Ảnh hưởng đến chính sách của Vương quốc Anh

Một phần của tài liệu Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV và quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ (Trang 68)

Trong chính sách năm 1994, “Chính phủ Anh luôn coi Tây Tạng là tự trị, mặc dù vẫn nhận ra vị trí đặc biệt của Trung Quốc. Độc lập cho Tây Tạng không phải là một lựa chọn thực tế, vì Tây Tạng không bao giờ được quốc tế công nhận như là một nhà nước độc lập.”[62] Tuy nhiên Anh đã chính thức coi Tây Tạng trên thực tế độc lập đến nửa đầu thế kỷ 20, từ một tuyên bố Tây Tạng độc lập năm 1912 cho đến khi cuộc xâm lược Trung Quốc vào năm 1949, 1950. Đại diện của Anh đã từng đóng Tây Tạng từ 1904 tới 1947 để liên lạc với Chính phủ Tây Tạng.

Như vậy, Anh công nhận quá khứ của Tây Tạng là một nhà nước độc lập. Mặc dù, do người dân Tây Tạng quyết định có hay không độc lập là một thực tế tùy chọn. Khi người Anh cai trị Ấn Độ, quan tâm của họ ở Tây Tạng là để loại trừ ảnh hưởng của các tiểu bang khác có thể làm phiền biên giới Himālaya của Ấn Độ.

69

Và trong thế kỷ XIX, “Anh chấp nhận mơ hồ rằng Tây Tạng là một phần của đế chế Trung Quốc, vì điều này có thể giúp loại trừ ảnh hưởng của Nga. Người Tây Tạng cũng được sử dụng huyền sử để giúp loại trừ ảnh hưởng từ Ấn Độ có thể đe dọa nền văn hóa và tính toàn vẹn của mình.”[62]

Như vậy, từ 1910 Chính phủ Anh xem Tây Tạng là nhà nước độc lập nên các mối quan hệ hiệp ước tồn tại và năm 1921, họ đã có đại diện ngoại giao tại Lhasa. Năm 1920, ông Curzon, sau đó là Ngoại trưởng, đã nói với Chính phủ Trung Quốc kể từ năm 1912, nước Anh đã xem Tây Tạng là nhà nước độc lập, và sẽ tiếp tục làm như vậy. Và Anh sẵn sàng công nhận quyền bá chủ của Trung Quốc trên Tây Tạng, với điều kiện Trung Quốc chấp nhận quyền tự trị của Tây Tạng. Do đó, trong một lần, Đại sứ quán Anh ở Washington đã viết thư cho Chính phủ Hoa Kỳ, nêu rõ quan điểm:

Chính phủ Ấn Độ luôn cho Tây Tạng là một quốc gia riêng biệt trong việc thụ hưởng đầy đủ quyền tự trị địa phương, được trao đổi đại diện ngoại giao với các cường quốc khác. Mối quan hệ giữa Tây Tạng và Trung Quốc không phải là một vấn đề có thể được quyết định đơn phương của Trung Quốc, nhưng mà Tây Tạng được quyền đàm phán, và nếu cần thiết, dựa vào sự hỗ trợ ngoại giao của Chính phủ Anh.31

Để rồi, ngày 29/10/2008, ông David Miliband, Bộ trưởng Vương quốc Anh tuyên bố “Quốc hội Anh công nhận Tây Tạng là một phần chủ quyền của Trung Quốc, cũng như các nước thành viên EU và Mỹ, bây giờ liên quan đến Tây Tạng là một phần CHNDTH.” Như vậy, “một sự thay đổi lịch sử về việc công nhận chủ quyền của Trung Quốc đã được công bố bởi Ngoại trưởng Anh David Miliband. Nó sẽ được coi là một thắng lợi lớn của Bắc Kinh, đặc biệt là sau sự lên án của thế giới về việc đàn áp các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và bạo lực ở Tây Tạng vào

31 The Government of India has always held that Tibet is a separate country in the full enjoyment of local autonomy, entitled to exchange diplomatic representatives with other powers. The relationship between Tibet and China is not a matter that can be decided unilaterally by China, but one on which Tibet is entitled to negotiate, and on which she can, if necessary, count on the diplomatic support of the British Government along the lines shown above. [62]

70

mùa xuân này.” Phải chăng đó là một hành động cố ý chính trị? Tuyên bố này rõ ràng nhằm mục đích của Vương quốc Anh vào lợi ích thực tế, nhưng lại làm hại nghiêm trọng nền tảng đạo đức của một nền dân chủ tự do.

