Khái niệm tội lừa đảo chiếm đoạttài sản

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật Hình sự Việt Nam - Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 29)

Đến nay, Bộ luật hình sự 1999 đã thi hành được hơn 10 năm và được sửa đổi, bổ sung lần gầy đây nhất vào năm 2009. Theo đó các tội xâm phạm sở hữu được quy định từ Điều 133 đến Điều 145. Bộ luật hình sự không có

23

khái niệm cụ thể thế nào là các tội xâm phạm sở hữu. Khái niệm này chỉ thể hiện trong các tài liệu khoa học. Theo một số chuyên gia, các tội xâm phạm sở hữu như sau: "Các tội xâm phạm sở hữu là hành vi của người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân" [1].

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong các tội xâm phạm sở hữu, vì vậy khái niệm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải thỏa mãn khái niệm chung của các tội xâm phạm sở hữu, đồng thời phải thỏa mãn các các dấu hiệu đặc thù nói riêng. Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 139 của Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009:

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm [21].

Như vậy, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những tội xâm phạm sở hữu, với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác, người phạm tội đã dùng những thủ đoạn gian dối, đưa ra những thông tin sai sự thật, có thể bằng lời nói hoặc hành động khiến có tài sản hoặc người có trách nhiệm trông giữ tài sản vì tin nhầm, tưởng giả là thật, tưởng kẻ gian là người ngay, tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội.

Từ đó có thể hiểu khái niệm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, do

24

người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý, xâm phạm đến quan hệ sở hữu về tài sản.

Một phần của tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong Luật Hình sự Việt Nam - Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)