Khả năng cung cấp dịch vụ của mạng NG SDH phụ thuộc vào công nghệ áp dụng phía trên lớp mạng SDH như đã mô tả ở trên. Cụ thể, mạng truyền tải dựa trên công nghệ NG SDH có thể cung cấp các loại hình dịch vụ như đối với mạng SDH truyền thống, ngoài ra mạng tại các ADM của thiết bị NG SDH có thể cho phép cung cấp nhiều loại hình giao diện với tốc độ khác nhau để kết nối với các thiết bị mạng NGN, chẳng hạn như: (622Mbit/s STM-4), 2,5 Gbit/s (STM-16), 10 Gbit/s (STM-64), 40 Gbit/s (STM-128)...
Đặc biệt mạng được triển khai theo công nghệ NG SDH tích hợp cơ sở hạ tầng mạng SDH cũ, Điều này tận dụng cơ sở hạ tầng mạng truyền dẫn đã có, tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng mạng..
IP Router
Dịch vụ mạng:
- Dịch vụ Internet tốc độ cao
- Dịch vụ truyền hình TV: CATV, SDTV, HDTV - Dịch vụ điện thoại truyền hình
- Các dịch vụ khác như mua hàng tại nhà, dạy học tại nhà,
các dịch vụ thông tin quảng cáo .v.v. Dịch vụ mạng:
- Dịch vụ Internet tốc độ cao
- Dịch vụ truyền hình TV: CATV, SDTV, HDTV - Dịch vụ điện thoại truyền hình, hội nghị truyền hình - VPN
- Các dịch vụ thuê kênh viễn thông
- Các dịch vụ truyền số liệu (có hoặc không liên kết) - Các dịch vụ khác ADM ADM ADM ADM ADM ADM OXC Mạng NG SDH Mạng WDM IP Router
Hình II.17Mô hình cung cấp dịch vụ mạng trên cơ sở công nghệ NG SDH
1. Ethernet over NG SDH :
Trong vài năm gần đây các nhà khai thác mạng viễn thông có khuynh hướng tập trung sự chú ý đến xây dựng mạng nội vùng, mạng MAN tại các đô thị, thành phố, nơi cần thiết phải đầu tư xây dựng, tổ chức lại để có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng hoá dịch vụ của người sử dụng, đưa dịch vụ đến gần với khách hàng hơn, đảm bảo việc kết nối với khách hàng “mọi nơi, mọi lúc, mọi giao diện”.
Theo cấu trúc phân lớp này, mạng MAN được chia làm 2 lớp
- Lớp truy nhập : Lớp mạng này thực thi kết nối cung cấp các loại hình dịch vụ xuất phát từ mạng truy nhập ứng dụng bởi nhiều công nghệ truy nhập khác nhau như các dịch vụ trên cơ sở công nghệ Ethernet, ATM, Frame Relay, DSL, cáp đồng, cáp quang...và với nhiều loại giao diện khác nhau.
- Lớp mạng lõi : Lớp này thực hiện chức năng định tuyến truyền tải lưu lượng trong nội vùng đô thị hoặc chuyển giao lưu lượng với mạng trục (backbone).
Xu hướng các công nghệ được lựa chọn áp dụng để xây dựng mạng MAN thế hệ mới chủ yếu tập trung vào 5 loại công nghệ chính, đó là:
SONET/NG SDH (SONET/SDH – Thế hệ mới)
Ethernet/Giagabit Ethernet (GE)
RPR (Resilient Packet Ring – Ring gói tin cậy)
WDM (Wavelength Division Multiplexing – Ghép kênh theo bước sóng)
MPLS/GMPLS (Multi Protocol label switching/Generization multi
protocol label switching - Chuyển mạch nhãn đa giao thức/tổng quát hoá) SONET/NG SDH và WDM hình thành một hướng phát triển theo phương thức truyền tải lưu lượng TDM và lưu lượng gói qua các cơ sở hạ tầng mạng ở phạm vi lớn và được quản lý thống nhất với thế mạnh sự kế thừa cơ sở hạ tầng sẵn có.
Các nhà cung cấp dịch vụ hiện nay đang tìm kiếm các phương thức truyền tải số liệu hiệu quả sử dụng các tín hiệu Ethernet qua các mạng SDH qua bên cạnh việc truyền tải thoại qua các tín hiệu TDM truyền thống.
