Tác động đến quan hệ Trung-Ấn ngày nay

Một phần của tài liệu Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV và quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ (Trang 57)

Theo tờ The Pioneer của Ấn Độ, số ra ngày 28/12/2011, có bài bình luận của nhà phân tích chính trị, ông G. Parthasarathy, cho rằng Ấn Độ không phải là một nước lệ thuộc, sẽ không chịu khuất phục và làm theo mệnh lệnh của một nước Trung Quốc hiếu chiến. Cũng theo ông Parthasarathy, năm 2012, một thế hệ mới của Trung Quốc, do Chủ tịch nước Tập Cận Bình đứng đầu, được biết đến như là phe thái tử làm lãnh đạo Trung Quốc. Họ “sẽ kế thừa một nước Trung Quốc đã làm thế giới kinh ngạc với sự đột phá trong cải cách kinh tế. Tuy nhiên, thế hệ lãnh đạo mới cũng phải đối mặt với nhiều thách thức nhằm dung hòa sự tương phản giữa một bên là nền kinh tế mở và bên kia là chế độ một đảng cai trị trong một hệ thống chính trị chứa đựng nhiều bất ổn.”[56]

Ngay trước thềm Hội nghị cấp cao Đông Á, ngày 19/2011, tại Bali, Indonesia, tờ Nhân dân nhật báo của ĐCSTQ đăng tuyên bố phản đối các kế hoạch của Ấn Độ tăng cường lực lượng quốc phòng tại khu vực biên giới phía Bắc Ấn Độ

58

và cảnh báo rằng Trung Quốc có các loại vũ khí dẫn đường chính xác có thể tiêu diệt bất kỳ lực lượng quân sự mới được triển khai nào của Ấn Độ.

Ngày nay, việc Trung Quốc và Ấn Độ hủy đàm phán biên giới vào phút chót cho thấy mối bất hòa âm ỉ đang lộ rõ. Bắc Kinh không bằng lòng với việc New Delhi khai thác dầu khí ở Biển Đông và chào đón Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV. Giới quan sát cho rằng hai nước đang bị cuốn dần vào một vũ điệu nguy hiểm của chính sách bao vây lẫn nhau. Do đó, khi Ấn Độ đạt thỏa thuận khai thác dầu khí trên biển ở Đông Nam Á, thái độ của Trung Quốc tỏ ra cứng rắn. Bộ trưởng ngoại giao Lưu Vị Dân nói: “Chúng tôi không hy vọng nhìn thấy các lực lượng bên ngoài can thiệp vào sự tranh chấp và cũng không mong muốn thấy các công ty nước ngoài tham gia vào các hoạt động ở khu vực.”[54]

Vì thế, khi vòng đàm phán thứ 15 dự kiến diễn ra vào ngày 12/2/2011giữa các quan chức cấp cao hai nước dự kiến diễn ra đã bị hủy ở phút chót. Truyền thông Ấn Độ giải thích nguyên nhân là do “sự bất hòa nảy sinh sau hội nghị ở Bali, nơi lãnh đạo các nước châu Á Thái Bình Dương tụ họp. Cụ thể truyền thông Ấn Độ đưa tin rằng Trung Quốc yêu cầu chính phủ Ấn Độ ngăn cản Đạt Lai Lạt Ma phát biểu tại Hội nghị Phật giáo quốc tế sẽ diễn ra ở thủ đô Ấn Độ tuần này, nhưng New Delhi từ chối.”[54]

Những diễn biến này thể hiện mối quan hệ đang căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Trong khi các nhà lãnh đạo khẳng định sẽ có đủ không gian cho cả hai nước phát triển, thì các chuyên gia và quan chức cho rằng hai cường quốc châu Á đang và sẽ cạnh tranh nhau càng ngày càng nhiều. “Dấu chân của cả hai sẽ mở rộng, và Trung Quốc sẽ nhanh hơn nhiều,” ông C. Raja Mohan thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách tại New Delhi nói: “Hai bên có thể dẫm lên vết chân của nhau, và sẽ có những rạn nứt. Vấn đề là làm thế nào để kiểm soát được những thách thức này. Hiện tại hai nước láng giềng không quản lý tốt các va chạm và tinh thần dân tộc dâng cao ở cả hai quốc gia.”[54]

