Dự báo quan hệ Trung-Ấn hậu Đạt lai Lạt Ma

Một phần của tài liệu Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV và quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ (Trang 80)

Khi mọi hướng đi thương thuyết với Bắc Kinh đều bế tắc, các nhà hoạt động thấy cuộc chiến sắp vắng mặt Ngài nên phải chuẩn bị cho thời kỳ mới, phương pháp đấu tranh mới. Do đó, trong Đại hội Tây Tạng lưu vong, từ ngày 17 – 22/11/2008, gần 600 đại biểu khắp nơi về dự để vạch hướng đi cho cuộc chiến mới. Lúc đầu, các vị bộ trưởng trong chính phủ lưu vong xin không tham dự, để các tham dự viên không bị ảnh hưởng, bởi các bộ trưởng đều già nên không muốn những thành viên trẻ bị ảnh hưởng. Cách sắp xếp đại hội cho thấy lá cờ đấu tranh đã chuyển sang cho thế hệ trẻ, và sẽ giao toàn quyền cuộc chiến này cho thế hệ trẻ.

Tuy nhiên, cuộc chiến sẽ khó vì Chính phủ Trung Quốc cứng rắn, không nhượng bộ, làm sao có giải pháp nào khả thi. Thế nhưng, Thế vận hội 2008 đã cho người Tạng hy vọng, vì chính nghĩa Tây Tạng chưa bị bỏ quên, cho thấy những cuộc biểu tình của người Tây Tạng lưu vong chống rước đuốc thế vận đã thành công lớn trên trường quốc tế. Do đó, theo Trần Khải, qua bài Cuộc chiến Tây tạng, cuộc chiến của Tây Tạng phải giữ bất bạo động bằng mọi giá. “Trung Quốc sẽ vui

81

mừng nếu người Tây Tạng trở nên bạo động hơn bởi vì họ sẽ có cơ hội mô tả người Tây Tạng trong một cách tiêu cực. Họ luôn luôn mong muốn chứng tỏ rằng người Tây Tạng tại Ấn Độ kích động bạo lực.”[42]

Trong cuộc chiến này, ta thấy, hầu như mong ước của Tây Tạng là gìn giữ nền văn hóa truyền thống, bởi vì nếu không bảo vệ thì văn hóa và chủng tộc Tây Tạng sẽ bị đồng hóa hoàn toàn và bị nuốt chửng vào văn hóa Trung Quốc. Cho nên,

Để nuôi dưỡng chính nghĩa Tây Tạng, điều quan trọng nhất là giữ văn hóa sống còn. Tại Ấn Độ, dân Tây Tạng trên nguyên tắc là phải nuôi giữ văn hóa. Thế hệ mới những người Tây Tạng trên thế giới về viếng thăm và nếu có thể thì về làm việc, mở ra các đề án hay các cơ sở kinh doanh trong nội địa Tây Tạng. Đặc biệt là ở các vùng gần vùng người TQ, nơi không khí dễ thở hơn và là nơi người Tây Tạng có thể thành công nhiều hơn. Bởi vì dân Tây Tạng lưu vong thường có học, có thông tin và cởi mở hơn nên có ảnh hưởng cực kỳ tích cực trên cộng đồng ở nội địa Tây Tạng. Họ có thể ảnh hưởng đến dân địa phương mà không cần tham dự chính trị. Trong cách này, họ có thể giữ cho chính nghĩa Tây Tạng sống còn. Đồng thời, phải luôn gìn giữ khát vọng mạnh mẽ và nuôi dưỡng tinh thần chiến đấu cho tự do, phẩm chất và hòa bình cho dân tộc.[42]

Với Đức Đức Đạt Lai Lạt Ma, Ngài luôn khẳng định con đường đấu tranh bất bạo động để “đòi thêm quyền tự trị cho Tây Tạng”, như bản tin ngắn trong Tin tham khảo thế giới của Thông tấn xã Việt Nam, ngày 27/12/2006,38[5, p.3] Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, có thể nhiều người không đồng ý với khuynh hướng ấy. Phải là khuynh hướng tích cực và mạnh hơn chứ không phải khuynh hướng trung dung của Ngài kéo dài hơn năm chục năm nay. Bởi vì, với Trung Quốc, sự biết điều của Ngài không có hiệu quả. Bên cạnh vấn đề với Trung Quốc, người Tây Tạng còn đối diện việc chưa có người thừa kế Đức Đạt Lai La ̣t Ma XIV.

