Trở thành lãnh tụ thế quyền, lãnh đạo đất nước

Một phần của tài liệu Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV và quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ (Trang 27)

Ngày nay, hơn 120.000 người Tây Tạng lưu trú tại Dharmaśālā, Ấn Độ, như một Lhasa thu nhỏ, lập một chính quyền lưu vong với một Hội đồng Dân cử Tây Tạng kể từ năm 1960. Ban đầu Ngài rất do dự việc nắm quyền lãnh đạo đất nước vì nghĩ nhỏ tuổi và chưa hoàn tất chương trình giáo dục về tôn giáo. Tuy nhiên, khi biết đất nước bị chia cắt trong thời kỳ viên quan nhiếp chính lãnh đạo đã làm cho tất cả trở nên tồi tệ, khiến Ngài thấy sự thống nhất đất nước là điều thiết yếu và Ngài là người duy nhất mà mọi người đồng lòng tuân theo. Vì vậy, ngày 17/11/1950 Ngài đã chấp thuận đứng lên lãnh đạo đất nước và sau đó cả bộ máy chính quyền đã bí mật dời đến thung lũng Chumbi gần biên giới Ấn Độ để khỏi rơi vào tay Trung Quốc.

Năm 1951, khi đức Đạt Lai Lạt Ma XIV trở về thì ngay sau đó Lhasa tràn ngập lính Trung Quốc. Đất đai bị tịch thu cho quân lính đóng trại; nguồn lương thực dự trữ bị dốc cạn đến nỗi nạn đói kém xảy ra khắp nơi. Đã có nhiều sự phản kháng về việc người Tây Tạng phục tùng những yêu cầu của Trung Quốc trong việc nhanh chóng hòa nhập quân đội Tây Tạng vào quân đội Giải phóng Dân tộc. Thủ tướng chính phủ từ chối việc hợp tác với Trung Quốc đã bị buộc phải từ chức. Ngay lập tức, đức Đạt Lai Lạt Ma XIV cảm thấy Ngài là vật đệm duy nhất giữa dân tộc với quân đội Trung Quốc, nên để tránh sự kích động Trung Quốc Ngài theo đuổi tự trị cho Tây Tạng bằng con đường đấu tranh bất bạo động.

Bên cạnh đó, Ngài cũng đưa ra các chính sách như: “Thiết lập luật hành chính cho việc cải cách xã hội, chấm dứt một số thông lệ lâu đời chẳng hạn như việc dân chúng địa phương phải chuyên chở không công cho các quan chức chính phủ. Ngài hủy bỏ các khoản nợ về nông nghiệp và đưa ra các chính sách phân phối lại đất đai cho người dân.”[10; 21, p.43] Trước đây, Trung Quốc cũng có chính sách cải cách cụ thể về trường học, bệnh viện, đường xá, v.v và bước đầu được dân tiếp nhận nên hy vọng sẽ chiếm được sự mến mộ và ủng hộ. Tuy nhiên, “họ nhanh

28

chóng có xu hướng đàn áp vì quần chúng đã phản ứng lại và tỏ ra phẫn nộ khi Trung Quốc xen vào những vấn đề về phong tục, tập quán, văn hoá, tôn giáo và các cơ sở từ thiện.”[10]

Năm 1954, đức Đạt Lai Lạt Ma và Ngài Ban Thiền Lạt Ma đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Mao Trạch Đông và tiếp xúc với vị lãnh đạo của Nga: Tổng bí thư Khrushchev và Thủ tướng Nehru của Ấn Độ. Tuy nhiên, Ngài không được thảo luận một cách tự do thoải mái, và kết quả chuyến đi này là thành lập một ủy ban mở đầu cho TTTT do đức Đạt Lai Lạt Ma đứng đầu và ngài Ban Thiền Lạt Ma làm phó chủ tịch.

Năm 1956, nhân kỷ niệm Phật lịch 2500 Ấn Độ thỉnh đức Đạt Lai Lạt Ma tham dự sự kiện trọng đại này được tổ chức tại Ấn Độ. Những phản đối ban đầu của Trung Quốc đã bị bác bỏ nhờ sự can thiệp của Thủ tướng Nehru nên Ngài sang Ấn và là thành phần tham dự quan trọng nhất của buổi lễ. Ngài cũng dành những buổi thuyết pháp cho dân chúng trong thời gian lưu lại tại đây và đi chiêm bái các Thánh địa của Phật giáo, đồng thời thăm dò ý kiến của thủ tướng Nehru về vấn đề tị nạn chính trị nhưng được đề nghị là nên trở về nước và làm việc một cách ôn hòa với Trung Quốc. Sau đó, thủ tướng Nehru cũng thảo luận vấn đề này với thủ tướng Chu Ân Lai, và Bắc Kinh loan báo rằng Tây Tạng chưa sẵn sàng cho việc cải cách, cho nên những nỗ lực của Trung Quốc trong việc tiếp quản và xây dựng phát triển có ý nghĩa đặc biệt để giúp Tây Tạng thực hiện điều đó. Để rồi, về sau có những biến động như đã trình bày trong phần cuộc đời của Ngài, cũng như phần khái quát về Tây Tạng.