59

Về phía mình, Trung Quốc cũng lo ngại sự bao vây bởi những gì cựu tổng thống George W. Bush mô tả là vòng vây thiết lập bởi các nước dân chủ - Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Mỹ. Sự lo ngại này càng tăng khi tổng thống Obama tuyên bố điều thủy quân lục chiến đóng tại Úc để bảo vệ quyền lợi của Mỹ ở châu Á. Những tiến bộ trong mối quan hệ và chiến lược hợp tác giữa Mỹ và Ấn Độ, mà kết quả là thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự Mỹ - Ấn năm 2008, cũng làm căng thẳng thêm mối quan hệ Trung-Ấn.“Đó là điều không được người Trung Quốc chấp nhận.” [54]

Vì thế, Trung Quốc mở rộng mối quan hệ với các nước láng giềng của Ấn Độ. Một mặt là vì lý do kinh tế và chiến lược, nhưng mặt khác, trong con mắt của nhiều nhà phân tích, Trung Quốc muốn ngăn cản sự nổi lên của Ấn Độ trong vai trò một cường quốc ở châu Á và toàn cầu. Trung Quốc giúp Pakistan xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân, đồng thời ủng hộ Pakistan một cách mạnh mẽ hơn trong việc đòi chủ quyền của Kashmir; Trung Quốc cũng đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Bangladesh; giúp cảnh sát và quân đội Nepal ngày càng sâu sắc và hiện đang giúp Nepal xây dựng một con đường mới đến biên giới Tây Tạng. Ở Sri Lanka, Trung Quốc hỗ trợ chính phủ nhiều vũ khí giúp họ đánh bại quân nổi dậy Hổ Tamil, kết thúc cuộc nội chiến kéo dài 26 năm. Ngoài ra Trung Quốc còn giúp Sri Lanka xây dựng một cảng biển mới ở phía nam quốc đảo. Cho nên, ông Jonathan Holslag thuộc Viện nghiên cứu Trung Quốc đương đại đặt tại Brussels nói rằng, Ấn Độ đã bắt đầu nhận thức về một trật tự thế giới hoàn toàn khác. Ấn Độ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn để bảo vệ quyền lợi trước sự cạnh tranh của Trung Quốc.

Cho nên, trong nhiều năm, Ấn Độ đã đề cập đến mục tiêu “hướng Đông” nhằm xây dựng quan hệ thân thiết hơn với các nền kinh tế lớn. Chính sách này có từ những năm 1990 chủ yếu có ý nghĩa về kinh tế, nhưng giờ đây mang ý nghĩa địa lý- chính trị, nhằm tháo bỏ vòng vây. Từ những trao đổi riêng và bí mật, Mỹ đã chuyển sang công khai kêu gọi Ấn Độ cũng như tuyên bố ủng hộ New Delhi thực hiện chính sách mà theo lời của ngoại trưởng Mỹ là chuyển từ khẩu hiệu “hướng Đông” thành hành động. Như Vikram Sood, một cựu giám đốc tình báo và nhà nghiên cứu

60

Quỹ nghiên cứu và quan sát ở New Delhi nói: “Cạnh tranh có thể dẫn tới đối đầu, nhưng không cho rằng nó sẽ dẫn đến xung đột”.[54]

Tuy nhiên, không phải ai cũng lạc quan như thế. Trong một bài viết cho tạp chí An ninh châu Á, Garver và Fei-Ling Wang tranh luận rằng Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ đang chơi một trò chơi có nguy cơ cao đối với Trung Quốc. Bởi vì, con đường đi tới chiến tranh của Đức năm 1914 và Nhật Bản năm 1941 là hệ lụy của cảm giác bị bao vây bởi một liên minh của các thế lực thù địch. Cả hai đã quyết tâm thoát ra khỏi vòng vây đó. Nếu Bắc Kinh thấy rằng liên minh chống Trung Quốc đang trở nên quá mạnh, quá chặt chẽ, quá rõ ràng hoặc đơn giản là quá bất công, họ có thể đi tới kết luận là cần thiết phải chống lại một thành viên trong liên minh đó.