38

82

Trong bài diễn văn kỷ niê ̣m 50 năm ngày khởi nghĩa chống T rung quốc không thành, Ngài nói người dân Tây Ta ̣ng phải có trách nhiê ̣m hoa ̣t đô ̣ng vì chính nghĩa và chừng nào Ngài còn sống thì còn giữ trách nhiệm này . Dù Trung Quốc luôn cáo buô ̣c là “ con sói đội lốt nhà sư” , Ngài vẫn luôn khuyến dụ những người ủng hộ phải theo đuổi mục tiêu một cách hoà bình.[114]

Chính điều đó , Ngài đã mang la ̣i sức ma ̣nh và sự đoàn kết cho người Tây Tạng, cũng như khiến cho quốc tế chú ý đến sự nghiệp của họ . Tuy nhiên , nhiều người giờ bắt đầu e nga ̣i đến ngày Ngài sẽ vắng bóng . “Nếu không có sự dẫn dắt của Đức Đạt Lai Lạt Ma , người Tây Tạng có thể sẽ tự xử lý các vấn đề theo cách của riêng mình . Họ có sức mạnh hơn người ta tưởng , sẽ vẫn thách thức giới chức và chấp nhận hậu quả . Thời gian đang thay đổi . Giờ là cuộc tranh đấu của thanh niên. Chúng ta sẽ chứng kiến một biểu tượng nổi lên từ thế hệ mới - chừng nào họ còn đó, chừng đó sự nghiê ̣p này chưa kết thúc.39

Cho nên, việc Ngài từ bỏ vai trò lãnh đạo khi chuyển giao vai trò cho thủ tướng mới bổ nhiệm còn có ý nghĩa khác. Thứ nhất, từ bỏ vai trò lãnh đạo chính trị để chuyển quyền cho Quốc hội và Nội các Tây Tạng do dân chúng bầu lên. Thứ hai, trước khi viên tịch, Ngài sẽ yêu cầu nhân dân Tây Tạng trong và ngoài nước cùng cho biết ý kiến về thủ tục xác định người sẽ lãnh đạo Phật giáo. Tức là dù Ngài còn tại thế, một vị cao tăng khác sẽ thay thế ngài.

Thế nhưng, sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV tuyên bố rút khỏi các vai trò chính trị, người Tây Tạng vẫn còn chưa hết sốc. Sự hòa đồng giữa lý tưởng Tây Tạng và Đức Đạt Lai Lạt Ma đã hòa quyện sâu đậm. Khi mối liên hệ này bị phá vỡ, mối quan ngại đầu tiên là hậu thuẫn của quốc tế trong tương lai, bên cạnh đó là tinh thần đoàn kết cộng đồng, xung quanh những giá trị tâm linh được Ngài luôn thuyết giảng.

39 Without the Dalai Lama's guidance, Tibetans may take matters into their own hands. The Dalai Lama has provided the Tibetans with strength and unity, and international exposure of their cause, and many fear his absence. The Tibetans have far more vitality than given credit for. They will still come out to defy the authorities and pay the price. Times are changing, now it's the young people's struggle. We may well see a symbol emerge from a new generation - as long as they are there we're not finished yet. [114]

83

Bởi, vấn đề là ở cả hai khía cạnh tôn giáo và chính trị chỉ có thể hiểu khi nhớ lại những ước nguyện của đức Đạt Lai Lạt Ma vừa được nhắc lại ở trên, cũng như thấy được vai trò và ảnh hưởng của Ngài hiện nay trong việc chi phối đối sách của Chính phủ Trung Quốc với hồ sơ Tây Tạng - trước sự chứng kiến của cộng đồng thế giới. Chính phủ Trung Quốc cho sự hiện hữu của Ngài là một trở ngại vì ảnh hưởng quá lớn đối với dân Tây Tạng và thế giới.

Với tư cách một nhà sư đức độ và trí tuệ - chưa nói gì đến Giải Nobel Hoà Bình năm 1989 - Ngài có thể diện kiến lãnh đạo của nhiều quốc gia và gây phiền nhiễu không ít cho Bắc Kinh. Cho nên, khi đức Đạt Lai Lạt Ma XIV viên tịch, Trung Quốc có thể hoàn tất việc thôn tính Tây Tạng mà chẳng còn ai nhắc tới. Cái khó là sự ngưỡng mộ mà dân Tây Tạng trong lãnh thổ Trung Quốc dành cho đức Đạt Lai Lạt Ma thì Bắc Kinh sẽ giải quyết lấy, nhờ chánh sách đàn áp và đồng hóa của mình. Bây giờ, Ngài lại trao ấn tín Quốc trưởng cho một cơ chế chính trị do dân Tây Tạng lưu vong bầu lên. Việc ấy có hàm ý định chế hóa một hệ thống quyền lực nằm bên ngoài khả năng kiểm soát của Bắc Kinh.

Vì vậy giờ đây, người Tây Tạng không biết ai sẽ bảo vệ cho họ. Cảm giác bơ vơ, lo lắng cho tương lai đấu tranh của người Tây Tạng có thể cảm nhận thấy trong suy nghĩ, phát biểu của từ những nhà sư bình thường cho đến các chức sắc chính trị của chính phủ Tây Tạng lưu vong, cho dù Đức Đạt Lai Lạt Ma đã giải thích quyết định của Ngài là vì lợi ích lâu dài của dân tộc Tây Tạng.