Trong những năm đầu lưu vong, Ngài kêu gọi Hoa Kỳ lên tiếng về vấn đề Tây Tạng, và kêu gọi nhà cầm quyền Bắc Kinh phải tôn trọng nhân quyền và ước muốn tự trị. Đồng thời Ngài nhận thấy, việc thành lập một chính phủ lưu vong Tây Tạng là công việc khẩn cấp phải làm để cứu nguy dân tị nạn và nền văn hóa Tây Tạng. Bên cạnh đó, các lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế, văn hóa, giáo dục cũng dần được tái hoạt động tại Ấn Độ. Trẻ em Tây Tạng được đi học và một Đại học Tây

29

Tạng được thành lập tại Ấn Độ. Có khoảng 200 tu viện Tây Tạng được xây dựng tại Ấn Độ để tăng chúng tu học, duy trì và bảo vệ văn hóa và tôn giáo.

Năm 1963, Đức Đạt Lai Lạt Ma ban hành bản Hiến pháp Dân chủ (Democratic constitution), dựa trên giới luật Phật Giáo và Hiến chương Nhân quyền của Liên hiệp quốc để chuẩn bị mô hình Tây Tạng tự do ở tương lai. Năm 1988 Ngài đưa ra đề xuất Strasbourg nhằm tranh thủ sự ủng hộ 5 điểm về một Tây Tạng tự trị. Năm 1992, khởi động thêm những bước quan trọng cho một chính quyền dân chủ bao gồm trực tiếp đầu phiếu cho Hội đồng bộ trưởng bởi Nghị viện và thành lập ngành Tư pháp. Năm 2001, cuộc bầu cử trực tiếp đầu tiên trong lịch sử của Tây Tạng để chọn thủ tướng.

Để rồi, từ thời gian ban đầu đến nay, luôn đi khắp thế giới để vận động ủng hộ Tây Tạng tự trị, bởi vì Ngài đã đứng vào vị trí lãnh đạo đất nước và muốn tiếp tục nỗ lực Tây Tạng được tự trị mà một thời gian dài, các đại diện của Ngài đàm phán với chính phủ Trung Quốc không mang lại kết quả. Tuy chính phủ luôn nói, nếu thừa nhận Tây Tạng là một phần không thể tách rời của Trung Quốc thì Trung ương sẵn sàng đàm phán bất cứ lúc nào, đức Đạt lai Lạt Ma sẽ được nồng nhiệt chào đón trở về và có thể làm mọi công việc thuận lợi để duy trì sự thống nhất của quê hương, đoàn kết dân tộc, cũng như cuộc sống giàu có và hạnh phúc của nhân dân Tây Tạng. Tuy nói vậy nhưng không phải vậy, hãy xem trong phần quan điểm của Trung Quốc về yếu tố Tây Tạng sẽ rõ.

Khi lần đầu tiên đến Hoa Kỳ, thông điệp hòa bình và lòng từ bi của Ngài đã thu hút sự ủng hộ chính nghĩa Tây Tạng. Bởi vì, theo Jeffery Paine, có đủ mọi lý do để thù ghét Trung Hoa, nhưng thay vào đó, Ngài nói về họ với lòng thông cảm và hiểu biết. Dù đang gánh vác trách nhiệm, và bất chấp thảm kịch của Tây Tạng luôn luôn hiển hiện nhưng rõ ràng Ngài là một người hạnh phúc, thực sự là một kẻ yêu đời, để toát ra niềm tin cậy rằng tất cả mọi việc rồi đều có thể diễn ra tốt đẹp.11

11 Every reason to detest the Chinese, but instead spoke of them with sympathy and understanding. Amid all his responsibilities, and despite the tragedy of Tibet everpresent to him, he obviously was a happy man, really a bon vivant who exuded a confidence that all would work out well. [87]

