Hạ tầng mạng viễn thông đường trục:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ NG SDH vào mạng viễn thông Việt Nam (Trang 85)

I. Cơ sở khoa học

1. Hiện trạng mạng Viễn thông Việt Nam

1.2 Hạ tầng mạng viễn thông đường trục:

Về tổng thể, mạng VTN hiện tại bao gồm 17 vòng ring OPTera Connect DX 2.5G SNCP được kết nối với nhau thông qua 5 vòng ring trục chính OPTera Long Haul 2.5G DWDM. Các điểm nút Connect DX theo kiểu dạng back-to-back giữa các vòng ring DWDM. Tại mỗi đầu cuối và mỗi nút OADM, OM4200, OM4150 và TN-4T tương ứng với một cung kết nối Connect DX. Hệ thống OPTera LH thuộc hệ nền DWDM được trang bị các bộ khuếch đại quang OPTera Long Haul 1600G. Bộ OPTera Long Haul 1600G DWDM là bộ khuếch đại hai hướng có thể khuếch đại tối đa 40 tín hiệu quang DWDM trên cùng một sợi quang. Ngoài ra trong hệ thống OPTera LH 1600G còn có rất nhiều các bộ nối ghép/tách kênh quang DWDM. Mỗi bộ OPTera Connect DX được cấu hình như là bộ đấu nối chéo (cross connect) tốc độ thấp 2.5G (LSX) và được thiết kế để truyền tải 4 tín hiệu kết nối mạng nhánh đã được bảo vệ (SNCP)tới nút lân cận (trừ vòng ring HCM - Can Tho - HCM đã có một vòng ring có SNCP). Đồng thời, còn có hai vòng ring SNCP để dự phòng cho việc mở rộng mạng trong tương lại.

- Hệ thống mạng quang theo công nghệ ghép kênh của bước sóng mật độ cao DWDM Bắc - Nam với luồng 20 Gb/s, bắt đầu khai thác tháng 9/2003.

- Hệ thống sử dụng công nghệ SDH 2,5Gb/s khai thác từ năm 1995, được xây dựng theo cấu hình vòng ring dọc theo tuyến cáp quang quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và đường điện 500 kV.

Cả hai hệ thống này đều lấy Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh là 3 nút mạng chính, đầu mối phân đi các tỉnh và kết nối với mạng viễn thông quốc tế qua cổng kết nối cáp quang biển, trạm vệ tinh.

Mạng cáp quang có vai trò quan trọng trong tốc độ phát triển mạng viễn thông Việt Nam. Đến nay, cáp sợi quang đã được triển khai trên 64/64 tỉnh thành, sử dụng chủ yếu cấu trúc hình ring như đã được nêu trên. Cụ thể về các tuyến như sau :

- Mạng vòng ring SDH : HNI-VYN-VII-TQG-TNN (Hà Nội-Vĩnh Yên-Việt Trì- Tuyên Quang-Thái Nguyên).

- Mạng vòng ring SDH : HNI-HDG-HP-HYN-TBN-NDH-PLY (Hà Nội-Hải Phòng-Hưng Yên-Thái Bình-Nam Định-Phủ Lý).

- Mạng vòng ring SDH : HNI-BNH-BGG-LSN-QNH-HDG (Hà Nội-Bắc Ninh- Bắc Giang-Lạng Sơn-Quảng Ninh-Hải Dương).

- Mạch vòng ring SDH : HNI-HBH-SLA-LCI-YBI (HNI-Hoà Bình-Sơn La-Lào Cai-Yên Bái).

- Mạch vòng ring SDH : HNI-VTI-TQG-HGG-CBG-BKN (HNI-Việt Trì-Tuyên Quang-Hà Giang-Cao Bằng-Bắc Kạn).

- Mạch vòng ring SDH : HCM-TNH-BDG (Tp.Hồ Chí Minh-Tây Ninh-Bình Dương).

- Mạch vòng ring SDH : HCM-XLC-VTU (HCM-Xuân Lộc-Vũng Tàu).

- Mạch vòng ring SDH : HCM-BDG-BPC-DLK-GLI-BDH-KHA-NTG-NTN- LDG (HCM-Bình Dương-Bình Phước-ĐăkLắc-Gia Lai-Khánh Hoà-Nha Trang- Ninh Thuận-Lâm Đồng).

- Mạch vòng ring SDH : HCM-LAN-MTO-VLG-CTO-DTP (HCM-Long An-Mỹ Tho-Vĩnh Long-Cần Thơ-Đồng Tháp).

- Mạch vòng ring SDH : CTO-STG-BLU-CMU-KGG-AGG (Cần Thơ-Sóc Trăng-Blây Ku-Cà Mau-Kiên Giang-An Giang).

Hình III.1Mạng đường trục SDH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ NG SDH vào mạng viễn thông Việt Nam (Trang 85)