Mạng truy nhập quang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ NG SDH vào mạng viễn thông Việt Nam (Trang 84)

I. Cơ sở khoa học

1. Hiện trạng mạng Viễn thông Việt Nam

1.1.4 Mạng truy nhập quang

Mạng truy nhập quang hiện tại chủ yếu được triển khai sử dụng công nghệ SDH, với cấu hình RING và điểm - điểm với đặc điểm sau:

- Mức độ thâm nhập cáp quang hiện nay còn hạn chế, chủ yếu ở mức mở rộng

phạm vi tổng đài nhờ các hệ thống DLC – các hệ thống mạng truy nhập quang kết nối giữa tổng đài CO đến RSU (Remote Switching Unit). Các hệ thống này chủ yếu sử dụng công nghệ quang SDH tích cực với cấu hình RING hoặc điểm-điểm. Một

số hệ thống truy nhập quang mở rộng hơn về phía thuê bao và có giao diện V5.2 như FSX2000 của Fujitsu, AN2000, Honet, Faslink của Siemens, Slic 240 của Lucent... Tuy nhiên, phần truyền dẫn của các hệ thống này vẫn trên cơ sở công nghệ PDH, SDH tích cực, và chúng có khả năng cung cấp các kênh E1 hoặc nx64.

- Cấu hình Ring (phân tập cáp và trên cùng 1 cáp – Ring dẹt) và điểm - điểm

- Các chủng loại thiết bị chủ yếu được triển khai là AN2000; Honet; FLX

150/600, FSX2000 của Fujitsu; SMA của Siement; TN-1X của Nortel...

- Chất lượng đảm bảo BER=10-10

- Giao diện nhánh ở mức E1,E3,DS3,E4,STM-1 (VC-4);

- Kết nối với các hệ thống khác chủ yếu ở mức E1;

- Một số hệ thống có cấu trúc ghép kênh theo cả ETSI và ANSI như Fujitsu –

cho phép luồng VC-3 nhận giao diện E3 (34Mbit/s) hoặc DS3 (45Mbit/s);

Như vậy hiện trạng hệ thống truyền dẫn quang nội tỉnh:

- Đa chủng loại về thiết bị cáp, sợi...,Các thiết bị truyền dẫn quang chủ yếu là các thiết bị SDH thế hệ cũ, cấu trúc ghép kênh theo cả ETSI và ANSI, dung lượng điển hình ở dạng STM 4/16 đối với kết nối liên đài và STM 4 đối với kết nối nội đài.

- Cấu trúc tô pô mạng truyền dẫn quang ở dạng Ring, MESH hoặc điểm- điểm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ NG SDH vào mạng viễn thông Việt Nam (Trang 84)