Vì vậy, cứ cách vài tháng là giữa Ấn Độ và Trung Quốc lại xảy ra bất đồng. Tháng 12/2010, chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã được đánh dấu bằng một thái độ lạnh nhạt, không đề cập “một Trung Quốc duy nhất”, công thức vốn được sử dụng để đánh dấu sự công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Tạng và Đài Loan. Sự bỏ sót này của Ấn Độ có lẽ là để trả thù việc Trung Quốc đã từ chối công nhận vùng Arunachal Pradesh và Kashmir là phần lãnh thổ không thể tách rời của Ấn Độ.

Theo nhà phân tích chính trị Ấn Độ Ashok Mehta, việc Ấn Độ thực hiện chính sách thiên về hòa giải và đánh giá thấp mối đe dọa từ Trung Quốc sẽ không mang lại kết quả tốt. Trong quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ cần phải hành động đúng tầm của mình. Hai bên đã tiến hành nhiều vòng đàm phán về biên giới: 8 vòng từ năm 1981 đến 1987, 14 vòng từ năm 1988 đến 2001, 13 vòng từ 2003 cho tới vòng 14 diễn ra vào cuối tháng 11 này. Hai bên thường chơi trò trao đổi lãnh thổ, phác thảo Tuyến kiểm soát thực tế và đối thoại chính trị, kinh tế và chiến lược.

Bao biện cho tiến trình chậm chạp của các cuộc đàm phán về biên giới, tại cuộc hội thảo ở Viện các lực lượng thống nhất ở New Dehi, Giáo sư Zhou Gencheng làm việc tại Viện nghiên cứu quốc tế Thượng Hải nói rằng mục đích của việc tiến hành chậm chạp các vòng đàm phán là để duy trì nguyên trạng biên giới

61

tạo điều kiện giữ gìn hòa bình và ổn định. Ông viện dẫn các Hiệp định về Hòa bình và ổn định năm 1993 và các biện pháp xây dựng lòng tin năm 1996 cũng nhằm mục đích trên, và nói rằng việc giải quyết vấn đề biên giới do lịch sử để lại rất phức tạp đòi hỏi phải có thời gian và sự kiên nhẫn.

Bài báo cảnh báo Ấn Độ không được phép mắc sai lầm: Trung Quốc sẽ kéo dài vấn đề tranh chấp biên giới để gây thiệt hại lớn cho Ấn Độ cho tới khi Bắc Kinh cảm thấy có thể áp đặt được giải pháp theo các điều kiện của họ, và sau khi lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng qua đời.

Có hai lý do khiến Ấn Độ có xu hướng hòa giải và hạ thấp mối đe dọa từ Trung Quốc: dư âm của thất bại trong chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 1962, và tránh để không rơi vào thế phải đương đầu với cuộc chiến tranh trên hai mặt trận. New Delhi hiện không có đủ nguồn lực để tạo thế răn đe thông thường trên hai mặt trận. Khả năng răn đe bằng lực lượng thông thường của Ấn Độ vốn đã không phù hợp lại càng giảm sút bởi chính sách không đánh đòn hạt nhân phủ đầu của mình trong khi chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân trước tiên của Trung Quốc là mơ hồ.

