Khung tăng nặng thứ ba (Khoản 4 Điều 139)

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật Hình sự Việt Nam - Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 55)

Bộ luật hình sự, quy định chế tài lựa chọn từ mười hai năm đến hai mươi năm tù hoặc tù chung thân khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu sau:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng [19].

Trong đó tình tiết "gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng" là trường hợp hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã gây ra những thiệt hại về thể chất, thiệt hại về tài sản, thiệt hại phi vật chất cho người bị hại, cũng như cho xã hội, ngoài những thiệt hại mà điều luật đã quy định đủ để cấu thành tội phạm, còn bao gồm những trường hợp sau:

Làm chết ba người

Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏa của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của tám người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%

49

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của những người này từ 201% trở lên, nếu không thuộc các trường hợp nêu trên

Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên Gây thiệt hại về tính mạng và sức khỏe và tài sản mà hậu quả bao gồm từ hai đến bốn tình tiết nêu trên [34].

Ngoài những thiệt hại về sức khỏe và tài sản có thể xác định được nêu trên còn những thiệt hại phi vật chất cũng cần được xác định để đánh giá hậu quả do hành vi phạm tội gây ra như: ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 139Bộ luật hình sự người phạm tội sẽ bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Đây là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên khi quyết định hình phạt, Tòa án phải căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cũng như các căn cứ pháp lý khác để đưa ra hình phạt hợp lý.

Để việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hợp lý Tòa án cần tìm hiểu thêm Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15/3/2001 của HĐTP TANDTC, có hướng dẫn áp dụng điểm a khoản 4 Điều 139 Bộ luật hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và không có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hoặc vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, nhưng đánh giá tính chất tăng nặng, tính chất giảm nhẹ tương đương nhau, thì xử phạt người phạm tội mức án tương ứng với giá trị tài sản bị chiếm đoạt như sau:

50

a. Xử phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu tài sản chiếm đoạt có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng.

b.Xử phạt tù chung thân nếu tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đến dưới bốn tỷ năm trăm triệu đồng [33].

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật Hình sự Việt Nam - Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)