích cực trong học tập lịch sử không không phải học sinh phải bỏ nhiều công sức để lƣợm nhặt tài liệu về quá khứ rồi gom lại cho thật nhiều sự kiện mà phải hiểu sự kiện quá khứ, để liên hệ với cuộc sống ngày nay. Có nhƣ vậy mới hiểu quá khứ, nhận thức đúng, hiểu sâu sắc hiện tại và dự

39

đoán tƣơng lai. Đó là phƣơng pháp dạy học đúng và hiệu quả, nhƣ nhà giáo dục Đức Đixteve đã chỉ rõ: “Người thầy giáo tồi truyền đạt chân lý, người thầy giáo

giỏi dạy cách tìm ra chân lý”

Với tƣ cách là một yếu tố của văn hóa nói chung, tri thức lịch sử không chỉ làm cho con ngƣời biết những gì xảy ra trong quá khứ để mua vui, giải trí mà cònlàm cho tầm nhìn đối với các vấn đề xung quanh ta đƣợc rộng lớn hơn có thể dự đoán sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài ngƣời. Tri thức lịch sử cùng với sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực khác của văn hóa có tác dụng giáo dục rất cao đối với ngƣời học. Do vậy, nắm chắc chắn kiến thức lịch sử sẽ làm cho vốn văn hóa của con ngƣời toàn diện, sâu sắc hơn trong tƣ duy, có phƣơng hƣớng hành động tích cực tác động đến cuộc sống và hoạt động xã hội. Chính vì vậy, chúng ta khẳng định sự cần thiết của kiến thức đối với việc giáo dục, hình thành một con ngƣời tích cực trong xã hội. Chính vì vậy, chúng ta khẳng định sự cần thiết của kiến thức đối với việc giáo dục, hình thành một con ngƣời tích cực trong xã hội. Để nhấm mạnh đến vai trò thiết thực của tri thức lịch sử đối với việc đào tạo con ngƣời, nhà văn Nga thế kỷ XIX, Tsecusepxki, đã chỉ rõ: “Có thể không biết,

không cảm thấy say mê học tập môn toán, tiếng la tinh, hóa học; có thể không biết hàng nghìn môn học khác, nhưng dù sao đã là con người có giáo dục mà không yêu thích lịch sử thì chỉ có thể là một con người phát triển không đầy đủ về trí tuệ” [38;546].

Những điều trình bày trên không chỉ khẳng định sự cần thiết phải học tập lịch sử trong việc giáo dục con ngƣời, mà quan trọng hơn là việc nhấn mạnh tính tích cực của học tập lịch sử trong mối quan hệ với các môn học khác, theo nguyên tắc liên môn, tích hợp. Điều này đòi hỏi sự nỗ lực của ngƣời học.

Tính tích cực của việc học tập lịch sử càng tăng hơn trong thế giới ngày nay khi có nhiều biến đổi to lớn và mối giữa văn hóa về nhiều mặt khác nhâu trong đời sống xã hội. Vì vậy, học sử không chỉ biết lịch sử nƣớc mình mà còn hiểu biết lịch sử nƣớc khác, từ đó hiểu rõ đƣợc sự phát triển của xã hội loài ngƣời nói chung, của các dân tộc trên thế giới nhất là các tân tộc láng giềng trong khu vực. Sự nhận thức một cách tích cực, đúng đắn sẽ giúp ta đề phòng

40

các khuynh hƣớng tự ti dân tộc làm mất bản sắc dân tộc khi tiếp nhận văn hóa của các dân tộc khác mà không biết lựa chọn. Điều này cũng giúp chúng ta khắc phục khuynh hƣớng sai lầm đang phổ biến về việc “ xóa nhòa ranh giới giữa các dân tộc và giai cấp” để xây dựng “một xã hội duy nhất trên hành tinh”, một

nền nghệ thuật, tôn giáo, văn hóa, khoa học mới, khong mang một dặc điểm riêng của dân tộc nào, mà của chung toàn cầu”.

Những sự kiện lớn, phức tạp xảy ra vào thập kỷ cuối của thế kỷ XX, sẽ làm cho không ít ngƣời hoang mang, dao động, mất lòng tin, nhất là thế hệ trẻ. Do vậy, nếu không hiểu biết và tích cực suy nghĩ về lịch sử đã qua, logic phát triển hợp quy luật của tƣơng lai thì nhất định sẽ nhận thức sai và có hành động không đúng.

Nhƣ vậy, chỉ có tính tích cực trong tƣ duy, trong học tập lịch sử mới có nhận thức đúng về quá trình phát triển lịch sử dân tộc và nhân loại, mới có hành động đúng, có hiệu quả. Vì vậy, trong dạy học lịch sử giáo viên phải tổ chức, kích thích và phát huy cao độ tính cực trong tƣ duy của các em.