30

Và trong thâm tâm, Ngài lo lắng người Tây Tạng sẽ mất sự nối kết với nền văn hóa, cả những người ở bên trong lẫn bên ngoài. Bởi vì, bên trong Tây Tạng có những dấu hiệu thoái hóa truyền thống và những vi phạm nguyên tắc đạo đức. Cho nên, điều lo lắng chính của Ngài là việc bảo tồn nền văn hóa Tây Tạng hơn là chính trị. Ngài nghĩ rằng, vị thế chính trị của Tây Tạng dĩ nhiên là quan trọng, nhưng để duy trì sự sống của tâm linh của di sản văn hóa là quan tâm chính. Điều này không chỉ ích lợi cho sáu triệu người Tây Tạng, mà cũng là sự lưu tâm của cộng đồng lớn hơn – đặc biệt, về lâu về dài, đến người Hoa. Tôi nghĩ trong lĩnh vực những giá trị của con người, họ hoàn toàn bị lạc lõng.12

Ngày nay, thành viên quốc hội Tây Tạng được bầu bởi dân chúng. Hội đồng Nội các được bầu cử bởi Quốc hội và Ngài nhấn mạnh nhiệm vụ chính của chính quyền Tây Tạng là chăm lo đời sống người dân.

Trên trang nhật báo La Dépêche của Pháp phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV ngày 14/08/2011, do ký giả Dominique Delpiroux thực hiện, nói Ngài tin vào thể chế dân chủ; và vào đúng lúc vị Thủ tướng Tây Tạng lưu vong, ông Lobsang Sangay tuyên thệ nhậm chức, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng xác nhận từ nay chỉ đảm đang trọng trách về tôn giáo. Thế nhưng tiếng nói của Ngài lúc nào cũng vang dội thật xa, như một nhà lãnh đạo tinh thần nắm giữ uy quyền tối cao, bởi vì đây là do toàn thể người dân Tây Tạng dành cho Ngài. Và khi được hỏi có cảm tưởng gì khi giao quyền điều khiển chính trị cho một vị Thủ tướng được đắc cử, Ngài nói:

“Từ ngày còn trẻ, tôi cảm tưởng nền chính trị Tây Tạng đã lỗi thời. Kể từ 1952, tôi đã tìm mọi cách để cải tổ, nhưng sau đó, người Trung Quốc tràn vào, họ muốn thực hiện một số cải cách mà tôi không đồng ý, nên không thể đem ra áp dụng việc cải tổ mà tôi muốn. Đến 1954, khi tham dự Hội nghị Nhân dân toàn quốc do Trung Quốc tổ chức, ngồi nghe những bài diễn văn dài bất tận, trong khi các vị trí thức và

12

Tibetan political status is of course important, but to keep alive the Tibetan spirit, the Tibetan cultural heritage, that's my main concern. This not only benefits the six million Tibetan people, but also is of interest for the larger community-particularly, in the long run, to the Chinese. I feel that particularly in the field of human values, they're completely lost. [98]

31

các vị lão thành gục lên gục xuống, chẳng buồn quan tâm một tí nào. Hai năm sau, tôi tham dự một buổi họp Quốc hội tại Ấn Độ và thấy mọi người thảo luận, tranh cãi, chống đối, chỉ trích mà chẳng hề tỏ ra sợ hãi chính quyền: tôi vô cùng xúc động trước cảnh trái ngược đó và tin vào sự sinh hoạt dân chủ.”[35]

Như vậy, dân chủ là thể chế duy nhất được chấp nhận nên vào năm 2001, Quốc hội đầu tiên của Tây Tạng thành lập qua một cuộc bầu cử, và mười năm sau Tây Tạng hoàn tất chương trình cải tổ. Như vậy, từ lúc này Ngài hoàn toàn tự nguyện giao trả quyền hành với tất cả niềm hân hoan và hãnh diện. Đấy là một sự thay đổi trọng đại sau 400 trăm năm dưới thể chế lãnh đạo của các vị Đạt Lai Lạt Ma. Ngài tin rằng sự phân quyền đó thật cần thiết. Ngài suy nghĩ về cuộc khủng hoảng hiện nay đưa đến sự bùng nổ bạo lực, bởi vì:

Nếu nghĩ tiền bạc mang lại hạnh phúc, thì tất nhiên phải gánh chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Thế nhưng, nếu biết nhìn vào giá trị của lòng trìu mến, sự tương trợ và tình thương thì sẽ tốt hơn để đối đầu với nghịch cảnh. Ngoài ra, các diễn biến xảy ra trong thế giới Á Rập là các dấu hiệu thật rõ ràng cho thấy thể chế dân chủ là phương tiện duy nhất có thể áp dụng để cai trị các dân tộc.[35]

Ngài nhận định, bạo lực chỉ mang lại hủy diệt nên mọi việc xảy ra sẽ không thể nào tiên đoán trước. Cho nên phải suy nghĩ cẩn thận, người ta có thể có những hành động tương tợ bạo lực, thế nhưng lại mang những chủ đích từ bi, đấy là những hành vi tốt, và ngược lại người ta cũng có thể dùng những hành vi đạo đức giả khi sử dụng sự êm ái để mang lại những gì xấu xa.

