Ảnh hưởng đến chính sách của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV và quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ (Trang 63)

Trong bản báo cáo U.S. Policy Considerations in Tibet của Hạ viện Hoa Kỳ,27 Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu :

Tôi nói về những tình huống buồn ở nước tôi ngày hôm nay và nguyện vọng của người dân, bởi vì trong cuộc đấu tranh cho tự do này, sự thật là vũ khí duy nhất mà chúng tôi có. Sự khác biệt di sản văn hóa phong phú và bản sắc dân tộc đang phải đối mặt với các mối đe dọa tuyệt chủng. Chúng tôi cần sự hỗ trợ của bạn để tồn tại như một con người và là một nền văn hóa.28

Theo bài viết China warns Obama not to meet Dalai Lama của ký giả Michael Bristow đăng trên BBC News , ngày 2/2/2010, Trung Quốc cảnh báo Obama không được gặp Ngài Dalai Lama, vì nếu gă ̣p sẽ ảnh hưởng đến quan hệ hai nước. Ông Chu Duy Quần nói: “Chuyê ̣n đó sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền tảng chính trị của quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ . Nếu cuộc gặp diễn ra thì chúng tôi sẽ có hành động phù hợp để các nước có liên quan nhận thấy sai lầm của mình.”[93] Tuy nhiên, Tổng thống Obama vẫn gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma dù Trung Quốc cảnh báo sẽ đe dọa niềm tin và hợp tác giữa Bắc Kinh và Washington.

Và qua các lần phản đối của Trung Quốc về việc Tổng thống Obama tiếp kiến Đức Đạt lai Lạt Ma XIV, theo ký giả Trọng Nghĩa trên RFI, ngày 17/7/2011, Trung Quốc tự làm thương tổn hình ảnh của mình trên hồ sơ Tây Tạng. Bởi như

27 được ban hành ngày 7/3/2002 bởi Hạ Viện Mỹ. 28

I speak to inform you of the sad situation in my country today and of the aspirations of my people, because in our struggle for freedom, truth is the only weapon we possess. Today, our people, our distinct rich cultural heritage and our national identity are facing the threat of extinction. We need your support to survive as a people and as a culture. [110]

64

phần trên đã trình bày, ngay sau cuộc tiếp xúc giữa tổng thống Mỹ Barack Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV ngày 16/07/2011, Trung Quốc đã có phản ứng rất gay gắt. Tuy nhiên, thay vì trút cơn thịnh nộ lên đầu Washington, có lẽ Trung Quốc nên xét lại các đòi hỏi quá đáng của mình.

Cho nên, khi đại diện sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh bị thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải khẩn cấp triệu tập lên bộ để nhận lời phản đối của Bắc Kinh; Tân Hoa Xã thì trích lời phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mã Triệu Húc đả kích “hành động can thiệp thô thiển” của Mỹ vào nội tình Trung Quốc; Nhân dân Nhật báo chỉ trích thái độ “dốt nát và đạo đức giả’’ của Hoa Kỳ. Phải nói là Bắc Kinh đã không tiếc lời bày tỏ thái độ giận dữ với Mỹ sau cuộc hội đàm được tổ chức tại Nhà Trắng, giữa tổng thống Hoa Kỳ và Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Đồng thời, trong bản thông cáo đăng trên website của mình, bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ thái độ “hết sức phẫn nộ và kiên quyết phản đối” hành động của tổng thống Mỹ. Bản thông cáo nhắc lại lập trường cố hữu của Bắc Kinh: “Tây Tạng là một phần của Trung Quốc và các vấn đề liên quan đến Tây Tạng hoàn toàn thuộc phạm vi nội bộ của Trung Quốc” [49]. Trước đó, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triệu Húc đã tố cáo Hoa Kỳ “hỗ trợ cho các lực lượng ly khai chống Trung Quốc và đòi độc lập cho Tây Tạng.” [49]

Theo các nhà phân tích, cơn thịnh nộ của Bắc Kinh có thể giải thích bằng một lý do rất đơn giản. Ngay từ trước lúc diễn ra cuộc họp, Trung Quốc nhiều lần lên tiếng gây sức ép, đòi tổng thống Obama không được tiếp lãnh đạo tinh thần Tây Tạng. Thiển nghĩ, đây là một yêu cầu hết sức phi lý, làm thế nào mà người đứng đầu cường quốc Hoa Kỳ có thể tuân lệnh một nước khác, dù là Trung Quốc. Đồng thời, như các nhà quan sát ghi nhận, chính quyền Obama đã cố gắng giảm nhẹ tầm mức quan trọng của cuộc gặp để gỡ thể diện cho Bắc Kinh. Hơn nữa, nội dung cuộc thảo luận giữa tổng thống Mỹ và Đức Đạt Lai Lạt Ma, theo như thông báo của Nhà Trắng sau cuộc họp, không có gì là đáng để cho Trung Quốc phải phiền lòng.

