Tội lừa đảo chiếm đoạttài sản trong lần sửa đổi toàn diện vào

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật Hình sự Việt Nam - Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 25)

năm 1999

Do chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới là xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên cơ sở nhiều hình thức sở hữu khác nhau, vận hành theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Để làm được điều này, Nhà nước chủ trường, thông qua hệ thống pháp luật bảo đảm là các thành phần kinh tế được đối xử và bảo vệ ngang bằng trước pháp luật. Do đó, việc chia hai nhóm tội xâm hại quan hệ sở hữu tỏ ra không còn phù hợp vì điều này không phù hợp với bản chất của kinh tế thị trường - đòi hỏi một sự đối sử bình đẳng của các thành phần kinh tế cùng tham gia vào quá trình kinh tế. Trước tình hình đó, Bộ luật hình sự 1985 mặc dù đã qua 4 lần sửa đổi, bổ sung vẫn duy trì hai chương về các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa và các tội xâm phạm tài sản của công dân. Mặt khác, sự quy định hai nhóm tội xâm phạm đến hai loại quan hệ sở hữu khác nhau đã nảy sinh ra những bất cập. Trong nhiều trường hợp, người phạm tội chỉ quan tâm đến tài sản và giá trị tài sản mà không quan tâm đến nguồn gốc tài sản thuộc sở hữu nào, nên gây khó khăn cho các cơ quan tố tụng khi xác định tội danh cho đối với người phạm tội. Quan niệm về định tội danh theo ý thức chủ quan của người phạm tội, tuy giải quyết được một phần các vấn đề trước mắt là đáp ứng yêu cầu coi trọng bảo vệ sở hữu xã hội chủ nghĩa, nhưng rõ ràng không đảm bảo tính khoa học, nhất là trong trường hợp không xác định được rõ ý thức chủ quan

19

của người phạm tội hoặc trong trường hợp người phạm tội có sự lẫn lộn giữa sở hữu xã hội chủ nghĩa và sở hữu riêng của công dân (cùng một hành vi xâm hại đến hai loại tài sản thuộc hai nhóm quan hệ sở hữu khác nhau). Để phù hợp với chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới, Bộ luật hình sự 1999 đã ra đời và đã nhập hai chương của Bộ luật hình sự 1985 thành một chương với tên gọi "Các tội xâm phạm sở hữu". Có thể nói, việc nhập hai chương này làm một là một cuộc đấu tranh giữa hai luồng tư tưởng cũ và mới ngay trong chính các nhà lập pháp Việt Nam thời bấy giờ.

* Tư tưởng phân biệt hai loại quan hệ sở hữu tuy đã được khắc phục nhưng những ảnh hưởng của nó vẫn còn tồn tại trong một vài quy định của BLHS

Mặc dù được coi là lần sửa đổi toàn diện, nhưng các nhà lập pháp hình sự thời kỳ này vẫn muốn duy trì hai loại tội lừa đảo đó là: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 (là tội được nhập từ tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa tại Điều 134 và Tội lừa đảo chiếm đoạttài sản công dân quy định tại Điều 157) và tội lợi dụng chức vụ quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa quy định tại Điều 134a Bộ luật hình sự.

Theo đó, Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định:

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm [19].

20

Như vậy so với Bộ luật hình sự 1985 thì Điều 139 Bộ luật hình sự 1999 quy đình về hình phạt vẫn nghiêm khắc, vì mức cao nhất khung hình phạt của tội này là tử hình, còn các mức hình phạt khác có thể tăng lên hoặc giảm xuống so với quy định của Bộ luật hình sự 1985.

* Yếu tố định lượng đã được sử dụng để phân biệt giữa hành vi phạm tội là đảo và hành vi lừa đảo nhưng chỉ được coi là vi phạm hành chính và bị xử phạt hành chính

Đây là vấn đề đã và đang gây nhiều tranh cãi trong giới chuyên gia luật hình sự hiện nay, tuy nhiên, quan điểm coi dấu hiệu định lượng là một căn cứ để phân biệt giữa tội phạm và vi phạm hành chính đáp ứng được yêu cầu chính trị là chống sự lạm dụng của cơ quan tố tụng.

Theo đó, các tội xâm phạm sở hữu hầu hết được lấy mức khởi điểm là từ 500 000 đồng trở lên để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự. Cũng theo đó, tùy theo giá trị tài sản mà mức hình phạt có thể thay đổi theo các khung hình phạt khác nhau. Như vậy, trong lần sửa đổi toàn diện BLHS lần này, nếu giá trị tài sản chiếm đoạt từ 500 000đ trở lên thì được coi là tội phạm. Dưới 500 000đ được xem là vi phạm hành chính. Tuy nhiên, gianh giới này không phải là tuyệt đối khi mà giá trị tài sản mặc dù dưới 500 000đ nhưng người phạm tội lại thuộc một trong những trường hợp “có nhân thân xấu” thì cũng có thể bị coi là tội phạm.

* Coi đặc điểm xấu về nhân thân là dấu hiệu cấu thành tội phạm

Đây cũng là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi cho đến ngày nay. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, việc lấy đặc điểm xấu về nhân thân người phạm tội để là dấu hiệu định tội là không phù hợp. Theo GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa:

Trong Luâ ̣t hình sự , nguyên tắc vẫn được thừa nhâ ̣n là : Mô ̣t người không thể bi ̣ xử pha ̣t hình sự về nhân thân xấu của ho ̣ . Theo nguyên tắc này , Luâ ̣t hình sự không thể quy đi ̣nh đă ̣c điểm xấu về nhân thân là dấu hiê ̣u đi ̣nh

21

tô ̣i. Đặc điểm này chỉ có thể được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt hoă ̣c là tình tiết tăng nă ̣ng trách nhiệm hình sự [11].

Theo đó, không chỉ riêng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà nhiều tội phạm khác đã được thiết kế theo mô tuýp: trong trường hợp giá trị tài sản chưa đến 500. 000 đồng những trước đó "đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm" thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự (nghĩa là vẫn bị coi là tội phạm).

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật Hình sự Việt Nam - Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)