Đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ NG SDH vào mạng truyền tả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ NG SDH vào mạng viễn thông Việt Nam (Trang 110)

IV. Đề xuất ứng dụng công nghệ NG SDH cho mạng truyền tải NGN Việt

3. Đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ NG SDH vào mạng truyền tả

hệ mới. Hệ thống truyền dẫn quang OPTera Long Haul 1600 cung cấp chức năng truyền dẫn dung lượng lớn, khoảng cách xa giữa các nút trong mạng nhờ bộ khuếch đại quang MOR. OPTera connect DX cung cấp chức năng chuyển mạch quang mức VC-4 và VC-4c tăng hiệu quả truyền tải lưu lượng trên các hệ thống truyền dẫn. Thiết bị này cũng cung cấp một loạt các giao diện cho thiết bị lớp client ở các cấp tốc độ theo chuẩn SDH và giao tiếp Ethernet. Hệ thống thiết bị này đều được trang bị những giao thức tiên tiến cho việc sắp xếp dữ liệu gói lớp client vào trong tải truyền dẫn SDH. Các yêu cầu về mạng NGN trong giai đoạn này đều được đáp ứng thỏa mãn qua hệ thống này.

3. Đánh giá khả năng ứng dụng công nghệ NG SDH vào mạng truyền tải Việt Nam. Nam.

Căn cứ vào hiện trạng mạng viễn thông Việt Nam, có một số điểm đáng chú ý sau : - Hiện tại phần lớn các thiết bị truyền dẫn trên mạng viễn thông Việt Nam đều sử dụng thiết bị truyền dẫn trên cơ sở công nghệ SDH với việc triển khai các vòng ring hoặc các thiết bị kết nối điểm-điểm với dung lượng từ STM-1 đến STM-4. Do đó vấn đề tận dụng cơ sở hạ tầng truyền dẫn hiện có là một trong những yêu cầu đặt ra cho mục đích tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng mạng.

- Hệ thống các tuyến cáp quang nội hạt đã đầu tư rất lớn, với dung lượng sợi trong cáp phần lớn là 8, 16, 24 sợi; hệ số sử dụng sợi còn khá thấp. Do vậy, tài nguyên về sợi quang trong mạng quang nội hạt của các bưu điện tỉnh thành là khá

dồi dào. Đây là một thuận lợi lớn cho khi xem xét triển khai các hệ thống truyền dẫn quang dựa trên cơ sở kết hợp các công nghệ mới như là WDM, NG SDH, RPR…

- Nhu cầu truyền tải lưu lượng IP trên mạng ngày càng tăng và được đánh giá là sẽ tăng khoảng 90%-120% mỗi năm trong khi đó lưu lượng thoại chỉ tăng khoảng 10% mỗi năm. Do vậy trong tương lai lưu lượng IP sẽ trở nên vượt trội so với lưu lượng thoại.

Mặt khác, các sản phẩm thiết bị dựa trên công nghệ NG SDH có nhiều ưu điểm như :

- Đáp ứng cả nhu cầu thuê kênh dịch vụ TDM (E1, E3 ). STM-1/4/16 và các dịch vụ hướng số liệu : POS, FE, GE và RPR…

- Công nghệ thiết bị hiện đang nổi lên dưới tên MSxP-Multi Service Provisioning/Switching/Transpot Platform. MSxP được xem là phù hợp với nhà khai thác tryền thông đáp ứng được sự đa dạng nhu cầu dịch vụ, tận dụng được các công nghệ hiện có mà vẫn đảm bảo duy trì được sự phát triển lên các thế hệ mạng mới.

- Cung cấp các kết nối có băng thông cố định cho khách hàng. - Độ tin cậy của kênh truyền dẫn cao, trễ truyền tải thông tin nhỏ.

- Các giao diện truyền dẫn đã được chuẩn hóa và tương thích với nhiều thiết bị trên mạng.

- Thuận tiện cho kết nối truyền dẫn điểm-điểm - Quản lí dễ dàng

- Thiết bị đã được triển khai rộng rãi

Từ những phân tích và nhận định ở trên chúng ta thấy rằng việc xây dựng hạ tầng truyền dẫn quang dựa trên công nghệ NG SDH là hoàn toàn phù hợp với bối cảnh hiện nay, vừa tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có, vừa đáp ứng được những mục tiêu phát triển mạng trong tương lai. Tuy nhiên, cơ sở mạng truyền dẫn quang có thể áp dụng công nghệ truyền dẫn quang phù hợp chứ không nhất thiết phải lựa chọn một công nghệ duy nhất. Đây cũng là xu hướng xây dựng mạng truyền tải quang (và đặc biệt là mạng MAN) trên thế giới. Do đó việc lựa chọn công nghệ NG SDH áp dụng cho xây dựng mạng truyền tải quang được dựa trên một số hướng sau: - Xây dựng mạng có khả năng tận dụng cơ sở hạ tầng mạng truyền dẫn quang SDH cũ nhằm tích hợp hệ thống mới với các truyền dẫn SDH cũ. Cho phép tận dụng tài nguyên mạng đã có sẵn, tạo khả năng tích hợp quản lí mạng trên cùng một hạ tầng về quản lí.

- Tận dụng cơ sở hạ tầng truyền dẫn SDH cũ để đồng thời đáp ứng được nhu cầu cung cấp dịch vụ số liệu bên cạnh dịch vụ TDM truyền thống.

- Đối với bối cảnh mạng dồi dào về tài nguyên sợi quang, và không bắt buộc phải tận dụng hệ thống mạng truyền dẫn cũ, hoặc do yêu cầu xây dựng mạng đáp ứng nhiều mục tiêu khác nhau ( như là cung cấp đa dạng dịch vụ, đa dạng giao diện, ứng dụng các công nghệ mạng tiên tiến, hướng tới phát triển trong tương lai) thì nên kết hợp công nghệ NG SDH với các công nghệ định tuyến chuyển mạch lớp trên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ NG SDH vào mạng viễn thông Việt Nam (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)