Khái quát chung

Một phần của tài liệu Vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam (Trang 33)

Như đã phân tích ở trên, bảo đảm quyền con người trong hoạt động của Quốc hội không chỉ được thực hiện tại các kỳ họp, mà trong thời gian Quốc hội không họp thì thông qua hoạt động của cơ quan thường trực, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, xu thế chung trên thế giới hiện nay là thành lập một cơ chế chuyên biệt bảo vệ quyền con người trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội, với hai hình thức chính là Cơ quan thanh tra Quốc hội (Ombudsman) và Ủy ban Quốc gia về quyền con người (National Human Rights Committee) và một số hình thức khác.

28

Đây không phải là một tổ chức phi chính phủ, không phải cơ quan lập pháp, cũng không có chức năng tài phán của cơ quan tư pháp, đồng thời cũng không hẳn là một cơ quan hành chính. Mặc dù tồn tại dưới nhiều hình thức, song các cơ quan này đều tuân thủ những nguyên tắc chung về tổ chức và hoạt động của các cơ quan quyền con người quốc gia - gọi tắt là "Các Nguyên tắc Paris". Đây là một văn kiện quốc tế có tính khuyến nghị được Đại Hội đồng Liên hợp Quốc thông qua theo Nghị quyết 48/134 ngày 20/11/1993 tại Paris, trong đó xác định những nguyên tắc nền tảng cho việc thành lập và hoạt động của các cơ quan quốc gia về quyền con người trên thế giới:

- Cơ quan quốc gia về quyền con người phải được Hiến pháp hoặc một đạo luật quy định, đồng thời phải được giao quyền và nhiệm vụ càng rộng càng tốt. Theo Văn phòng Cao ủy Liên hợp Quốc về quyền con người (OHCHR) với 61 cơ quan quyền con người trên thế giới (tháng 7/2009):

Có 33% cơ quan được thành lập bởi một quy định trong Hiến pháp, 31% cơ quan thành lập theo quy định trong luật. Số được thành lập bởi nghị định hoặc một văn bản pháp luật khác chiếm 21%, còn lại 15% được thành lập bởi nhiều dạng văn bản [17].

- Thành phần của cơ quan này phải bao gồm đại diện của nhiều tầng lớp, nhóm lợi ích trong xã hội, ví dụ như các NGOs, trường đại học, viện nghiên cứu, các chuyên gia có uy tín; thành viên của các Nghị viện; chuyên viên chính phủ…

- Các cơ quan này cần phải có tính độc lập với các cơ quan nhà nước khác; mức độ độc lập càng cao càng tốt. Cụ thể như: có trụ sở, trang thiết bị làm việc hiện đại, đặc biệt là phải có yếu tố độc lập về tài chính.

Một phần của tài liệu Vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)