năm 2009
Sau nhiều năm thi hành, Bộ luật hình sự 1999 đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh, chính trị, đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên cho đến nay, Bộ luật hình sự 1999 đã bộc lộ nhiều bất cập, trong đó điểm đáng lưu ý là Bộ luật hình sự 1999 chưa thể chế hóa được những quan điểm, chủ trương mới của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp được thể hiện trong Nghị quyết số 08-NQ/TW và Nghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị. Trong khi sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đã đặt ra cho hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng phải là công cụ pháp lý nhằm thúc đẩy và bảo vệ cho các nền kinh tế phát triển.
Mặt khác, bên cạnh xu hướng chung hội nhập quốc tế, có lẽ đã đến lúc cần nghiên cứu lại chính sách hình sự đối với một số loại tội phạm cụ thể, nhất là khi chúng ta đã áp dụng một thời gian khá dài chính sách hình sự khá nghiêm khắc (hình phạt tử hình) nhưng tình hình tội phạm không hề giảm mà người lại, loại tội phạm này còn có tính chất gia tăng và quy mô ngày càng nghiêm trọng. Điều này cho phép chúng ta nhận thấy rằng: dường như biện pháp trừng trị hà khắc không phải là liều thuốc hữu hiệu để có thể làm giảm
22
loại tội phạm này mà cần hướng đến một biện pháp khác làm triệt tiêu động lực và điều kiện phạm tội. Bộ luật hình sự 1999 đã được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới.
Ngoài ra, mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng với những yếu kém trong quản lý kinh tế của nhà nước là cơ hội để tội phạm lừa đảo phát triển. Thực tiễn đã chứng minh các hành vi lừa đảo chiếm đoạt thuế giá trị gia tăng đặc biệt lớn. Gần đây là hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tiền vay trong hoạt động tín dụng, ngân hàng lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Đây là những hồi chuông cảnh tỉnh cho các cơ quan Nhà nước trong việc kịp thời hoàn thiện thể chế, nhất là thể chế kinh tế để nhằm ngăn chặn các hành vi nguy hiểm này.
Theo đó, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được sửa đổi hai nội dung cơ bản: một là, sửa đổi mức định lượng tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội này là tăng mức từ "năm trăm nghìn đồng" lên mức "hai triệu đồng", và hai là, bỏ hình phạt tử hình, và thay vào đó mức cao nhất của khung hình phạt là "tù chung thân". Sự thay đổi này cho chúng ta thấy chính sách hình sự của Nhà nước về loại tội phạm này một lần nữa lại có sự thay đổi cho phù hợp với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới, thể hiện rõ quan điểm giảm nhẹ hình phạt có tính hà khắc đối với người phạm tội. Tuy nhiên, trước diễn biến tình hình tội phạm lừa đảo ngày càng nghiêm trọng như đã nói ở trên, nhiều ý kiến đề xuất cần quy định lại hình phạt tử hình tại khoản 4 điều này để tạo nên sự răn đe cần thiết trong quá trình xử lý.
1.2. KHÁI NIỆM, CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH