Mô hình Thanh tra Quốc hội (Parliamentary Ombudsman)

Một phần của tài liệu Vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam (Trang 34)

Đây là mô hình phổ biến ở các nước Bắc Âu và châu Mỹ, có nguồn gốc từ Thụy Điển, được thành lập từ năm 1809 và sau đó phát triển rộng sang các nước như Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Canada...Mô hình này hiện đã được áp dụng tại trên 80 quốc gia (chiếm tỷ lệ là 40%). Ombudsman là một tổ chức do Quốc hội thành lập, nhưng hoạt động độc lập với tất cả các cơ quan nhà nước, chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về toàn bộ hoạt động của mình. Chức năng, nhiệm

29

vụ chính là giám sát hoạt động của cơ quan hành chính và Tòa án trong việc tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm tính khách quan, công bằng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân không bị xâm phạm bởi hoạt động của cơ quan nhà nước. Thanh tra Quốc hội không can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án, nhưng lại có quyền giám sát việc chấp hành pháp luật và thực thi chức trách công vụ của các Thẩm phán và nhân viên Tòa án. Bên cạnh đó, Thanh tra Quốc hội còn thực hiện chức năng giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, tiến hành các hoạt động kiểm tra giám sát đối với trại giam, bệnh viện và một số cơ sở của nhà nước theo quy định của pháp luật, những nơi có công dân bị tước quyền tự do hoặc có nguy cơ bị đe dọa tước quyền tự do. Khi cần thiết, Thanh tra Quốc hội thực hiện quyền điều tra xem xét làm rõ vụ việc theo đơn tố giác của công dân, tin tức do báo chí công bố hoặc có dư luận. Nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm, Thanh tra viên có quyền tiến hành điều tra sơ bộ, khởi tố vụ án hình sự, đề nghị cơ quan công tố truy tố trước pháp luật.

Một phần của tài liệu Vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)