Bảo vệ quyền con người thông qua hoạt động giám sát tối cao

Một phần của tài liệu Vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam (Trang 30)

Hiến pháp năm 2013 quy định "Quốc hội có quyền giám sát tối cao đối với hoạt động nhà nước" [18, Điều 69]. So với Hiến pháp năm 1992 thì quy định này đã có thay đổi: Không quy định giám sát tối cao với "toàn bộ" hoạt động của nhà nước, như vậy là đã thu hẹp phạm vi giám sát tối cao của Quốc hội:

Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và Nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, VKSND tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước và cơ quan khác do Quốc hội thành lập [18, Điều 70].

Quyền con người, quyền công dân quy định trong Hiến pháp và pháp luật sẽ khó đi vào cuộc sống hoặc có thể bị vi phạm, hay ít được tôn trọng nếu như công tác giám sát của Quốc hội không được tăng cường để phát hiện những vi phạm hoặc tính thực thi kém của quy phạm pháp luật về quyền con người, từ đó kịp thời đề ra phương hướng và biện pháp cần thiết cho việc sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ những văn bản có nội dung trái Hiến pháp và pháp luật.

Hoạt động giám sát của Quốc hội mang tính chất quyền lực nhà nước, theo dõi kiểm tra, đánh giá, nhưng hoàn toàn khác với hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước khác.

Giám sát là việc Quốc hội, UBTVQH, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám

25

sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTVQH [39, Điều 2].

Hoạt động thực hiện chức năng giám sát xuất phát từ vị trí và tính chất của Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Hơn nữa, giám sát của Quốc hội còn là quyền giám sát tối cao. Tính tối cao trong hoạt động giám sát của Quốc hội cũng chỉ rõ sự khác biệt về đối tượng, nội dung, phương thức và hậu quả pháp lý so với các hoạt động kiểm sát của VKSND, giám đốc xét xử của TAND và hoạt động thanh tra của Thanh tra Chính phủ. Quốc hội sử dụng các phương thức khác nhau để thực hiện giám sát tối cao:

- Xem xét báo cáo công tác của các đối tượng chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội. Tại kỳ họp cuối năm, Quốc hội xem xét báo cáo công tác hàng năm của UBTVQH, Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao, đồng thời các cơ quan này cũng gửi báo cáo công tác đến đại biểu Quốc hội. Đối với kỳ họp cuối nhiệm kỳ, Quốc hội xem xét báo cáo công tác cả nhiệm kỳ của Quốc hội, Chủ tịch nước, UBTVQH, Thủ tướng, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao.

- Xem xét việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của các đối tượng chịu sự giám sát tối cáo của Quốc hội. Quốc hội xem xét kiểm tra trên thực tế việc Chủ tịch nước, UBTVQH, Thủ tướng chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được quy định trong Hiến pháp, luật, Nghị quyết của Quốc hội.

- Xem xét việc trả lời chất vấn:

Chất vấn là một hoạt động giám sát, trong đó đại biểu Quốc hội nêu những vấn đề thuộc trách nhiệm của Chủ tịch nước,Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao và yêu cầu những người này trả lời [39, Điều 2].

Đặc biệt, Quốc hội "có thể bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn" [18, Điều 70].

26

Như vậy, hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người. Cùng với việc thực hiện chức năng lập pháp, chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao của Quốc hội tạo thành cơ chế đồng bộ, bổ sung cho nhau trong hoạt động chung của Quốc hội, trong đó có hoạt động bảo đảm quyền con người. Với tính chất và vị trí pháp lý của mình, bảo đảm quyền con người, Quốc hội thực sự có ưu thế hơn so với hoạt động bảo đảm của các cơ quan nhà nước khác.

Một phần của tài liệu Vai trò của Quốc hội trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)