Theo nhà sư trẻ Tsering Gyatso, từng bị chính quyền Trung Quốc bỏ tù hai năm sau vụ nổi dậy tại Lhassa năm 2008, rồi bị trục xuất ra khỏi chùa và cuối cùng lang thang trôi dạt về Dharamsala, thì thông báo rút lui khỏi chính trường của Ngài là cú sốc mạnh. Bởi điều đó khiến người Tây Tạng khó thể theo đuổi đến cùng cuộc đấu tranh vì một Tây Tạng tự do. Như vậy, người Tây Tạng thật khó chấp nhận việc lãnh tụ tinh thần của họ rút lui, vì ai cũng cảm nhận được hậu quả tai hại khi mối liên hệ này bị phá vỡ.

84

Thứ nhất, mối quan ngại đó là sự hậu thuẫn của quốc tế trong tương lai. Giám đốc Trung tâm vì Nhân quyền và Dân chủ của người Tây Tạng, Urgen Tenzin cho biết, nếu như cuộc đấu tranh của người dân Tây Tạng được cả thế giới biết đến, đó là nhờ uy tín, sức lôi cuốn của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Tâm trạng day dứt về tương lai của sự nghiệp đấu tranh của người Tây Tạng khi thiếu vắng người dẫn dắt tinh thần còn được thấy rõ trong giới chính trị lưu vong. Phó chủ tịch Quốc hội lưu vong bà Dolma Gyari nói, đang trải qua một trong những thách thức lớn nhất của Tây Tạng vì quyết định của Đức Đạt Lai Lạt Ma như là một tin sét đánh. Sau ngày 10/3 vừa qua, Quốc hội Tây Tạng đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết xin Đức Đạt Lai Lạt Ma xem lại quyết định. Trước thái độ cương quyết của lãnh đạo tinh thần tối cao, nhiều nghị sĩ còn thậm chí xin từ chức. Nhưng rồi mỗi người cũng đều hiểu ra rằng dù sự rạn vỡ sâu sắc, nhưng đã đến lúc người Tây Tạng phải biết kế thừa sự nghiệp đấu tranh của mình. Tuy nhiên sự rút lui khỏi chính trường của lãnh đạo tinh thần Đạt Lai Lạt Ma dường như vẫn cứ là một sự mất mát khó có thể bù đắp được trong ngày một ngày hai.

Thứ hai, một mối quan ngại khác là tinh thần đoàn kết trong cộng đồng xung quanh những giá trị bất bạo động được Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn thuyết giảng. Nếu không có Ngài, tác giả luận văn nghĩ, người Tây Tạng sẽ không còn biết ứng xử ôn hòa nữa trong sự nghiệp đấu tranh đòi tự trị. Một minh chứng rõ ràng cho sự chuyển biến này. Từ đấu tranh bất bạo động đã chuyển sang hình thức đấu tranh mới là tự thiêu. Cho nên, khi thấy Ngài nhường quyền chính trị cho tân thủ tướng, tức là con đường đấu tranh cho Tây Tạng đã chuyển màu.

Như vậy, phương thức đấu tranh cho tự trị Tây Tạng có thể sẽ chuyển sang một hình thức khác nữa, cao hơn việc tự thiêu, đó là đấu tranh vũ trang. Chắc chắn phương thức này sẽ gặp nhiều trở ngại, sẽ đi ngược lại bản chất ôn hòa cũng như con đường đấu tranh đã được Đức Đạt Lai lạt Ma XIV hướng dẫn. Hiện nay, đã có những ví dụ cho cách mạng kiểu mới chống lại các Nhà nước độc tài chuyên chế ở các nước khối Ả Rập từ 2011đến nay. Phong trào mùa Xuân Ả Rập đã khiến cả thế

85

giới sửng sốt vì sự bất ngờ, vì tốc độ nhanh chóng ngoài sức tưởng tượng; và cuối cùng, vì những đặc điểm mới mẻ và có phần lạ lùng của chúng.

Như vậy, cuộc chiến đòi quyền tự trị để bảo tồn văn hóa Tây Tạng vẫn còn tiếp diễn và nóng như lửa. Thậm chí cuộc đấu tranh này đang tiến đến một cấp độ cao hơn. Chắc chắn vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn khi giữa thế kỷ này mà quyền con người cũng như quyền bảo tồn văn hóa lại bị chà đạp.