Vì vậy, trong bài phát biểu tại Nghị viện châu Âu Ngài nói đến bi kịch số phận, đồng thời chia sẻ cuộc đấu tranh tự do không bạo lực của người dân Tây Tạng. Ngài nhấn mạnh:

“Cộng đồng nhân loại đã đạt đến một thời điểm quan trọng trong lịch sử của nó, đòi hỏi chúng ta phải chấp nhận cộng đồng nhân loại.

32

Trong quá khứ, cộng đồng có thể suy nghĩ khác về cơ bản. Nhưng ngày nay, như chúng ta học hỏi từ những sự kiện bi thảm gần đây tại Hoa Kỳ, bất cứ điều gì xảy ra ở đâu cũng ảnh hưởng đến nhiều khu vực khác. Thế giới đang ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau. Trong bối cảnh phụ thuộc lẫn nhau, lợi ích cá nhân rõ ràng nằm trong việc xem xét sự quan tâm của người khác. Nếu không phát huy trách nhiệm toàn cầu thì tương lai chúng ta gặp nguy hiểm”.13 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua phát biểu đó, Ngài nhấn mạnh phải có ý thức hơn về trách nhiệm toàn cầu. Phải học cách làm việc không chỉ cho gia đình của riêng cá nhân, quốc gia, mà cả vì lợi ích của tất cả nhân loại. Trách nhiệm toàn cầu là nền tảng tốt nhất cho hạnh phúc cá nhân và cho thế giới hòa bình. Việc sử dụng công bằng tài nguyên thiên nhiên, thông qua mối quan tâm cho thế hệ tương lai, và chăm sóc thích hợp môi trường. Cho nên, nhiều vấn đề và xung đột của thế giới phát sinh bởi vì đánh mất ý nghĩa liên kết nhân loại như một đại gia đình. Ngài nói:

Chúng ta có xu hướng lãng quên dù biết sự đa dạng của chủng tộc, tôn giáo, văn hóa, tư tưởng, ngôn ngữ và người dân đều muốn ước mơ cơ bản là hòa bình và hạnh phúc. Tất cả đều muốn hạnh phúc và không muốn đau khổ. Cho nên phải cố gắng thực hiện những ước muốn tốt nhất có thể. Tuy nhiên, nhiều khi ham ca ngợi sự đa dạng về mặt lý thuyết, mà không tôn trọng mặt thực hành nên phải có khả năng đón nhận sự đa dạng như một nguồn lực chính của xung đột giữa các dân tộc.14

13 Human community has reached a critical juncture in its history. Today's world requires us to accept the oneness of humanity. In the past, communities could afford to think of one another as fundamentally separate. But today, as we learn from the recent tragic events in the United States, whatever happens in one region eventually affects many other areas. The world is becoming increasingly interdependent. Within the context of this new interdependence, self-interest clearly lies in considering the interest of others. Without the cultivation and promotion of a sense of universal responsibility our very future is in danger. [110]

14 We tend to forget that despite the diversity of race, religion, culture, language, ideology and so forth, people are equal in their basic desire for peace and happiness: we all want happiness and do not want suffering. We strive to fulfill these desires as best we can. However, as much as we praise diversity in theory, unfortunately often we fail to respect it in practice. In fact, our inability to embrace diversity becomes a major source of conflict among peoples. [110]

33

Bên cạnh đó, Ngài luôn thúc đẩy các giá trị của con người và thúc đẩy sự hòa hợp giữa các tôn giáo và sự hiểu biết lẫn nhau. Đồng thời, Ngài nhấn mạnh, cần tạo ra nhận thức về vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu. Một quốc gia cần có một tầm nhìn về môi trường toàn cầu. Nên biết rằng thế giới phụ thuộc lẫn nhau và tương lai của mỗi cá nhân là phụ thuộc vào người khác. Vì vậy, sự cần thiết phải hợp tác và thực hiện với một ý thức trách nhiệm toàn cầu.

Do vậy, để thay đổi tư duy của nhà lãnh đạo chính trị về môi trường, Ngài nói nền giáo dục hiện đại phải vượt khỏi nhu cầu hướng về hưởng thụ vật chất mà hướng đến sự an bình nội tâm. Cần quân bình một nền giáo dục cả về giá trị vật chất lẫn các giá trị tinh thần. Vì thế, Ngài nói, hòa bình không chỉ là sự vắng mặt của bạo lực, mà còn phải thông qua an bình nội tâm và ấm áp bên trong lòng từ tâm, và công lý sẽ được tôn trọng.

Một phần của tài liệu Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV và quan hệ Trung Quốc - Ấn Độ (Trang 27)