Các cuộc đấu tranh chiến lược giữa đế quốc Anh và phong kiến Trung Quốc về Tây Tạng, chắc chắn chúng ta không xem đó là một sai lầm, nhưng giờ đây Vương quốc Anh thừa nhận là các chính sách đế quốc đã lỗi thời. Vào thời điểm đó, đế quốc Anh hợp tác với Đế chế Nga để mở rộng ảnh hưởng từ tiểu lục địa Ấn Độ trong khu vực châu Á nên Trung Quốc là một nạn nhân của chủ nghĩa đế quốc. Tuy nhiên, thực tế Đế quốc Anh đã cố gắng để nhận ra vị thế đặc biệt Tây Tạng nên từng tuyên bố không thuộc Trung Quốc vì lợi ích đó. Thế nhưng, ngày nay thì lại thừa nhận. Như vậy, trong cuộc tranh đua này, nạn nhân thực sự là Tây Tạng.

Chúng ta nhớ lại, Hiệp định Simla năm 1913 thiết lập ranh giới giữa Tây Tạng và Anh cai trị Ấn Độ. Họ phản ánh thực tế rằng Tây Tạng đã nằm trong vòng kiểm soát của Mông Cổ và của Trung Quốc trong thế kỷ trước. “Anh đã công nhận Trung Quốc có quyền bá chủ nhưng không phải chủ quyền trên toàn khu vực.” Để rồi, bây giờ, Ông Miliband nói “toàn bộ ý tưởng của quyền bá chủ đã lỗi thời. Một số người đã sử dụng nghi ngờ về những mục tiêu mà chúng tôi đang theo đuổi và khẳng định rằng chúng ta đang phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với một phần lớn lãnh thổ của mình.”[105]

Cho nên, theo Robbie Barnett, một nhà sử học người Anh về Tây Tạng tại Đại học Columbia ở New York, cho rằng “tuyên bố của ông Miliband nhấn mạnh mối quan tâm của Anh cho nhân quyền ở Tây Tạng, nhưng đã bỏ đi đòn bẩy duy nhất mà thế giới bên ngoài có thể tác động đến các sự kiện có. Điều này nhiều hơn so với một con bài mặc cả. Đây là toàn bộ nền tảng pháp lý và chính trị cho các cuộc đàm phán.”[105]

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Anh “khẳng định, không có thay đổi trong chính sách, và ông Miliband đã được chỉ làm rõ vị trí hiện tại của nó.”Khi nghe phát biểu như vậy, người ta đặt vấn đề, liệu nước Anh được đề nghị hoặc yêu cầu điều gì để

71

đổi lấy nhượng bộ từ Bắc Kinh, thì Đại sứ Anh tại Trung Quốc, ông William Ehrman, nói: “Chúng tôi không tạo áp lực cho Trung Quốc, và Trung Quốc cũng không tấn công chúng tôi về điều này.

Thế nhưng, theo Stephanie Brigden, giám đốc Chiến dịch Tây Tạng Tự Do nói, nước Anh đã bỏ con bài mặc cả, nên không còn gì để bàn cải. Tuy nhiên, “rất đáng tiếc khi nước Anh tuyên bố như vậy ngay trong năm mà Trung Quốc đã vi phạm các cam kết nhân quyền tồi tệ nhất về sự lạm dụng ở Tây Tạng trong nhiều thập kỷ qua, bao gồm tra tấn và giết người.”[105]

Một phần của tài liệu Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV và quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ (Trang 68)