Ghép chuỗi ảo bậc thấp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ NG SDH vào mạng viễn thông Việt Nam (Trang 45)

I. Giới thiệu công nghệ NG SDH [5, 7, 10]

3.1.2Ghép chuỗi ảo bậc thấp

3. Các thành phần của công nghệ NG SDH:

3.1.2Ghép chuỗi ảo bậc thấp

Ghép ảo bậc thấp LO-VCAT ghép X lần các tải VC-11, VC-12 hoặc VC2 (VC-11/12/2-Xv, X=1..64). Một VCG được xây dựng từ các VC11, VC12 hoặc VC2 sẽ cho tải gấp X lần VC11, VC12 hoặc VC2, do đó dung lượng sẽ gấp X lần 1600, 2176 hoặc 6784kbit/s. Các thành viên của VCG sẽ được phát một cách độc lập qua mạng, do đó trễ chênh lệch có thể xảy ra giữa các thành viên độc lập của một VCG và chúng sẽ được bù tại node đích trước khi được nhóm lại.

Một cơ chế đa khung sẽ được thực thi trong bit 2 của K4. Bit này gồm số dãy (SQ) và chỉ thị đa khung (MFI), cả hai phần này đều hỗ trợ việc sắp xếp lại các thành viên của VCG. Node đích MSSP sẽ đợi đến khi thành viên cuối cùng đến đích và sau đó sẽ bù trễ (tới 256ms). Bản thân K4 là một chỉ thị đa khung, nó được nhận sau mỗi 500µs, sau đó cứ 512 ms thì toàn bộ dãy đa khung sẽ được phát lại.

Để thực hiện việc tái sắp xếp lại các VC-m riêng (m=2/12/11) thuộc về nhóm liên kết ảo, cần phải:

o Bù trễ chênh lệch gây ra bởi các VC-m riêng.

o Biết số dãy riêng của các VC-m.

Bit 2 của byte K4 trong POH của VC-m bậc thấp được sử dụng để giám sát thông tin này từ đầu cuối gửi đến đầu cuối thu lại của liên kết ảo ở đó quá trình tái sắp xếp lại được thực hiện.

Thông tin về liên kết ảo LO trong bit 2 của K4 là một đa khung 32-bit. Đoạn thông tin liên kết ảo LO trong bit 2 của byte K4 phải giống nhãn tín hiệu mở rộng bit 1 của K4.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ NG SDH vào mạng viễn thông Việt Nam (Trang 45)