Bảo vệ quyền con người trong hoạt động lập hiến, lập pháp

Một phần của tài liệu Vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam (Trang 27)

Hoạt động lập pháp là hoạt động thực hiện chức năng cơ bản, quan trọng nhất của Quốc hội, thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản việt Nam thành các quy phạm pháp luật của Nhà nước đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. So với hàng loạt các quan hệ xã hội cần điều chỉnh bằng luật, quyền con người dược xác định là nội dung ưu tiên trong hoạt động lập pháp.

Không chỉ Hiến pháp Việt Nam năm 2013 mà hầu hết Hiến pháp của các quốc gia trên thế giới đều có chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Nhiều nước còn có riêng cả đạo luật có giá trị xếp ngang hàng Hiến pháp quy định về quyền con người như ở Anh, hay Hiến chương của Canada về quyền và các tự do cơ bản của con người. Một số nước ở châu Á và châu Đại Dương cũng có đạo luật riêng về quyền con người như: Ấn Độ (Đạo luật về bảo vệ quyền con người năm 1993), hay New Zealand (Đạo luật về quyền con người năm 1993) v.v...

22

Ở Việt Nam, hình thức văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật về quyền con người, quyền công dân bao gồm Hiến pháp và luật. Khoản 1 Điều 14 Hiến pháp

năm 2013 quy định: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con

người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật" [18, Điều 14].

So với hàng loạt các quan hệ xã hội cần điều chỉnh bằng luật, quyền con người được xác định là nội dung ưu tiên trong hoạt động lập pháp. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp tạo thành hệ thống các quyền và nghĩa vụ cơ bản, là những nguyên tắc hiến định. Các quyền được quy định trong luật là cụ thể hóa Hiến pháp. Dưới Hiến pháp, các luật và văn bản dưới luật chính là phương tiện ghi nhận hay "pháp lý hóa" các giá trị xã hội, quyền tự nhiên của con người, bởi vì chuyển trạng thái từ quyền tự nhiên sang quyền pháp lý thì quyền tự nhiên đó mới là quyền.

Trong quan hệ quốc tế, pháp luật còn thể hiện cam kết pháp lý của quốc gia với quốc gia, quốc gia với cộng đồng quốc tế về sự tôn trọng các chuẩn mực quốc tế về quyền con người. Điều này đòi hỏi quốc gia phải nỗ lực tham gia cùng với cộng đồng quốc tế để thiết lập cơ chế, chuẩn mực quyền con người chung, và tự mình cam kết, nỗ lực thực hiện thông qua các hành vi ký kết, phê chuẩn hay gia nhập các điều ước quốc tế về quyền con người. Trong hoạt động lập pháp của quốc gia không thể không tính đến việc chuẩn hóa nội dung, các quy phạm pháp lý quốc tế về quyền con người vào hệ thống pháp luật của quốc gia.

Tóm lại, Hiến pháp và toàn bộ các văn bản pháp luật của một quốc gia nếu không chứa đựng các quy định về quyền con người, quyền công dân thì khó có thể coi là một chế độ nhà nước dân chủ, chế độ vì quyền và lợi ích của con người, công

dân đang sống và làm việc.

Một phần của tài liệu Vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)