Đo kiểm đánh giá chất lượng thiết bị đầu cuối quang NG-SDH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ NG SDH vào mạng viễn thông Việt Nam (Trang 119)

Hiện nay công nghệ NG SDH đã và đang được triển khai cho phép các nhà khai thác cung cấp đa dạng hơn các dịch vụ truyền tải và đồng thời tăng hiệu suất của hạ tầng mạng SDH đã có. Tuy nhiên vì đặc điểm của công nghệ NG SDH là bổ xung một số thiết bị phần cứng và các thủ tục cũng như giao thức mới tại các nút MSPP cho nên vấn đề tương thích với mạng hiện có, đẩm bảo chất lượng dịch vụ là rất quan trọng. Do vậy việc việc đo kiểm đánh giá chất lượng các thiết bị đầu cuối quang NG SDH tuân thủ các tiêu chuẩn là một vấn đề hết sức cần thiết.

Việc đo kiểm dựa trên các khuyến nghị của ITU-T bao gồm :

- ITU-T Rec. G.7041/Y.1303 : Quy định các giao thức tạo khung chung GFP.

- ITU-T Rec. G.707/Y.1322 : Quy định về các phương thức ghép chuỗi ảo VCAT.

- ITU-T Rec. G.7042/Y.1305 : Quy định về các cơ chế điều chỉnh dung lượng

tuyến LCAS.

1. Phương pháp kiểm tra tuân thủ GFP.

Trong phương pháp này thiết bị đo có tích hợp modul Ethernet.

Hình III.14 Sơ đồ kiểm tra GFP

Theo sơ đồ này, phương pháp đo được thực hiện như sau :

- Thiết bị đo tạo lưu lượng Ethernet, sau đó sắp xếp lưu lượng này thành các

khung GFP-F rồi ghép lên luồng tín hiệu OC-n/STM-n.

- Thiết bị cần đo chuyển các tín hiệu từ giao diện OC-n/STM-n thành các khung

- Các tín hiệu này được đưa tới giao diện Ethernet của thiết bị đo.

- Thiết bị đo phân tích mẫu tín hiệu phát đi và tín hiệu thu được để cho ra số liệu

đánh giá.

2. Phương pháp kiểm tra tuân thủ VCAT:

Nguyên lý hoạt động của phương pháp này bao gồm :

- Thiết bị đo tạo lưu lượng Ethernet

- Tín hiệu Ethernet được đưa đến thiết bị cần đo

- Tín hiệu Ethernet được đưa trả về thiết bị đo và tại đây tiến hành các quá trình

phân tích mẫu tín hiệu.

3. Phương pháp kiểm tra tuân thủ LCAS:

Hình III.16 Sơ đồ kiểm tra LCAS Hình III.15 Sơ đồ kiểm tra VCAT

Hình trên là sơ đồ kiểm tra LCAS dùng hai thiết bị đo riêng: thiết bị đo Ethernet và thiết bị đo NGS.

Trong sơ đồ này, nguyên lý hoạt động như sau :

- Ethernet sử dụng 1 cổng để phát tải Ethernet và một cổng để thu lưu lượng

Ethernet.

- Thiết bị đo NGS kết nối với MSP qua giao diện SDH/SONET, tách lưu lượng

Ethernet thu được từ thiết bị kiểm tra Ethernet và truyền lại vào cổng thu của thiết bị đo Ethernet.

Phương pháp đo này có thể tạo ra nhiều trường hợp phép thử kết hợp trên cả hai thiết bị đo.

KẾT LUẬN

Mạng NGN hiện nay đã và đang được xây dựng triển khai từ mạng đường trục xuống các mạng vùng với xu hướng sử dụng cơ sở hạ tầng mạng dựa trên công nghệ tiên tiến về chuyển mạch gói. Do vậy việc tìm kiếm giải pháp mạng truyền tải quang phù hợp nhằm chuyển đổi và hướng tới thay thế hoàn toàn hệ thống truyền tải quang SDH truyền thống là công việc cấp thiết hiện nay.