Các nhà tâm lý đã nêu rõ rằng, lứa tuổi học sinh THPT (từ 15- 18) đang độ phát triển, có những thay đổi quan trọng về tâm lý. Đây là thời kỳ mà các em đã có khả năng tƣ duy lý luận và tƣ duy trừu tƣợng một cách độc lập, sáng tạo về những điều đƣợc học ở trƣờng hoặc những điều chƣa đƣợc học. Nếu tƣ duy của học sinh THCS chủ yếu là gắn với nhận thức cụ thể, thì ở học sinh THPT tƣ duy đã có bƣớc phát triển cao hơn, nhận thức lý tính. Đồng thời, tính tích cực, sáng tạo, độc lập trong suy nghĩ của học sinh THPT cũng bộc lộ ngày càng rõ. Vì vậy, cách giảng dạy giáo điều, nhồi nhét, biến giáo viên thành thuyết trình, giảng giải và học sinh thụ động tiếp nhận những điều đã nghe, đã học…sẽ không còn đáp ứng đƣợc yêu cầu học tập và khả năng tƣ duy của các em.

Mục đích của việc tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử không chỉ khắc phục lối truyền thụ kiến thức một chiều, thầy đọc trò chép,thầy nói trò ghi, mà còn phát huy tính tích cực, khơi dậy hứng thú học tập, giải phóng tƣ duy sáng tạo của các em, ngƣời học phải học bằng chính hoạt động của mình.Qúa

41

trình học sinh tự tìm ra tri thức, cũng chính là quá trình học sinh tự phát hiện cách tìm ra tri thức.

Qua quan sát thực tế, chúng tôi nhận thấy tƣ duy học sinh ở độ tuổi này phát triển không đều, có em nhận thức nhanh, sâu sắc, có em nhận thức chậm hơn. Vì vậy, khi tổ chức hoạt động nhóm phải chú ý “tính vừa sức”, vừa đảm bảo mặt bằng chung về kiến thức cho mỗi học sinh mà vẫn thực hiện cá thể hóa, để khích lệ, phát huy trí lực của từng nhóm, có kế hoạch tổng hợp và chi tiết cho các biện pháp sƣ phạm, từ hình thức lên lớp đến việc thực hiện các thao tác chuyên môn.

Ở lứa tuổi 15-18, học sinh THPT rất hiếu động, ham hiểu biết, thích khám phá, muốn khẳng định mình, song cần có định hƣớng, khắc phục tình trạng chủ quan phiêu lƣu hoặc ngộ nhận. các hoạt động học tập hấp dẫn sẽ tạo môi trƣờng thuận lợi giúp các em tiếp nhận tri thức đầy đủ và sâu sắc hơn.

Với đặc điểm nhận thức của học sinh THPT trong học tập nói chung, học tập lịch sử nói riêng, chúng ta thấy việc tổ chức hoạt động nhóm trong học tập lịch sử là cần thiết, hoàn toàn phù hợp với lứa tuổi của các em, với đặc trƣng bộ môn. Thông qua hoạt động nhóm sẽ giúp các em nắm vững kiến thức, rèn luyện kỳ năng nghe, nói, tính tích cực, chủ động, doàn kết, yêu thƣơng, giúp đỡ lẫn nhau, hợp tác với nhau trong học tập cũng nhƣ cuộc sống.

1.4. Trực trạng việc tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử ở trƣờng Trung học phổ thông Hoài Đức B Trung học phổ thông Hoài Đức B

1.4.1. Đặc trưng của trường THPT Hoài Đức B, Hà Nội

Trƣờng THPT Hoài Đức B đƣợc thành lập theo Quyết định số 605/QĐ- UBND ngày 25/11/1978 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Sơn Bình sau này đƣợc tách và nhập về Hà Nội. Trƣờng đƣợc xây dựng trên địa bàn: Thôn Ngãi Cầu, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Trải qua quá trình xây dựng và trƣởng thành, trƣờng THPT Hoài Đức B không ngừng lớn mạnh cả về quy mô trƣờng lớp và chất lƣợng giáo dục toàn diện học sinh. Đây là một trong ba trƣờng công lập trong địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội.

42

Trƣờng có một cơ ngơi khang trang, khuôn viên trƣờng có diện tích 17.891 m2, với 3 dãy nhà kiên cố gồm: 28 phòng học đƣợc trạng bị bàn ghế mới gồn 20 bàn, mỗi bàn có hai ghế riêng theo đúng quy chuẩn thuận lợi cho việc tổ chức, vận dụng các hình thức dạy học, 8 phòng bộ môn có đầy đủ đồ dùng của từng bộ môn, phòng thƣ viện với hơn 2000 đầu sách cho tất cả các môn học và tài liệu tham khảo, phòng học chức năng, nhà thể chất, sân chơi, bãi tập thể dục…đƣợc xây dựng theo đúng quy chuẩn của ngành Giáo dục với đầy đủ trang thiết bị: máy tính, máy chiếu, đồ dung dạy học. Tổng số HS của trƣờng có 1830 HS, gồm 40 lớp, khối 10 có 13 lớp, khối 11 gồm 13 lớp, khối 12 gồm 14 lớp, mỗi lớp có từ 35 đến 43 HS. Với cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ tốt việc học tập, vui chơi, giải trí và hoạt động ngoại khóa cho 1830 học sinh.

- Về đội ngũ giáo viên:

Nhà trƣờng có đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, đoàn

Một phần của tài liệu luận văn tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học lịch sử việt nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XIX ở trường trung học phổ thông hoài đức b hà nội (chương trình chuẩn) (Trang 35)