Cần nhắc lại, từ năm 2008, đức Đạt Lai Lạt Ma XIV tuyên bố sẽ tu chính thủ tục đề cử vị lãnh đạo tinh thần và bản thân mình thì sẽ hóa thân bên ngoài lãnh thổ Tây Tạng. Như vậy, cái lưới của Bắc Kinh sẽ là tấm lưới rách. Vì Ngài tuyên bố sẽ đầu thai ra ngoài Tây Tạng, Bắc Kinh cũng mất luôn cơ hội tái diễn thủ đoạn như đối với Đức Ban Thiền Lạt Ma. Như vậy, nếu như hạnh nguyện của Ngài vẫn tiếp tục sự nghiệp dang dở của Tây Tạng thì dẫu có viên tịch, Ngài vẫn tái sinh để tiếp tục tranh đấu cho tự trị Tây Tạng. Bên cạnh đó, mô hình dân chủ mà Ngài đã gầy dựng ấy sẽ là nền tảng cho nguồn lực đấu tranh sau này.

Đồng thời, thành phần lãnh đạo của Trung Quốc đã xuất hiện một tầng lớp mới, có chủ trương ôn hoà và thực tiễn hơn về tôn giáo và chính trị đối với Tây Tạng. Trong tầng lớp này, một số học giả Trung Quốc đã bày tỏ ý kiến là Bắc Kinh nên trực tiếp nói chuyện với đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài còn tại thế để tìm giải pháp ổn thỏa và hòa bình. Hãy trao một quy chế tự trị đích thực cho Tây Tạng, nơi mà đức Đạt Lai Lạt Ma có thể trở về như một nhà sư.[44]

Và chính phủ lưu vong lại năm tại Ấn Độ, một quốc gia đang xem Trung Quốc là mối nguy cần đối phó. Ngày nay, ứng cử viên trở thành Thủ tướng Tây Tạng lưu vong40 lại là một học giả của Đại học Harvard nên Trung Quốc nói ông ta (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

40

Sinh 1968 trong một gia đình người Tây Ta ̣ng lưu vong , ông Sangay chưa từng được về thăm Tâ y Ta ̣ng. Tốt nghiê ̣p đa ̣i ho ̣c Dehli , sau trở thành mô ̣t chuyên gia về luâ ̣t và cũng là nhà hoa ̣t đô ̣ng nhân quyền . Được học bổng Fulbright để nghiên cứu tại Đại học Harvard , ông làm viê ̣c ta ̣i Hoa Kỳ lâu năm trước khi được mời về phục vụ cho chính phủ Tây Tạng lưu vong, đóng ta ̣i Ấn Đô ̣.

86

là con sói hay đặc công khủng bố thì mấy ai tin? Đồng thời, tại sao chúng ta không nghĩ, Tây Tạng như một quốc gia chưa được và cần được giải phóng dân tộc như các quốc gia khác?

Đồng thời ông thủ tướng lập luận Tây Tạng là một quốc gia độc lập mà bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp nên không thể hưởng quyền xác định theo luật quốc tế vì Trung Quốc là thành viên của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, Tây Tạng sẽ phải đối đầu với tất cả những bất công, đàn áp chính trị để tiếp tục đối thoại với Trung Quốc, làm cho họ hiểu được thực tế hiện nay bi thảm và nhận ra tinh thần bất khuất của người Tây Tạng.

Ông nói, Tây Tạng có mối quan hệ đặc biệt với Ấn Độ. Đây là một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất và sẽ tác động trong chính sách Tây Tạng của Ấn Độ. Cả Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia lớn nên trong mối quan hệ của họ ngày càng phức tạp mà vấn đề Tây Tạng đang nổi bật. Do đó, Tây Tạng sẽ tiếp tục duy trì mối quan hệ với Ấn Độ trong việc giúp giải quyết vấn đề Tây Tạng. Bên cạnh đó, điều quan trọng là sự thành công của phong trào Tây Tạng lưu vong phụ thuộc phần lớn vào sự thay đổi chính sách toàn cầu. Bởi vì, thế giới ngày nay đang tồn tại trong sự liên đới, không còn là những cá thể biệt lập. Do đó, phải có khả năng tận dụng lợi thế của bất kỳ thay đổi tình huống địa chính trị khu vực hoặc toàn cầu để hy vọng và nguyện vọng để khôi phục lại tự do Tây Tạng.

Tóm lại, theo bài phỏng vấn bởi ký giả Amitabh Pal, đang tải trên trang The Progressive since 1909, tháng 01/2006, hỏi Ngài có hi vọng một giải pháp công minh với Trung Hoa, và loại hệ thống và xã hội nào mà ngài tiên liệu cho Tây Tạng một khi điều ấy xảy ra? Ngài đáp, đó là một sự tự trị đầy đủ ý nghĩa. Một sự tự trị được cung ứng trong Hiến Pháp Trung Hoa cho những khối thiểu số và quyền lợi

Một phần của tài liệu Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV và quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ (Trang 80)