65

Và ông Obama nhấn mạnh, không ủng hộ việc Tây Tạng độc lập, mà cần bảo vệ quyền con người Tây Tạng ở Trung Quốc. Việc ông đề cập đến nhu cầu bảo tồn các truyền thống tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ độc đáo của Tây Tạng cũng là điều hợp lý, cũng như là hậu thuẫn của Hoa Kỳ đối với chủ trương bất bạo động của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Xét lại lịch sử phát triển chính sách của Mỹ đối với Tây Tạng, vì từ khi quyền bá chủ của Mỹ thống trị thế giới phương Tây hơn nửa thế kỷ, các quan điểm của Hoa Kỳ và các chính sách đối với Tây Tạng là một chìa khóa quan trọng đến vấn đề này. Theo ông Hu Yan trong bài The historical evolution of American policy toward Tibet, dù ảnh hưởng của Mỹ về Tây Tạng muộn hơn của Nga và Anh, nhưng tăng lên sau khi chiến tranh thế giới thứ II và khi Chiến tranh Lạnh bắt đầu với nhóm Tây Tạng yêu cầu Chính phủ Mỹ hỗ trợ để độc lập. Nó tiếp tục tăng sau năm 1959, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV trốn thoát và thành lập Chính phủ lưu vong. Ngày nay, Mỹ là đi đầu trong việc hỗ trợ phương Tây cho Đức Đạt Lai Lạt Ma, mặc dù không bao giờ chính thức công nhận Chính phủ lưu vong Tây Tạng.

Như vậy, cũng theo Hu Yan, liên hệ đầu giữa Tây Tạng và Hoa Kỳ và thái độ ban đầu của Mỹ đối với Tây Tạng là khi Rockhill đi du lịch qua phía Tây bắc và phía Tây nam của Trung Quốc, đã viết nhiều về người Mông Cổ và Tây Tạng và ngay cả học để nói tiếng Tây Tạng. Ngay sau đó ông gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 và gửi một báo cáo cho Tổng thống Mỹ Roosevelt. Khi John Hay, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, đưa ra các chính sách mở cửa liên quan đến Trung Quốc vào năm 1899, Mỹ bắt đầu chú ý đến Tây Tạng, mặc dù không có thời gian đưa ra bất kỳ chính sách Tây Tạng rõ ràng.

Khi Anh xâm lăng Tây Tạng 1904, theo Mỹ, cuộc xâm lược ấy chỉ là nỗ lực để Tây Tạng nằm trong phạm vi ảnh hưởng bằng cách sử dụng lợi thế địa lý của Ấn Độ thuộc Anh liền kề. Tuy Anh xem Tây Tạng là một phần của đế chế Trung Quốc, nhưng “vẫn coi Trung Quốc có quyền bá chủ chứ không có chủ quyền ở Tây Tạng”.[82] Hoa Kỳ không muốn Tây Tạng rơi vào tay Trung Quốc, nên “người Mỹ

66

nói Tây Tạng không phải là một phần của Trung Quốc,”[82] với ý muốn công nhận Tây Tạng độc lập. Tuy nhiên, có một số yếu tố gây cản trở những nỗ lực của Mỹ.

Thứ nhất, Chính phủ Ấn Độ không muốn hợp tác với Hoa Kỳ. New Delhi phản đối sáng kiến sức mạnh Mỹ trong việc mở rộng viện trợ quân sự cho Tây Tạng. Thứ hai, Anh chỉ muốn rửa tay. London đã nói với Washington, rằng bất kỳ nỗ lực nào can thiệp vào Tây Tạng sẽ không thực tế và khôn ngoan. Chúng tôi không có quan tâm đến khu vực đủ mạnh để biện minh cho những rủi ro nhất định liên quan đến việc chiến tranh với Trung Quốc vì vấn đề này.29

Như vậy, chính sách Tây Tạng của Mỹ tại thời điểm đó đã thay đổi rõ ràng để phân chia Tây Tạng từ Trung Quốc. Chúng ta thấy, Hoa Kỳ làm như vậy không phải cho người dân Tây Tạng, mà vì lợi ích riêng trong cuộc chiến tranh lạnh, giống như nhận xét của giáo sư Tom Grunfeld: “Cả CIA và Ấn Độ đều hiểu rõ cuộc nổi loạn Tây Tạng không có cơ hội thành công hoặc thậm chí gây ra bất kỳ sự gián đoạn nào cho Trung Quốc. Chính phủ Hoa Kỳ chỉ quan tâm đến quấy rối nhà cai trị của Trung Quốc.”[82] Bây giờ chúng ta trực tiếp đi vào chính sách ấy, theo đó, Chính phủ Hoa Kỳ công nhận Tây Tạng là một phần của Trung Quốc. Mục đích ở đây không phải để tranh chấp vị trí đó. Nhưng ngụ ý rằng không chỉ riêng người Tây Tạng, mà tất cả các dân tộc, đều có quyền sống cơ bản phù hợp. Chúng tôi - và thế giới sẽ tiếp tục thể hiện mối quan tâm về Tây Tạng và nhấn mạnh đến giải pháp tranh chấp ở hiện tại và tương lai bằng cách thúc đẩy các lợi ích thực sự của nhân dân Tây Tạng. Làm như vậy không phải can thiệp, mà là trách nhiệm.