NG SDH là một công nghệ truyền dẫn thế hệ mới được xây dựng trên nền công nghệ SDH truyền thống với sự hỗ trợ của các bộ các giao thức mới là GFP, VCAT và LCAS đã chứng tỏ được khả năng đáp ứng được các yêu cầu của mạng Viễn thông thế hệ mới.

Với những đặc tính ưu việt về công nghệ cũng như tính tương thích và khả năng kế thừa liên tục mạng truyền dẫn SDH truyền thống, hệ thống truyền tải quang SDH thế hệ mới NG SDH là giải pháp công nghệ phù hợp để triển khai trong mạng NGN.

Vì lý do đó đề tài ”Nghiên cứu ứng dụng công nghệ NG SDH vào mạng viễn

thông Việt Nam” là một nhu cầu cấp thiết và có ý nghĩa khoa học.

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết công nghệ SDH, công nghệ NG SDH, luận văn đã hoàn thành với các nội dung sau :

- Phân tích được các nhược điểm, hạn chế của công nghệ SDH truyền thống.

- Nghiên cứu các đặc điểm của công nghệ NG SDH.

- Phân tích hiện trạng mạng Viễn thông Việt Nam.

- Tìm hiểu giải pháp và sản phẩm của một số hãng sản xuất điển hình.

- Đề xuất giải pháp ứng dụng công nghệ NG SDH cho mạng viễn thông Việt

Nam.

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành, luận văn đã thực hiện được các yêu cầu đề ra. Mặc dù được sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ hướng dẫn, các thầy cô trong Trường đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, sự góp ý của các đồng nghiệp và sự cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu của bản thân, song do khả năng và thời gian thực hiện luận văn ngắn hạn nên không tránh khỏi có nhiều thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến chỉ bảo của các thầy cô, các đồng nghiệp, các độc giả quan tâm, để luận văn ngày càng hoàn thiện và có tính khả thi cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT :

1. TS. Cao Phán & TS. Cao Hồng Sơn (6/2003), Thông tin quang PDH và

SDH, HVCN – BCVT

2. Chu Công Cẩn (12/2002), Kỹ thuật truyền dẫn SDH. Nhà xuất bản khoa

học kỹ thuật, Hà nội

3. TS. Vũ Văn San & TS. Hoàng Văn Võ (1998), Kỹ thuật thông tin quang,

Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà nội.

4. TS Bùi Trung Hiếu, Hệ thống truyền dẫn đồng bộ số SDH, Nhà xuất bản Bưu Điện - 12/2001.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH :

5. Huub van Helvoort; Copyright 2005; Next Generation SDH/SONET

Evolution or Revolution?; John Wiley & Sons Ltd, The Atrium, Southern Gate, Chichester, West Sussex PO19 8SQ, England.

6. Sonet / SDH Demystified ; 2004 The McGraw-Hill Companies

7. Huub van Helvoort; Copyright 2005; SDH/SONET Explained in

Functional Models Modeling the Optical Transport Network; John Wiley & Sons Ltd,

8. Jean-Philippe Vasseur, Mario Pickavet, Piet Demeester; 6.2004;

Protection and Restoration of Optical,SONET-SDH, IP, and MPLS; Morgan Kaufmann Publishers.

9. José M. Caballero; 2007 - SDH Next Generation; International Marketing

Dpt, TrendCommunications.

10. Stamatios V. Kartalopoulos; Next Generation Intelligent Optical

Networks From Access to Backbone; 2008 Springer Science+Business Media, LLC, 233 Spring Street, New York, NY 10013, USA;

TRANG WEB THAM KHẢO :

11. www.tapchibcvt.gov.vn

12. www.vnpt.com.vn

13. www.cisco.com

14. www.huawei.com

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ NG SDH vào mạng viễn thông Việt Nam (Trang 119)