Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạttài sản với tội lừa dối khách hàng (Điều

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật Hình sự Việt Nam - Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 45)

hàng (Điều 162 Bộ luật hình sự)

Có thể nói, về bản chất của tội lừa dối khách hàng là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tội lừa dối khách hàng vẫn tồn tại trong Bộ luật hình sự hiện hành là biểu hiện của sự rơi rớt của tư tưởng và quan điểm lập pháp trong thời kỳ duy trì nền kinh tế kế hoạch hóa, khi mà chế độ tem phiếu, phân phối hàng hóa chỉ được thực hiện thông qua hệ thống các cửa hàng thương nghiệp hoặc cửa hàng thực phẩm của Nhà nước. Hành vi này không phù hợp trong nền kinh tế thị trường và nếu xảy ra hành vi này thì phải bị xét xử về hành vi lừa đảo chiếm doạt tài sản. Tuy nhiên, trong Bộ luật hình sự, chúng ta vẫn có thể phân biệt hai tội này với các dấu hiệu sau:

39

+ Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự (có thể bao gồm cả người bán hàng)

+ Chủ thể tội lừa dối khách hàng chỉ có thể là những người bán hàng. - Về khách thể của tội phạm

+ Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm phạm trực tiếp đến quan hệ sở hữu mà đối tượng tác động là tài sản của người khác.

+ Tội lừa dối khách hàng xâm phạm trực tiếp đến hoạt động đúng đắn trong kinh doanh thương mại và lưu thông hàng hóa, qua đó xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế nói chung.

- Về mặt khách quan của tội phạm

+ Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có hành vi gian dối được thực hiện dưới mọi hình thức trong đó có cả hình thức gian dối thông qua mua bán hàng hóa.

+ Tội lừa dối khách hàng chỉ xảy ra trong lĩnh vực mua bán hàng hóa, hành vi cụ thể là: cân, đo, đong, đếm thiếu, tính gian hoặc đánh tráo hàng hóa.

- Về hậu quả của tội phạm

+ Ở tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định trong trường hợp bình thường là chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên được coi là mức độ nguy hiểm và là tội phạm.

+ Còn tội lừa dối khách hàng thì trong trường hợp bình thường chỉ cấu thành tội phạm khi "gây thiệt hại nghiêm trong cho khách hàng". Dấu hiệu "gây thiệt hại nghiêm trọng cho khách hàng" đến nay vẫn bị bỏ ngỏ.

1.3.3. Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tội đánh bạc (Điều 248 Bộ luật hình sự)

Vì trên thực tế có những quan điểm khác nhau trong trường hợp có hành vi gian dối trong đánh bạc thì xử về tội gì? Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay đánh bạc? Nên cần phải phân biệt hai tội này về mặt lý luận dựa trên các căn cứ pháp lý sau:

40

- Về khách thể:

+ Tội đánh bạc xâm phạm đến trật tự công cộng.

+ Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm phạm tới quan hệ sở hữu. - Về hành vi khách quan

+ Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thể hiện ở hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho người có tài sản tưởng giả thành thật nên đã tự nguyện giao tài sản cho người có hành vi gian dối, thủ đoạn gian dối có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, việc đánh bạc cũng được xem là phương thức để chiếm đoạt tài sản của người cùng chơi.

+ Tội đánh bạc là hành vi dùng tiền hay các lợi ích vật chất để giải quyết việc được thua trong các trò chơi. Ở tội đánh bạc không quy định có "hành vi gian dối". Cũng có thể họ sẽ sử dụng những mưu mẹo, gian dối để giành phần thắng nhưng những mưu mẹo đó phải phát sinh trong quá trình chơi hoặc cũng có thể có sự chuẩn bị từ trước những sự chuẩn bị đó không có ý nghĩa quyết định được việc thắng thua mà nó chỉ làm ảnh hưởng phần nào đến kết quả đánh bạc. Nếu có đầy đủ cơ sở để chứng minh người chủ động rủ rê, lôi kéo người khác tham gia đánh bạc mà lại sử dụng thủ đoạn gian dối (như làm sai lệch thiết bị...) để người chơi luôn thua bạc thì đó là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản chứ không phải là hành vi đánh bạc nữa.

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật Hình sự Việt Nam - Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)