Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạttài sản với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật Hình sự Việt Nam - Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 44)

Ở hai tội này về cơ bản là có các yếu tố khách thể, mặt chủ quan, chủ thể của tội phạm là giống nhau, chỉ khác nhau ở mặt khách quan. Do vậy chỉ cần phân biệt ở mặt khách quan mà chủ yếu là thông qua hình thức hợp đồng mà có sự gian dối.

Ở tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản người phạm tội có mục đích chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện việc giao kết hợp đồng. Việc giao kết hợp đồng chẳng qua là phương thức để chiếm đoạt tài sản. Hợp đồng này hoàn toàn là giả mạo nhằm tạo lòng tin để người bị hại giao tài sản. Khi người phạm tội nhận được tài sản từ hợp đồng cũng là thời điểm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoàn thành. Hành vi giao kết hợp đồng giả tạo là hành vi lừa dối và hành vi nhận tài sản là hành vi chiếm đoạt được tài sản. Hành vi gian dối của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là cơ sở quyết định việc chiếm đoạt được tài sản của người phạm tội nên hành vi gian dối là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ở tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, ban đầu người phạm tội chưa có ý định chiếm đoạt tài sản, việc giao kết hợp đồng chỉ nhằm mục đích vay, mượn, thuê… được tài sản. Người phạm tội nhận tài sản một cách ngay thẳng, hợp pháp thông qua hợp đồng đã giao kết trước và trong khi nhận tài sản không có ý thức chiếm đoạt tài sản. Do đó việc giao kết hợp đồng hay nhận tài sản từ hợp đồng đã giao kết không bị coi là hành vi phạm tội. Chỉ sau đó, khi đến thời hạn nhất định hoặc thời hạn phải trả tài sản mới có ý định

38

không trả lại hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng chi trả hoặc bỏ trốn… nhằm chiếm đoạt tài sản. Như vậy mục đích chiếm đoạt nảy sinh sau khi đã nhận được tài sản trên cơ sở hợp đồng. Để thực hiện ý định chiếm đoạt, người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể có hành vi gian dối như giả đánh mất, đánh tráo tài sản, rút bớt tài sản. Những hành vi gian dối này chỉ là để che giấu hành vi chiếm đoạt. Hành vi gian dối không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Như vậy, việc xem xét người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải xem xét đến những căn cứ chứng minh người phạm tội ban đầu trước khi giao kết hợp đồng đã có ý định chiếm đoạt tài sản hay chưa. Người phạm tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản dựa vào lòng tin sẵn có của người có tài sản. Còn người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản dựa vào lòng tin do hành vi gian dối tạo ra.

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật Hình sự Việt Nam - Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)