Nội dung quyền con người trong Hiến pháp mới

Một phần của tài liệu Vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam (Trang 38)

Trước hết, với bố cục 11 chương, 120 điều (giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992) Hiến pháp có bố cục gọn và kỹ thuật lập hiến chặt chẽ, hiện đại hơn, bảo đảm các quy định của Hiến pháp đúng tầm là đạo luật cơ bản, có tính ổn định lâu dài.

Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm bổ sung quan trọng về quyền con người trong Chương II như là một điểm nhấn và bước tiến đáng kể về tư duy nhà nước pháp quyền và thực hiện quyền con người ở Việt Nam. Hơn thế nữa, tại

33

rất nhiều chương điều khác, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân cũng hiện diện trong nội dung chức năng và nhiệm vụ của các thiết chế Nhà nước như Quốc hội (Điều 70, khoản 14); Chính phủ (Điều 96, khoản 6); TAND (Điều 102, khoản 3); VKSND (Điều 107, khoản 3). Đây là những nội dung hoàn toàn mới so với Hiến pháp năm 1992 khi Hiến pháp 2013 trao những chức năng, nhiệm vụ cho các thiết chế, quyền lực nhà nước tương ứng.

Với quan niệm đề cao chủ quyền Nhân dân trong Hiến pháp, coi quyền lập hiến cao hơn quyền lập pháp, Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lập hiến, thông qua quyền lập hiến của mình, Nhân dân giao quyền cho các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp và các thiết chế độc lập khác, thì quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân phải được xác định ở vị trí trang trọng hàng đầu trong một bản Hiến pháp. Việc thay đổi này là sự kế thừa Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp của nhiều nước trên thế giới, thể hiện quan điểm đề cao nhân tố con người của Đảng và Nhà nước ta.

Hiến pháp năm 1992 thừa nhận thuật ngữ "quyền con người", không đồng nhất quyền con người với quyền công dân, nhưng chưa phân biệt được quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong các quy định của Hiến pháp. Khắc phục thiếu sót đó Hiến pháp sửa đổi năm 2013 đã có sự phân biệt sự khác nhau giữa "quyền con người" và "quyền công dân". Theo đó, quyền con người được quan niệm là quyền tự nhiên vốn có của con người từ lúc sinh ra; còn quyền công dân, trước hết cũng là quyền con người, nhưng việc thực hiện nó gắn với quốc tịch, tức là gắn với vị trí pháp lý của công dân trong quan hệ với nhà nước, được nhà nước đảm bảo đối với công dân của nước mình.

Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên quy định quyền sống; quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghiên cứu và thụ hưởng các kết quả khoa học; quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, tự do lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp; quyền được sống trong môi trường trong lành…. Lần đầu tiên ở nước ta đã hiến định đầy đủ nội dung của nguyên tắc suy đoán vô tội đối với người bị buộc tội hình sự.

Về nguyên tắc và điều kiện thực thi, Hiến pháp năm 2013 cũng xác định rõ nguyên tắc và điều kiện thực thi quyền công dân; cụ thể: Quyền công dân không

34

tách rời nghĩa vụ công dân. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. "Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác" [18, Điều 15]; Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác. Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

Một điểm rất mới trong Hiến pháp năm 2013 là đã không còn các quy định theo cách thức được Nhà nước thừa nhận các quyền con người, mà quyền con người ở đây được hưởng một cách mặc nhiên và Nhà nước phải có trách nhiệm đảm bảo cũng như phải bảo vệ cho những quyền đó được thực hiện trên thực tế. Ví dụ như

"Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật" [18, Điều 19].

Hiến pháp năm 2013 đã tiếp thu Công ước quốc tế về quyền chính trị, dân sự; quyền kinh tế, văn hóa và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948. Sự tiếp thu này là phù hợp với thời kỳ toàn cầu hóa, và để những quy định về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp được đầy đủ hơn. Đây là điều kiện để Việt Nam thực hiện tốt các cam kết của một quốc gia thành viên Hội đồng Quyền con người và thành viên Liên Hợp quốc trong nhiệm kỳ 2014 - 2016.

Một phần của tài liệu Vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)