Bảo vệ quyền con người qua hoạt động của đại biểu Quốc hội

Một phần của tài liệu Vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam (Trang 32)

"Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước” [18, Điều 79]. Hoạt động của Quốc hội, của đại biểu Quốc hội là đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân cả nước, muốn bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và thay mặt nhân dân quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước được sáng suốt, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tiếp công dân, tiếp xúc cử tri trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội, theo đúng tinh thần của Hiến pháp năm 2013:

Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của Quốc hội; trả lời yêu cầu và kiến nghị của cử tri; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo [18, Điều 79].

Bên cạnh hoạt động chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội thể hiện vai trò của mình thông qua hoạt động tiếp công dân, tiếp xúc cử tri. Đây là một trong những trách nhiệm, nghĩa vụ của người đại biểu, thể hiện tính liên kết chặt chẽ giữa Quốc hội với cử tri cả nước, là biểu hiện sinh động mối quan hệ gắn bó giữa nhà nước với công dân. Tiếp xúc với cử tri và tiếp công dân là tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân, thu thập ý kiến kiến nghị của nhân dân đối với Quốc hội, cũng như báo cáo hoạt động của chính đại biểu, hoạt động của Quốc hội trước và sau mỗi kỳ họp với cử tri. Qua đó, đại biểu có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ

27

công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo và nhận đơn thư của công dân để chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật, qua đó, nhân dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của đại biểu.

Tiếp công dân, tiếp xúc cử tri, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân. Đó là việc làm thường xuyên và quan trọng của Quốc hội, cũng là cách thức thể hiện quyền lực trực tiếp của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, của đại biểu Quốc hội đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân về những hành vi sái trái của cán bộ, công chức nhà nước, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và lợi ích của Nhà nước. Việc tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước giúp cho Quốc hội thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân trên tất cả các vấn đề mà cử tri quan tâm, lo lắng, các ý kiến của cử tri là đa dạng và phong phú trong đó có những vấn đề bức xúc mà cử tri đề nghị Quốc hội phải quan tâm giải quyết. Qua đó, giúp cho Quốc hội và các cơ quan nhà nước ban hành quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân.

Ngoài ra, "đại biểu Quốc hội còn có trách nhiệm phổ biến và vận động Nhân

dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật'' [18, Điều 79]. Đây là một nhiệm vụ quan trọng để công dân nắm bắt được nội dung, tinh thần của Hiến pháp và pháp luật, hiểu biết về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của chính bản thân mình, để sống và làm việc trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

Một phần của tài liệu Vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam (Trang 32)