2. SAN over NG SDH
SAN là thế hệ mạng mới nhất trong sự phát triển các mạng lưu trữ dữ liệu cho các doanh nghiệp và các cơ sở lớn khác. Trong các trung tâm lớn, việc lưu trữ dữ liệu cũng như các dịch vụ đều được tập trung lại và quản lý một cách tập trung, cùng với sự đến của môi trường chủ/tớ, thông tin đã được tập trung từ trước sẽ được phân phối thông qua mạng. Các công ty, các doanh nghiệp, trung tâm lớn có thể phát huy mọi ưu điểm của kiến trúc SAN thông qua việc kết nối mọi tài nguyên mạng SAN thông qua MAN/WAN. Vấn đề về mặt quản lý sẽ nảy sinh khi phân phối các thông tin từ trung tâm đến các điểm truy nhập là việc xác định địa chỉ theo hai nguyên lý: NAS, là mạng có thiết bị lưu trữ thông tin ghép trực tiếp vào mạng LAN và SAN.
Hình II.19 hình mạng truy cập SAN qua lớp quang [1,2]
Mô hình mạng thể hiện như trong hình 2.19. Mạng bao gồm các máy chủ, thiết bị lưu trữ (băng, đĩa) và các thiết bị mạng (thiết bị tách ghép, hub, router, switch và các thiết bị mạng khác), mạng SAN được thiết lập hoàn toàn tách biệt ra khỏi mạng LAN. Do hoạt động một cách độc lập, mạng SAN có thể làm giảm nhẹ sự nghẽn trong các LAN bằng cách cung cấp tài nguyên cho các ứng dụng như tạo ảnh dữ liệu, quản lý các quá trình xử lý, sao lưu và phục hồi dữ liệu.
Có nhiều loại giao diện đã được sử dụng để kết nối các máy chủ với thiết bị trong mạng SAN, trong đó phổ biến nhất là hệ thống kết nối doanh nghiệp của IBM (ESCON và FICON), tuy nhiên cả hai công nghệ này đều bị hạn chế bởi cự ly truyền dẫn. Thông thường cự ly truyền dẫn tối đa không qua trạm lặp của ESCON khoảng 3km và của FICON vào khoảng 10km.
Hình II.20 Mô hình mạng truy cập SAN qua lớp truyền tải SDH
Để giải quyết các hạn chế về cự ly truyền dẫn của các mạng ESCON và FICON, giải pháp tối ưu là truyền dữ liệu giữa các khu vực doanh nghiệp và các mạng SAN
qua lớp vật lý sử dụng công nghệ NG SDH hoặc DWDM (hình 2.20). Các điểm truy nhập ring là các thiết bị OADM được trang bị các giao diện FICON hoặc ESCON tại mỗi vị trí thiết lập mạng SAN. Các giao diện này có thể hỗ trợ thêm Sysplex Timer và giao diện Sysplex Timer ghép cặp, sử dụng môi trường hệ thống của IBM để phân bố tải qua các member của các máy chủ có cấu trúc phức tạp.
3. IP over NG SDH
Hình II.21 IP over SDH
Công nghệ IP truyền trên SDH hay còn gọi là gói trên SONET/SDH (POS) sử dụng sắp xếp các gói IP trong SDH hoặc SONET chuẩn hoá nhờ giao thức điểm - điểm (PPP) hoặc điều khiển tuyến số liệu tốc độ cao (HDLC).
Chương III ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NG SDH
TRONG MẠNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
Như đã phân tích ở các chương trước, xu hướng chuyển dịch sang mạng viển thông sang thế hệ kế tiếp là tất yếu. Quá trình chuyển đổi mang tính kế thừa và phát triển dựa trên nền tảng các mạng sẵn có và được xem xét trên nhiều tiêu chí khác nhau. Mạng Viễn thông Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó, vấn đề được đưa ra đó là việc lựa chọn công nghệ nào phù hợp nhất với tình hình thực tế và lộ trình áp dụng.
Công nghệ truyền dẫn phân cấp đồng bộ số SDH với các tính năng ưu việt đã được sử rất dụng phổ biến trên các mạng viễn thông. Công nghệ NG SDH với quá trình chuyển đổi nâng cấp không quá phức tạp mà vẫn đảm bảo được các dịch vụ truyền thống, hệ thống hạ tầng cơ sở đã được triển khai gần như hoàn thiện đang là sự lựa chọn được quan tâm nhất cho công nghệ truyền dẫn mạng NGN. Trong tương lai, công nghệ NG SDH vẫn có thể đảm bảo tốt các yêu cầu về chất lượng dịch vụ và khả năng đáp ứng của các nhà cung cấp cũng như về phía khách hàng. Công nghệ NG SDH đã được chuẩn hóa bởi các tổ chức viễn thông quốc tế, đang được các nhà cung cấp nghiên cứu, triển khai và ứng dụng thành công trên thế giới.
Để có thể ứng dụng thành công trong thực tiễn, việc phân tích đánh giá hiện trạng các mạng đang tồn tại, dự đoán xu hướng phát triển của công nghệ và dịch vụ trong tương lai để lựa chọn công nghệ, xác định mô hình, lộ trình áp dụng là vấn đề rất quan trọng.
Trong nội dung trình bày của chương này sẽ tiến hành xem xét lần lượt các vấn đề trên.