NG SDH over WDM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ NG SDH vào mạng viễn thông Việt Nam (Trang 100)

II. Các giải pháp ứng dụng công nghệ NG SDH

3. NG SDH over WDM

Giao thức GFP giải phóng dòng lưu lượng khỏi yêu cầu bắt buộc của tốc độ số liệu đồng bộ cố định và sự lãng phí tăng tần quang khi lưu lượng số liệu bùng nổ không lấp đầy phần dung lượng truyền tải cố định được cấp cho nó.

GFP có thể phục vụ bất cứ kiểu lưu lượng khách hàng nào như khung Ethernet và các gói IP có độ dài biến thiên, và bao chúng trong khung để truyền tải qua mạng SDH. Nó đặc biệt phù hợp với kiểu lưu lượng IP không thể dự báo trước. GFP cũng cho phép thực hiện ghép kênh nhiều dòng số liệu để truyền dẫn qua một tuyến và có thể sử dụng để mở rộng mạng LAN hướng đến mạng WAN hoàn toàn trong suốt.

Trong hình 3.7, bộ định tuyến gói tập hợp lưu lượng và định tuyến nó tới phần sắp xếp SDH có kích thước phù hợp. Phần sắp xếp SDH bao gói trong khung GFP sử dụng giao thức PPP (PPP trên GFP và sắp xếp các khung GFP trong tải SDH). Các khung SDH được gửi qua mạng quang tới bộ định tuyến kế tiếp. Do đó mạng quang đóng vai trò như nơi cung cấp tuyến kết nối dạng ống giữa các bộ định tuyến gói IP tốc độ cao. Mạng Quang Bộ phận sắp xếp GFP SDH Bộ phận sắp xếp GFP SDH Tập hợp lưu lượng gói Tập hợp lưu lượng gói

Khả năng mở rộng

GFP là một giao thức Lớp 2 thực hiện sắp xếp tín hiệu khách hàng vào khung GFP dưới sự hỗ trợ của VCAT và LCAS trước khi đưa vào tải SPE của SDH để truyền tải qua mạng.

Sử dụng mào đầu nhỏ gồm 4 byte trong đó 2 byte CRC-16 vừa đóng vai trò kiểm tra lỗi vừa phân tách khung. Để đồng bộ cấu trúc khung này, phía thu tìm kiếm mẫu 32 bit được thiết lập ở giá trị 0 của CRC còn lại. Chính nhờ vậy, GFP tránh được hiện tượng “bắt chước” mẫu bit đồng bộ khung như ở HDLC hay POS GFP có khả năng xử lí tín hiệu ở cả Lớp 1 (Fiber Channel, FICON, ESCON) và Lớp 2 (PPP,MPLS, MAPOS, RPR).

Tốc độ có thể mở rộng từ 1Gbit/s cho đến 40 Gbit/s dựa trên giao diện của SDH đã được chuẩn hóa.

Hỗ trợ VPN và QoS: Với một cấu trúc khung đơn giản dựa trên việc cân chỉnh byte, giảm thiểu byte mào đầu nên GFP không có chức năng hỗ trợ cho VPN cũng như QoS.

GFP kết hợp với VCAT không làm thay đổi bản chất điểm-điểm của SDH truyền thống. Đối với kết nối mesh của tín hiệu khách hàng yêu cầu SDH phải cung cấp kênh SDH dạng mesh kể cả với kết chuỗi ảo. Hiện nay việc cung cấp SDH dạng mesh vẫn là thách thức đối với nhà khai thác vì sẽ tạo nên chi phí cung cấp dịch vụ quá lớn (do chi phí khai thác cho mạng này rất lớn).

Hiện tại GFP chỉ được sử dụng để cung cấp đường kết nối cho lưu lượng Lớp 2 điểm-điểm. Chính vì vậy chức năng VPN và QoS sẽ được hỗ trợ bởi giao thức Lớp 2 khác được sắp xếp trong khung GFP.

Bảo vệ và khôi phục: Mạng hoạt động trên GFP kết hợp với các công nghệ VCAT và LCAS được truyền tải bởi các khung SDH. Do đó nó không có chức năng bảo vệ và khôi phục; chức năng này được tận dụng từ giao thức ASP sẵn có trong SDH.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ NG SDH vào mạng viễn thông Việt Nam (Trang 100)