Điều đó cho thấy, nhiều vấn đề liên quan Tây Tạng mà Hoa Kỳ cần quan tâm như:

29 The first was that the Government of India did not want to cooperate with the US. New Delhi would object to any initiative by another power, particularly the U.S., to extend military aid to Tibet. The second was that Britain just wanted to wash its hands of the whole affair. London told Washington we…considered that any attempt to intervene in Tibet would be impractical and unwise. We have no interest in the area sufficiently strong to justify the certain risks involved in our embroiling ourselves with the Chinese on this question. [82]

67

Tự ý bắt bớ, giam giữ không xét xử công khai, và việc sử dụng tra tấn nhằm vào những người Tây Tạng cố gắng để bảo tồn di sản văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của họ. Chứng tỏ, sự tự do và tự do tôn giáo vẫn còn hạn hẹp ở Tây Tạng. Đồng thời cũng phải có trách nhiệm quan tâm đến những Người Tây Tạng đã bị buộc trốn khỏi quê hương.30

Tuy nhiên, bản báo cáo cũng khẳng định, mục tiêu không phải đối đầu, mà chỉ giúp người dân Tây Tạng đảm bảo quyền được sống tự do, bằng một giải pháp công bằng và lâu dài. Do đó, họ mong muốn ra đời một Dự luật Chính sách Tây Tạng để thúc đẩy con người quyền và tự do tôn giáo, cung cấp hỗ trợ cho người dân và đảm bảo sự phát triển của các tổ chức quốc tế tài trợ lợi ích nhân dân Tây Tạng. Bên cạnh đó, hy vọng, “thế hệ mới của các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ nhận ra và sẽ làm giàu thêm vào sự vĩ đại của nền văn minh và văn hóa Trung Quốc nếu công nhận quyền hợp pháp của người dân Tây Tạng. Và những người Tây Tạng phải kiểm soát quyền tự chủ của tôn giáo và văn hóa của họ.”[110]

Như vậy, mục tiêu chính sách của Chính phủ Hoa Kỳ thể hiện ở, thứ nhất,

nhằm thúc đẩy cuộc đối thoại giữa chính phủ Trung Quốc và Đức Đạt Lai Lạt Ma, đồng thời giúp duy trì tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa độc đáo của di sản Tây Tạng.

Thứ hai, sự giảm bớt quan tâm chú ý quốc tế về vấn đề này. Và thứ ba, Trung Quốc sẽ cho thấy mình tôn trọng tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người. Vì thế, trong tuyên bố của Tổng thống Bush tại Đại học Thanh Hoa, “trong một xã hội tự do, đa dạng không phải là rối loạn. Cuộc tranh luận không phải là xung đột, và bất đồng chính kiến không phải là cuộc cách mạng. Một xã hội tự do tin tưởng công dân của mình tìm kiếm sự vĩ đại trong bản thân và đất nước của họ.”

Như thế, “Quốc hội Hoa Kỳ là một ngọn hải đăng của niềm hy vọng của người Tây Tạng cuộc đấu tranh bất bạo động, hợp pháp cho việc bảo tồn và phát huy duy nhất của họ di sản và bản sắc dân tộc.”[110] Bởi vì, Quốc hội hành động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

30

including arbitrary arrests, detention without public trial, and the use of torture. Many of these acts are focused on Tibetans attempting to preserve their religious, cultural, and linguistic heritage. We should bear in mind that even as we remain rightly concerned about the people within Tibet, we must remember our own responsibilities to those Tibetans who have been forced to flee their homeland. [110]

68

vì Tây Tạng đã vượt ra ngoài sự hỗ trợ bao gồm sự giúp đỡ quan trọng cụ thể thông qua hỗ trợ khác nhau chương trình qua các dự án giúp bảo quản riêng biệt Tây Tạng bản sắc và di sản văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ.

Hiện nay, mối quan tâm lớn nhất đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma là người Tây Tạng bên trong Tây Tạng. Trong hoàn cảnh hiện tại, Ngài đánh giá cao và khuyến khích hỗ trợ của Quốc hội Hoa Kỳ cho một số chương trình bên trong Tây Tạng nhằm mang lại lợi ích cho Tây Tạng.

Tóm lại, Hoa Kỳ không công nhận Tây Tạng là một nhà nước độc lập, không tiến hành quan hệ ngoại giao chính thức với chính phủ lưu vong ở Dharmaśālā, Ấn Độ. Hoa Kỳ liên lạc với đại diện của một loạt các nhóm chính trị khác bên trong và bên ngoài Trung Quốc, bao gồm cả với người Tây Tạng tại Hoa Kỳ, Trung Quốc, và khắp nơi trên thế giới. Và gặp gỡ Đức Đạt Lai Lạt Ma trong khả năng của mình như là một nhà lãnh đạo tôn giáo quan trọng và đoạt giải Nobel. Đồng thời, liên tục kêu gọi Trung Quốc tôn trọng di sản ngôn ngữ, và văn hóa của người dân Tây Tạng và hoàn toàn tôn trọng quyền con người và tự do dân sự, cũng như các quyền con người và quyền tự do dân sự của tất cả các công dân của Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV và quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ (Trang 63)