Thực tế, trong khi Ấn Độ lo ngại về khả năng quân sự và sức mạnh kinh tế của Trung Quốc lớn hơn, thì Trung Quốc lại hướng sự lo ngại về phía Mỹ. Tại châu Á, Trung Quốc vẫn khẳng định theo đuổi chiến lược “trỗi dậy hòa bình” có lợi cho tất cả các nước láng giềng, trong đó có Ấn Độ.

Ấn Độ sẽ khôn ngoan hơn khi đầu tư vào những vũ khí tầm xa - như tên lửa và phi đội hiện đại – cho phép nước này duy trì sự kìm hãm cân bằng, mà không cần rón rén trước quân đội Trung Quốc trên biên giới. Ấn Độ cũng đã bắt đầu triển khai hệ thống ra đa tinh vi dọc biên giới với Trung Quốc – một cách bảo vệ vùng địa hình hoang hóa này trong khi lại tránh được sự đối đầu trực tiếp. Ấn Độ cũng có thể tìm kiếm chia sẻ tình báo với các quốc gia khác như Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan về những hành động và chiến dịch quân sự của Trung Quốc tại Tây Tạng, cả hai nhằm ngăn chặn khả năng bị tấn công đột ngột và tránh xung đột bất ngờ.

62

Do đó, trong bối cảnh văn hoá kiềm chế chiến lược của Ấn Độ, chính sách hướng Đông của Ấn Độ mang tính cứng rắn này thể hiện tầm nhìn rộng mở và khá quả quyết trong chính sách Trung Quốc của Ấn Độ. Trong nhiều năm, Ấn Độ và các cường quốc khu vực khác đã kiềm chế tránh công khai đối đầu với Trung Quốc vì sợ rằng sẽ kích động Bắc Kinh. Nhưng tính toán đó đã thay đổi khi Trung Quốc, bằng việc thể hiện sự sẵn sàng chấp nhận nguy cơ leo thang qua những tuyên bố công khai cứng rắn về đòi hỏi những lợi ích, thậm chí không ngại đối đầu va chạm với Mỹ và các nước khác. Và điều này đã ra hiệu cho công chúng và giới chiến lược Ấn Độ rằng cần phải hành động ngay nếu không sẽ phải trả giá rất nhiều trong tương lai. Và năm 2010 đánh dấu những sự thay đổi lớn về thái độ ở mực công khai của Ấn Độ đối với Trung Quốc.

Như vậy, chính sách ngoại giao quyết đoán của Bắc Kinh đối với các láng giềng càng lúc càng vấp phải phản ứng cứng rắn: Ấn Độ vừa quyết định hủy bỏ một cuộc gặp quan trọng về biên giới với Trung Quốc sau khi bị gây sức ép trên vấn đề Tây Tạng. Trên nguyên tắc, vào ngày 28/11/2011, đại diện cao cấp đặc biệt của Ấn Độ và Trung Quốc sẽ gặp nhau để thảo luận về vấn đề biên giới hai nước, đã từng là nguyên nhân làm xung đột bùng lên giữa hai bên trong thời gian trước đây. Tuy nhiên vào giờ chót, hôm 26/11 vừa qua, cả New Delhi lẫn Bắc Kinh đều cho biết là cuộc họp đã bị đình hoãn, nhưng không cho biết lý do.

Theo hãng tin Pháp AFP, một quan chức cao cấp bộ Ngoại giao Ấn Độ xác nhận, sở dĩ cuộc họp bị dời lại là vì Bắc Kinh yêu cầu New Delhi cấm không cho Đức Đạt Lai Lạt Ma đến nói chuyện tại một Đại hội Phật giáo ở thủ đô Ấn Độ. Theo viên chức này, Ấn Độ đã bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc với lý do là lãnh tụ tinh thần của Phật giáo Tây Tạng có quyền tự do phát biểu trên các vấn đề tâm linh. Do việc đòi hỏi của Bắc Kinh không được đáp ứng, cuộc họp bàn về vấn đề biên giới Ấn - Trung đã bị hủy bỏ, dù đã được dự trù từ lâu.

63

Một phần của tài liệu Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV và quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)